Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tổng quan về thuốc Erlotinib: Cách dùng và liều dùng hiệu quả

Cập nhật: 08/05/2019 10:09 | Người đăng: Lường Toán

Bạn đang muốn tìm hiểu về công dụng của thuốc Erlotinib là gì? Liều dùng và cách dùng hiệu quả như thế nào? Hãy cùng bài viết sau đây đi tìm hiểu về loại thuốc này nhé.

Thuốc Erlotinib là gì? Tác dụng của thuốc Erlotinib như thế nào?

Thuốc Erlotinib được chỉ định sử dụng điều trị ung thư phổi. Ngoài ra thuốc còn được kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị ung thư tuyến tụy. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế làm giảm sự gia tăng các tế bào ung thư. Trong tại một vài khối u, thuốc Erlotinib có liên kết với một vài protein nhất định và nằm trong nhóm thuốc được gọi là chất ức chế kinase.

Tổng quan thuốc Erlotinib như thế nào?

Thuốc Erlotinib được bào chế dưới dạng viên nén có những dạng và hàm lượng sau đây: 25mg, 100mg và thuốc Erlotinib 150mg.

Mỗi loại thuốc có một cách bảo quản khác nhau như thuốc Erlotinib cũng vậy. Bạn cần tránh để thuốc ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng trực tiếp, thay vào đó nên để thuốc ở nhiệt độ phòng. Ngoài ra nên đọc cách bảo quản được hướng dẫn trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Liều dùng thuốc Erlotinib

Các bạn cần lưu ý rằng, những thông tin chia sẻ dưới đây không thay thế được lời khuyên của các bác sĩ. Do vậy trong trường hợp cần thiết, hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Erlotinib cho người lớn:

  • Với bệnh nhân bị ung thư tế bào phổi lớn:

Người bệnh cần uống 150mg 1 lần/ ngày

  • Với bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy

Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần dùng 100mg.

Liều dùng thuốc Erlotinib cho trẻ em:

Tính an toàn, hiệu quả và các tác dụng phụ của thuốc chức được nghiên cứu với bệnh nhân dưới 18 tuổi. Do vậy trước khi có ý định sử dụng thuốc Erlotinib cho trẻ em, cần phải hỏi ý kiến của dược sĩ để biết được tác hại và lợi ích của nó.

Cách dùng thuốc Erlotinib an toàn, hiệu quả:

Thuốc Erlotinib được chỉ định uống một giờ trước bữa ăn hoặc hai giờ sau bữa ăn, mỗi ngày một lần theo hướng dẫn của các bác sĩ. Bạn cần lưu ý uống thuốc đều đặn và đúng giờ mỗi ngày.

Không nên tự ý thay đổi liều dùng khi chưa tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Bởi việc làm này cũng không làm bạn tốt hơn mà còn gia tăng khả năng gặp các tác dụng phụ của thuốc.

Những loại thuốc có chức năng kháng axit dành cho người bệnh mắc các chứng ợ nóng, khó tiêu hay lở loét có khả năng làm ngăn chặn các hoạt động của thuốc Erlotinib. Do vậy bạn không nên uống Erlotinib trước và sau khi uống các loại thuốc trên trong vòng 2 giờ. Trường hợp này nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có cách dùng an toàn.

Tác dụng phụ của thuốc Erlotinib:

Với Erlotinib có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban, dị ứng hoặc khó thở; sưng mặt, họng, lưỡi hoặc môi.

Ngoài ra thuốc còn gây nên một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác, bạn cần phải ngưng dùng thuốc hoặc gọi ngay đến các bác sĩ trong các trường hợp:

  • Bạn gặp phải các vấn đề về phổi hay đau tức ngực, khó thở, thở gấp, thở ngắn, ho khan và kèm theo sốt.
  • Bạn gặp vấn đề về thị giác, đau nhức đầu, rối trí và mất cân bằng, khả năng nói
  • Tâm lý thay đổi, khát nhiều nước nhưng tiểu ít hoặc không tiểu
  • Cân nặng sút nhanh chóng
  • Không có cảm giác thèm ăn, tiêu chảy nặng hoặc bị nôn mửa
  • Ho ra máu, da vàng, tái xanh và rất dễ bị bầm tím xuất huyết, có những đốm màu đỏ, tím dưới da.
  • Xuất hiện những mảng trắng trong miệng gây đau nhức.

Ngay khi gặp phải các triệu chứng tác dụng phụ kể trên thì người bệnh nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thay đổi thuốc và hạn chế những tác dụng phụ của thuốc.

Ngoài những tác dụng phụ kể trên, còn một vài biểu hiện khác chưa được kể đến ở đây. Ngay khi gặp những dấu hiệu bất thường của thuốc, người bệnh hãy gọi ngay cho bác sĩ nhé.

Tương tác của thuốc Erlotinib

Thuốc Erlotinib có nhiều dạng và hàm lượng khác nhau

Thuốc Erlotinib được khuyên không được dùng chung với các loại nước ép bưởi, cam…Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng và mức độ dùng thuốc khi chung với các thực phẩm trên, đặc biệt là rượu, bia, thuốc lá…

Tình trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng đến hiệu quả khi dùng thuốc:

Người bệnh cần thông báo với các bác sĩ trong trường hợp bệnh nhân gặp các vấn đề như: thị lực kém ( thủng hoặc loét giác mạc), bệnh phổi, tim, tiền sử bệnh dạ dày, xuất huyết, mất nước, có tiền sử bị bệnh đột quỵ…

Những lưu ý khi dùng thuốc Erlotinib

Cần làm gì khi quên một liều: Hãy dùng càng sớm càng tốt. Nếu liều quên gần kề với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều quên và tiếp tục liệu trình như theo kế hoạch. Không nên dùng gấp đôi liều quy định.

  • Trước hợp dùng quá liều: Hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc trung tâm cấp cứu 115 để được hỗ trợ sớm.
  • Erlotinib chưa được nghiên cứu về lợi ích cũng như tác hại cho phụ nữ mang thai và trẻ em nên tuyệt đối không nên dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Trước khi dùng bạn cần lưu ý những gì:
  • Thông báo với các bác sĩ về các thành phần thuốc bạn bị dị ứng
  • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng bao gồm thuốc được kê đơn, thảo dược, Vitamin,
  • Nói với bác sĩ bạn đang mang thai hoặc có ý định mang thai trong thời gian sắp tới. Thông thường bạn sẽ được khuyên không nên mang thai khi dùng Erlotinib ít nhất 2 tuần sau khi điều trị.
  • Bạn đang trong giai đoạn cho con bú, hoặc đang sử dụng thuốc lá
  • Bạn đã được xạ trị hoặc hóa trị trong thời gian gần đây.
  • Một số loại thuốc tương tác với Erlotinib là: clarithromycin, thuốc ức chế bơm proton, chất ức chế protease HIV, phenobarbital, chất ức chế H2, midazolam, thuốc chống viêm không steroid ( NSAIDs ) , thuốc trị mụn, steroid dạng uống, phenytoin, rifabutin, nefazodone…

Trên đây là những thông tin về Erlotinib, liều dùng và cách dùng hiệu quả nhất do ban tư vấn các Trường Cao Đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh chia sẻ. Hi vọng những thông tin bài viết trên đây sẽ giúp bạn có được kiến thức thật hữu ích trong cuộc sống.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990