Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách nấu nước xông hơi giải cảm và những lưu ý khi điều trị bệnh

Cập nhật: 19/06/2019 08:36 | Người đăng: Lường Toán

Nước xông giải cảm có tác dụng rất tốt và hiệu quả trong việc chữa bệnh cảm cúm khó chịu. Nếu áp dụng đúng phương pháp này, bạn sẽ thấy khỏe lên ngay từ lần dùng đầu tiên.

Tại sao nên dùng nước xông hơi giải cảm?

Xông hơi giải cảm là phương pháp dân gian chăm sóc sức khỏe đơn giản, mang lại nhiều lợi ích dựa trên quy luật điều tiết thân nhiệt cơ thể thông qua quá trình bài tiết mồ hôi.

Xông hơi giải cảm mang lại nhiều lợi ích khi cơ thể bị cảm cúm

Khi cơ thể xông hơi sẽ tăng tiết mồ hôi đồng thời giúp giãn nở mạch máu ngoại vi. Do vậy mà nó không chỉ có tác dụng rất tốt trong việc giải cảm mà còn có một số tác dụng khác như giải độc cơ thể, tiêu thũng ( chống phù nề), tán thấp..

Xem thêm:

Khi nào nên xông hơi giải cảm?

Xông hơi là phương pháp rất tốt cho cơ thể, nhưng không phải trường hợp nào cũng nên áp dụng cách này. Cùng theo dõi những thông tin tiếp theo để hiểu rõ hơn nhé.

Tình trạng cơ thể nên xông hơi giải cảm

Bình thường nhiệt độ cơ thể ổn định là do sự lưu thông ở tuyến da. Nhưng khi người bệnh bị cảm cúm thì có thể xuất hiện những biểu hiện như: Khô da, ngạt mũi, đau rát họng, đau đầu...Theo Đông y, những biểu hiện trên là của bệnh bế cảm phong hàn. Khi đó bạn còn có thể xuất hiện các lỗ chân lông bít lại, đường phế đạo bị ách tắc là nguyên nhân gây nên bệnh cảm cúm.

Khi gặp phải tình trạng bệnh này, người bệnh hãy nấu ngay một nồi nước xông hơi giải cảm giúp mở lỗ chân lông, giãn mạch để vi khuẩn và các virus có hại có thể thoát ra ngoài.

Trường hợp nào không nên xông hơi giải cảm

Theo các thầy cô Khoa Cao Đẳng Dược TP Hồ Chí Minh, không phải tất cả các trường hợp bị cảm cúm đều có thể xông hơi. Đặc biệt là khi người bệnh xuất hiện kèm theo những biểu hiện dưới đây:

  • Khi người bệnh đang sốt cao,sợ nóng không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi.
  • Người bệnh bị ho, sổ mũi, hắt hơi, đau người.
  • Những người bệnh bị sốt do siêu vi.
  • Phụ nữ vừa mới sinh hoặc đang mang thai.
  • Người bị cảm đang trong tình trạng say rượu hoặc sau khi uống rượu
  • Bệnh nhân bị sốt xuất huyết.
  • Người đang bị tiêu chảy.
  • Những người đang bị mắc bệnh ngoài da.
  • Những bệnh nhân có cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, người già yếu, người vừa mới hết bệnh.
  • Những người có bệnh lý tim mạch, bị huyết áp cao.
  • Những bệnh nhân có biểu hiện của bệnh tâm thần.
  • Người ra ít mồ hôi hoặc không ra mồ hôi.

Cách nấu nước xông hơi giải cảm

Nguyên liệu:

Có rất nhiều loại lá dùng để xông hơi chữa bệnh cảm cúm. Các bác sĩ khuyên nên dùng những loại lá có tinh dầu để sát trùng đường hô hấp như lá bưởi, xả, bạc hà, cúc tần, chanh, lá tre...Những loại lá trên đây có tính kháng khuẩn tốt, mùi hương dễ chịu tinh dầu có tác dụng trừ phong thông khiếu, tân ôn biểu giải, giải cảm tốt giúp cơ thể ra mồ hôi, họ sốt, tiêu độc.

Cách làm nước xông giải cảm:

  • Nấu nước xông hơi giải cảm theo phương pháp truyền thống

Có thể lấy một hoặc nhiều loại lá trên đem rửa sạch rồi cho vào nổi. Đổ nước đầy nồi rồi đậy nắp nấu sôi.

Nên xông hơi trong phòng kín như phòng ngủ: người bệnh nằm trên giường trùm kín chăn. Nồi nước xông được đặt cạnh người bệnh trong khoảng 15 phút

Xông hơi mặt: Nếu không có điều kiện xông hơi toàn thân, người bệnh có thể xông hơi mặt bằng cách: Đợi nồi nước lá bớt nóng còn khoảng 80 độ C thì người bệnh ngồi cạnh nồi nước nóng, mặt cách khoảng 20cm rồi trùm khăn lên đầu.

  • Nấu nước xông giải cảm bằng phương pháp hiện đại:

Phương pháp này giúp người bệnh tiết kiệm thời gian rất nhiều. Bạn chỉ cần rửa sạch các loại lá trên rồi cho vào khay trong phòng xông hơi ướt. Xông hơi trong phòng này có tác dụng rất tốt, hơi nóng được tạo ra từ máy xông hơi ướt sẽ tác động lên các loại lá trong phòng.

Nguyên liệu nấu nước lá xông hơi

 

Với cách làm này, người bệnh không phải đợi lâu để đun nước mà mang lại hiệu quả tốt hơn nhiều. Sau khi xông hơi xong nên dùng khăn lau khô người rồi thay quần áo mới.

Các chất có trong những loại lá trên giúp cho quá trình xông hơi dễ dàng đi vào đường hô hấp. Những tinh chất trong lá sẽ dễ dàng đi vào khoang miệng, niêm mạc mũi, qua da để đi vào trong cơ thể. Do vậy mà đường hô hấp người bệnh dễ được thông suốt, giảm đau, hạ khí, giảm tiết giúp bớt khó thở, đau đầu, chóng mặt.

Những lưu ý khi xông hơi giải cảm

Với những người bệnh bị cảm cúm khi xông hơi nên thực hiện 1 - 2 lần/ tuần. Mỗi lần thực hiện không nên quá 10 phút, không nên để mồ hôi quá nhiều khiến người bệnh bị mệt mỏi do mất nước quá nhiều.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý đến một số điều dưới đây:

  • Sau khi xông hơi xong hãy lau sạch mồ hôi và mặc quần áo. Nên tránh những nơi có nhiều gió và không được tắm sau khi vừa xông hơi xong.
  • Không nên xông hơi liên tục trong nhiều ngày liền. Đặc biệt là trong quá trình xông hơi nếu thấy những biểu hiện khó thở, tức ngực, chân tay bủn rủn, choáng váng thì cần phải dừng ngay, lau khô người rồi vào nằm nghỉ.
  • Ngoài xông hơi ra thì người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn cháo thịt/ trứng với tía tô giúp giải cảm nhanh và tốt cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin về nấu nước giải cảm rất bổ ích và cần thiết trong cuộc sống. Phương pháp này an toàn, hiệu quả cao được nhiều người áp dụng, đặc biệt là không có tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh cần phải có những lưu ý trong quá trình xông hơi để đạt hiệu quả nhé.

Thông tin hữu ích khác
su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy... duoc-pham-la-gi Dược phẩm là gì? Có những loại dạng dược phẩm nào? Dược là ngành học đóng vai trò quan trọng cho hệ thống Y tế hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những kiến thức cần thiết về ngành học... hoc-y-co-can-laptop-khong Học Y có cần laptop không? Laptop là một trong những công cụ giúp tiếp cận thông tin, học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả. Do đó, khá nhiều bạn tân sinh viên thắc mắc... gps-trong-nganh-duoc GPs trong ngành Dược là gì? Quy trình đánh giá và cấp chứng nhận Ngành Dược là một ngành đặt ra nhiều quy tắc nhằm đảm bảo chất lượng cũng như an toàn của sản phẩm và GPs là yếu tố quan trọng mà chủ nhà thuốc...
Xem thêm >>



0899 955 990