Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đau nhói bụng dưới bên trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cập nhật: 10/05/2019 16:52 | Người đăng: Lường Toán

Đau nhói bụng dưới bên trái có nguy hiểm không? Đây là dấu hiệu của bệnh gì? Những câu hỏi này đã nhận được không ít sự quan tâm. Để giải đáp thắc mắc trên, các chuyên gia bác sĩ đã có lời giải đáp trong bài viết này. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Đau nhói bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

Hiện tượng đau nhói bụng dưới bên trái hay gặp phải

Hiện tượng đau nhói bụng dưới bên trái do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể là do các vấn đề về tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn hay những bệnh lý khác liên quan đến các cơ quan sinh sản.

Tham khảo thêm:

Khi những triệu chứng đau nhói bụng dưới kéo dài thì người bệnh không nên chủ quan, cần đi thăm khám bác sĩ gấp để có hướng điều trị thích hợp. Theo các chuyên gia bác sĩ, hiện tượng nhói bụng dưới bên trái có thể do những nguyên nhân bệnh lý dưới đây:

Gặp các vấn đề về bệnh tiêu hóa

Khi bị đau nhói bụng dưới bên trái, các bạn thường được chẩn đoán là mắc phải chứng bệnh viêm ruột thừa cấp. Tình trạng bệnh này liên quan đến sự viêm nhiễm của các túi ngoài ruột kết và gọi là túi thừa. Ngoài biểu hiện đau nhói bụng dưới bên trái thì rất ít khi bệnh gây ra các triệu chứng khác. Ở một số trường hợp có thể đi kèm theo các biểu hiện như táo bón, sốt, buồn nôn và nôn…

Bệnh tiêu hóa không những gây nên cơn đau đột ngột ở bụng dưới bên trái mà còn xuất hiện các biểu hiện khác như: Bệnh viêm ruột thừa, viêm ruột giá, chứng táo bón nặng và thoát vị bẹn nghẹt…

Gặp vấn đề về hệ bài tiết

Nhiều trường hợp khi bị đau bụng dưới bên trái thì được chẩn đoán bệnh sỏi tiết niệu. Đây là cơ quan vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Nguyên nhân gây nên bệnh này là do các chất hóa học có trong nước tiểu kết tinh lại tạo thành những viên sỏi rắn.

Những viên sỏi rắn này dù ở thận trái hay ở tiết niệu thì đều có thể gây nên những cơn đau nhói bụng dưới gần háng. Bên cạnh đó khi mắc phải bệnh sỏi thận hay sỏi tiết niệu, người bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện khác là đi tiểu buốt, ra máu, buồn nôn hoặc nôn mửa…

Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây ra những cơn đau đột ngột vùng dưới bên trái, có thể liên quan đến thận trái. Những biểu hiện đi kèm khi mắc bệnh này là tiểu buốt và tiểu nhiều lần.

Hệ bài tiết có vấn đề khiến đau bụng dưới bên trái

Đau nhói bụng dưới bên trái – nguyên nhân do bệnh lý của hệ sinh sản

Xuất hiện triệu chứng đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai, còn là dấu hiệu của một trong những bệnh lý khác như u xơ tử cung, U nang buồng trứng, Nạc nội mạc tử cung, Sảy thai, hay mang thai ngoài tử cung…Đây đều là những bệnh lý khá nguy hiểm mà phụ nữ cần phải đi thăm khám ngay.

Ở nam giới nếu bị đau nhói bụng dưới bên trái có thể liên quan đến các vấn đề về sinh sản như xoắn tinh hoàn, Nhiễm trùng/ viêm túi tinh, Nhiễm trùng/ Viêm tuyến tiền liệt…

Một số bệnh lý khác

Nguyên nhân gây nên đau bụng dưới bên trái ngoài những bệnh lý trên còn có thể do một số bệnh lý khác khi xuất hiện những khối máu tự và vết bầm trong thành bụng. Khi viêm các mạch máu ở vùng bụng, hoặc những cục máu đông tại vùng bụng dưới bên trái thì cũng có thể xuất hiện những cơn đau nhói tại vị trí này.

Do đó có thể thấy nguyên nhân của những cơn đau nhói bụng dưới bên trái có thể xuất phát từ lý do đơn giản do táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa…

Đau nhói bụng dưới bên trái có nguy hiểm không?

Với những bệnh lý vừa kể trên có thể thấy hiện tượng đau nhói bụng dưới bên trái có thể là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm. Do đó những người gặp phải hiện tượng này kéo dài thì không nên chủ quan và cần đi thăm khám ngay để có hướng điều trị thích hợp.

Bên cạnh việc điều trị theo liệu trình của các bác sĩ thì người bệnh đau nhói bụng dưới bên trái cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe nhanh hồi phục. Và hãy tái khám sức khỏe theo định kỳ để được theo dõi sát sao tình trạng bệnh.

Trên đây là những thông tin về tình trạng đau nhói bụng dưới bên trái mà nhiều người gặp phải. Nếu còn băn khoăn về tình trạng này thì hãy để lại thông tin bên dưới để được thầy cô các Trường Cao Đẳng Dược HCM giải đáp nhé. Hãy theo dõi chuyên mục bài viết tiếp theo để được cập nhật sớm nhất thông tin về sức khỏe nhé. 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990