Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh ban đỏ có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Cập nhật: 22/06/2019 11:23 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh ban đỏ có nguy hiểm không? Có chữa được không? Câu hỏi này nhận được rất nhiều sự quan tâm khi họ có những dấu hiệu của bệnh. Để giải đáp câu hỏi này, ban tư vấn Trường Cao Đẳng Y Dược HCM có sự chia sẻ trong bài viết dưới đây, mời các bạn theo dõi nhé.

Bệnh ban đỏ là gì?

Bệnh ban đỏ được biết là căn bệnh mãn tính, đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Bệnh có thể gây tổn thương nặng cho cơ thể.

Bệnh ban đỏ là gì? Có nguy hiểm không?

Tham khảo thêm:

Thông thường cơ thể có hệ miễn dịch để chống lại sự xâm nhập của những tác nhân lạ như virus, vi khuẩn. Nhưng khi cơ thể mất đi khả năng phân biệt được lạ - quen, nó sẽ nhận diện các tế bào của cơ thể có những yếu tố lạ và sinh ra các kháng thể để tấn công lại những tác nhân gây hại.

Bệnh ban đỏ còn được gọi là bệnh ban đỏ hệ thống, có thể gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Bệnh ban đỏ có nguy hiểm không?

Bệnh ban đỏ có diễn biến khá phức tạp, chia thành từng đợt. Những đợt sau sẽ nặng hơn đợt trước và có khả năng gây tổn thương đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể như tim mạch, thận, tiêu hóa, hệ thần kinh, hô hấp...Những trường hợp bị bệnh ban đỏ lupus có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Bệnh ban đỏ nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây nên những tổn thương nặng nề ở tất cả các cơ quan tương xứng với những triệu chứng của bệnh. Cụ thể là:

  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Bệnh ban đỏ có thể gây rối loạn tâm thần hoặc co giật
  • Ảnh hưởng đến tim: bệnh ban đỏ lupus hệ thống có thể gây tràn dịch màng tim, viêm cơ tim. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây suy tim mạn. Nghiêm trọng hơn có thể gây suy tim cấp, viêm cơ tim, người bệnh có thể bị tử vong đột ngột do trụy mạch.
  • Ảnh hưởng đến thận: Bệnh ban đỏ gây phá hủy cầu thận bằng những phản ứng viêm cầu thận, gây nên suy thận
  • Ảnh hưởng đến phổi: Những tổn thương đến phổi như khó thở, suy hô hấp do viêm phổi và tràn dịch màng phổi.
  • Ảnh hưởng đến hệ tạo máu: Bệnh ban đỏ gây nên xuất huyết, thiếu máu trong cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan. Chính bởi xuất huyết khiến cho tình trạng thiếu máu ngày càng tăng cao và nguy hiểm đến tính mạng nếu chị chèn ép não và xuất huyết trong não.

Có thể thấy bệnh ban đỏ ở trẻ em rất ít xảy ra nhưng nó có những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Do vậy người bệnh cần phải được đi thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh ban đỏ có lây không? Có chữa được không?

Theo thầy cô các Trường Cao Đẳng Dược HCM, bệnh ban đỏ không phải là bệnh truyền nhiễm ngay cả khi tiếp xúc với quan hệ tình dục với người bệnh. Trong đó con đường lây truyền duy nhất từ là bố mẹ sang con qua cấu trúc gen.

Bị bệnh ban đỏ có chữa được không? Câu hỏi này được nhiều người thắc mắc, song các chuyên gia cho rằng bệnh ban đỏ không thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có thể ức chế hoạt động của những tác nhân gây bệnh. Với trường hợp giai đoạn cấp tính, các bệnh nhân cần phải được nghỉ ngơi hợp lý, có chế độ vận động để tránh tình trạng cứng khớp, teo cơ.

Một số loại thuốc điều trị bệnh ban đỏ gồm có:

  • Thuốc Corticosteroid có tác dụng chống viêm, chỉ định trong trường hợp bệnh nặng, có thể gây tổn thương nội tạng. Nhưng người bệnh cần lưu ý những tác dụng phụ của thuốc như: loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, rạn da, viêm loét dạ dày, ức chế tuyến thượng thận…
  • Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid như: Ibuprofen, Naproxen, Aspirin, Nimesulide...Những loại thuốc này có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị các biểu hiện của khớp và cơ. Tuy nhiên cần phải lưu ý những tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, tá tràng nên phải uống khi ăn no.
  • Những loại thuốc gây ức chế hệ miễn dịch như Cyclophosphamide (Endoxan), Cyclosporine (Sandimmun), Azathioprine (Imuran)... có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy nó chỉ được chỉ định trong trường hợp bệnh ban đỏ nặng, không đáp ứng với thuốc Corticosteroid đơn thuần.

Việc điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể gây nên những biến chứng. Những tổn thương của hệ miễn dịch không còn đảm bảo được chức năng của nó. Do vậy mà cơ thể dễ mắc phải những tác nhân lây nhiễm bệnh mà không thể phản kháng lại được. Tình trạng này diễn ra khá nhanh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những lưu ý khi điều trị bệnh ban đỏ hệ thống:

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của các bác sĩ, bệnh nhân cần phải có những lưu ý dưới đây:

  • Bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh, tránh bị năng vận động và bị sang chấn tâm lý.
  • Không nên dừng thuốc đột ngột, đặc biệt là các loại thuốc Corticosteroid bởi nó có thể gây nên tình trạng tái phát bệnh.
  • Nên tránh những tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời bởi nó là nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh trở lên nặng hơn.

Như vậy, có thể kết luận rằng: bệnh ban đỏ không được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu tuân thủ các nguyên tắc trong việc điều trị thì vẫn có thể được kiểm soát bệnh. Những thông tin trên đây nhằm cung cấp thông tin về bệnh ban đỏ. Nếu như bạn có những thắc mắc nào thì liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được giải đáp nhé. Chúc các bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
y-te-cong-cong Y tế công cộng là gì? Học xong Y tế công cộng ra làm gì? Y tế công cộng là gì? Học ngành Y Tế công cộng ra trường làm gì? Đây là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra và quan tâm khi nhóm ngành Y Dược hiện... thuoc-tanakan-co-tac-dung-gi-huong-dan-cach-su-dung-an-toan Thuốc Tanakan có tác dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng an toàn Thuốc Tanakan là một chế phẩm giúp tăng cường tuần hoàn não rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên thì không phải ai cũng được chỉ định sử dụng vị thuốc... thuoc-ampicillin-co-tac-dung-va-lieu-dung-nhu-the-nao Thuốc Ampicillin có tác dụng và liều dùng như thế nào? Thuốc Ampicillin là một loại thuốc rất quen thuộc. Trong đơn thuốc điều trị về các bệnh nhiễm khuẩn sẽ thường thấy xuất hiện loại thuốc này. Nếu... tim-hieu-ve-cong-dung-va-cach-dung-cua-thuoc-khang-sinh-levofloxacin-500-mg Thuốc kháng sinh levofloxacin 500mg sử dụng như thế nào? Levofloxacin là một loại thuốc kháng sinh thuốc nhóm và có phổ kháng khuẩn rộng, không kháng lại các loại thuốc kháng khuẩn khác. Vì Levofloxacin... thuoc-levofloxacin-la-gi-dung-trong-nhung-truong-hop-nao Thuốc Levofloxacin 250mg là thuốc gì? Cách dùng như thế nào? Thuốc Levofloxacin là loại thuốc kháng sinh dùng trong những trường hợp do vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây là những lưu ý... thuoc-alpha-choay-co-tac-dung-gi-va-lieu-dung-cua-thuoc-nhu-the-nao Thuốc Alpha choay có tác dụng gì? Liều dùng như thế nào? Alpha choay là một trong những loại thuốc dạng men dùng để kháng viêm và chống phù nề. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có cùng...
Xem thêm >>



0899 955 990