Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đau bụng bên phải trên rốn là triệu chứng của bệnh gì?

Cập nhật: 31/12/2021 17:59 | Người đăng: Lường Toán

Trên thực tế, chúng ta rất thường gặp phải những cơn đau bụng bên phải như đa phần đều tỏ ra khá chủ quan vì nghĩ rằng đây là một triệu chứng rất bình thường. Tuy nhiên, đau bụng bên phải lại là một dấu hiệu rất điển hình của một số bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng ban tư vấn Cao đẳng Dược TPHCM tìm hiểu xem đau bụng bên phải trên rốn là triệu chứng của bệnh gì để nắm được những thông tin hữu ích và biết cách xử lý như thế nào khi gặp phải trường hợp này.


Đau bụng bên phải lại có thể là một dấu hiệu rất điển hình của một số bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra đau bụng bên phải

Những cơn đau bụng bên phải có thể do những căn bệnh sau đây:

Bệnh gan

Đối với những bệnh ở gan, đau bụng bên phải chính là chứng đau gan, có thể nặng hơn là do viêm gan, ung thư gan. Những bệnh ở gan này đều có điểm chung là không biểu hiện triệu chứng rõ ràng hoặc có thể là xuất hiện những cơn đau âm ỉ, đau nhẹ nên cần phải quan sát những biểu hiện khác của bệnh để xác định chính xác nhất.

Nhiễm trùng hoặc tắc ống mật, túi mật

Triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này chính là đau bụng bên phải trên rốn và chấn thủy, những cơn đau mỗi lần tái phát đều rất dữ dội. Khoảng cách giữa những cơn đau có thể là cài ngày nhưng cũng có những trường hợp vài tháng, thậm chí là vài năm.

Đau ruột già

Khi những cơn đau xuất hiện có cảm giác như ruột bị cuộn lại, bụng chương lên, có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Sau khi đi trung tiện sẽ thấy những cảm giác này nhẹ nhàng hơn.

Đau thận phải

Nếu như bị đau thận phải, những cơn đau sẽ bắt đầu tại lưng sau đó lan đến vùng bụng phải.

Đau ruột thừa

Khi bị đau ruột thừa, cơn đau có thể xuất hiện ở bụng trái hoặc bụng phải tùy thuộc theo sự chuyển động của ruột thừa. Những triệu chứng khác có thể kèm theo chính là mệt mỏi, kém ăn, tiêu hóa kém.

Viêm bàng quang

Những dấu hiệu thường gặp khi bị viêm bàng quang chính là cơn đau dữ dội ở vùng xương mu, mỗi lần đi tiểu đều cảm thấy nóng rát và kèm theo một số dấu hiệu khác như: Đi tiểu nhiều và đau mỗi khi đi tiểu, nước tiểu đục hoặc có thể kèm theo mủ và máu, thường có mùi rất hôi.

Đau bụng bên phải trên rốn khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đối với những trường hợp gặp phải những cơn đau bụng bên phải trên rốn mà không rõ nguyên nhân cùng với tâm lý chủ quan nên nhiều người thường bỏ qua hoặc sử dụng thuốc giảm đau tại nhà. Nhưng tốt nhất các bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ, đặc biệt là những trường hợp có xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

  • Triệu chứng vàng da, da bị đổi màu vàng
  • Bị sút cân ngoài ý muốn
  • Những cơ đau dữ dội quá sức chịu đựng
  • Phân nhạt màu, nước tiểu có màu đậm, đây chính là những dấu hiệu phổ biến khi đường mật bị tắc nghẽn
  • Đi tiểu ra máu hoặc nôn ra máu
  • Khó thở
  • Rùng mình
  • Sốt
  • Màng bụng bị kích thích và không thể sờ vào vùng bụng
  • Tứ chi bị lạnh, ra mồ hôi lạnh, mạch yếu, mặt tái xanh, tụt huyết áp


Đối với những trường hợp cơn đau không quá nghiêm trọng và không kèm theo những dấu hiệu nguy hiểm khác thì có thể tự chăm sóc và làm dịu những cơn đau ngay tại nhà

Nên xử lý như thế  nào khi bị đau bụng bên phải trên rốn

Đối với những trường hợp cơn đau không quá nghiêm trọng và không kèm theo những dấu hiệu nguy hiểm khác thì có thể tự chăm sóc và làm dịu những cơn đau ngay tại nhà bằng những cách làm sau:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần phải xin ý kiến của bác sĩ
  • Để làm dịu bớt những cơn đau có thể sử dụng những cách làm đơn giản như: sử dụng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để chườm lên vùng bị đau.
  • Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần để tránh gây ra ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của nhiều bộ phận trên cơ thể. Nếu như đang điều trị một số bệnh lý có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để biết chính xác về lượng nước cần phải bổ sung vào cơ thể.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể xác định được nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng bên phải một cách chính xác nên người bệnh sẽ cần phải lưu ý khi gặp phải những hiện được đau bụng không được tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào vì có thể nó sẽ gây ra khó khăn đối với việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ và nghiêm trọng hơn chính là có thể gây ra nguy hiểm đối với tình trạng bệnh của mình.

Nếu như những cơn đau bụng bên phải thường xuất hiện theo từng đợt và thường tái phát lại chính là dấu hiệu của bệnh đại tràng. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ cần phải chụp khung đại tràng, nội soi trực tràng để có thể tìm ra được nguyên nhân gây bệnh và đưa ra những biện pháp điều trị thích hợp nhất.

Nếu bị đau bụng phải do viêm đại tràng gây ra, hãy nhanh chóng đi khám để xác định được đại tràng có bị tổn thương hay không và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cùng với đó, người bệnh cũng nên sử dụng những sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi lại lớp niêm mạc của đại tràng. 

Những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma có 3 công dụng là phục hồi và tái tạo lại lớp niêm mạc; cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và nâng cao sức đề kháng của hệ tiêu hóa. Hãy kiên trì sử dụng thuốc theo đúng lộ trình trong khoảng từ 3-6 tháng sẽ giúp cho người bệnh có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời có thể ngăn ngừa được những bệnh lý đại tràng mãn tính và cấp tính.

Về chế độ ăn uống hàng ngày: Hãy sử dụng những loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa và tập làm quen dần đối với những đồ ăn mà mình không quen. Hãy luôn giữ tinh thần thật thoải mái, kết hợp cùng với chế độ tập luyện thể dục hàng ngày để có thể giảm bớt áp lực của cuộc sống.

Trên đây chính là một số thông tin về triệu chứng đau bụng bên phải trên rốn mà các bạn cần phải nắm được để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và những người thân bên cạnh.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990