Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

8 biểu hiện viêm tuyến sữa sau sinh các mẹ không được xem nhẹ

Cập nhật: 30/11/2021 18:34 | Người đăng: Khánh Hòa

Rất nhiều sản phụ sau khi sinh gặp phải các biểu hiện viêm tuyến sữa gây đau tức, dòng sữa không thông suốt. Đây là tình trạng thường gặp ở nhiều bà mẹ sau khi sinh do chưa có nhiều kinh nghiệm cho con bú cũng như chưa biết cách chăm sóc.

Viêm tuyến sữa sau sinh là bệnh gì?

Viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú là tình trạng tuyến sữa (bao gồm một hoặc nhiều ống dẫn sữa) bị nhiễm trùng. Thường xảy ra nhiều với các mẹ đang cho con bú trong 6 tháng đầu hoặc không có cách chăm sóc, vệ sinh vú hợp lý. Biểu hiện viêm tuyến sữa có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm: 

biểu hiện viêm tắc tuyến sữa1
Biểu hiện viêm tuyến sữa khiến các mẹ vô cùng lo lắng

Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do các chị em cho con bú sai kỹ thuật khiến sữa bị tắc trong vú gây viêm nhiễm. Ngoài ra nguyên nhân có thể do ống dẫn sữa tắc, sữa chảy ngược vào trong gây viêm hoặc vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua các vết nứt ở đầu núm vú gây viêm tắc tuyến sữa.

Biểu hiện viêm tuyến sữa các mẹ cần chú ý

Viêm tuyến sữa là dạng nhiễm trùng ở nữ giới có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng thường phổ biến ở các bà mẹ lần đầu cho con bú, chưa có nhiều kinh nghiệm. Khi thấy các biểu hiện của viêm tuyến sữa dưới đây chị em tuyệt đối không được chủ quan mà hãy nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ nhé:

  • Ban đầu là cảm giác có hạch hoặc khối cứng ở ngực, ngực mẩn đỏ.
  • Sau đó là cảm giác đau vú, chạm vào thấy nóng ngực.
  • Cơ thể liên tục mệt mỏi, đau nhức ngực thậm chí đau nhức toàn thân.
  • Ngực có hiện tượng căng tức, sưng đau là biểu hiện viêm tuyến sữa thường thấy.

biểu hiện viêm tắc tuyến sữa 2
Biểu hiện viêm tắc tuyến sữa là đau tức ngực

  • Khi cho con bú bị đau và nóng rát liên tục ở đầu vú.
  • Da quanh ngực đỏ, suy nhược, chảy nước mắt nhiều.
  • Có biểu hiện sốt từ 38,3o C.
  • Nặng hơn sẽ sốt, đau đớn rất khó chịu, tuyến sữa có mủ.

Khi bị viêm tuyến sữa có nên ngưng cho con bú không?

Khi bị viêm tuyến sữa người mẹ sẽ thấy kiệt sức, đau nhức toàn thân không muốn làm gì. Với suy nghĩ bệnh viêm tuyến sữa có thể gây nguy hiểm cho con người mẹ thường lựa chọn việc dừng cho trẻ bú. Nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi thực tế cho thấy càng cho con bú sẽ là cách để ngăn ngừa nhiễm trùng, cung cấp dưỡng chất cho trẻ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và một số biện pháp điều trị viêm tuyến sữa khác thì cho con bú hoặc vắt sữa đúng cách chính là biện pháp giảm nhẹ biểu hiện viêm tuyến sữa và rút ngắn thời gian bị viêm. Việc này sẽ giúp lấy hết sữa bị tắc, mà nguồn sữa mẹ này vẫn an toàn cho bé nên mẹ không nên lo tới những ảnh hưởng của nó tới trẻ.

Trước khi tiến hành cho bé bú các mẹ cần làm sạch đầu ti bằng vải thấm nước ấm trong 15 phút, mỗi ngày thực hiện vệ sinh đầu vú 3 lần. Nếu có thể mẹ hãy cho con bú cả hai bên, bắt đầu từ bên bị viêm và chuyển sang bên còn lại. Kết hợp với mát xa ngực thường xuyên sẽ giúp sữa dễ ra.

Chẩn đoán và điều trị viêm tuyến sữa

Nếu các biện pháp kể trên không cải thiện được tình trạng viêm tuyến sữa của bạn, bắt buộc lúc này bạn cần phải nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ. Biểu hiện viêm tuyến sữa chủ yếu là sưng viêm, đau tấy ngực, người bệnh sốt nhẹ nặng hơn là tuyến sữa có mủ, mẹ sốt cao. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

biểu hiện viêm tắc tuyến sữa3
Mẹ phải làm gì khi bị viêm tắc tuyến sữa

Khi thấy biểu hiện của viêm tuyến sữa như đã đề cập ở trên hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu, kiểm tra tuyến sữa, lấy mẫu mô ở miệng trẻ để phát hiện bệnh và định hướng phương pháp điều trị.

Ngoài ra bạn cũng nên chụp ngực để lấy hình ảnh nhằm phát hiện nguy cơ ung thư viêm vú - một dạng hiếm của ung thư vú bởi nó dễ nhầm lẫn với biểu hiện của bệnh viêm tuyến sữa. Phương pháp điều trị viêm tuyến sữa bao gồm:

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh được chỉ định khoảng từ 10 ngày đến 14 ngày. Để tránh nguy cơ tái phát hãy sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay cả khi các triệu chứng viêm tuyến sữa thuyên giảm. Thuốc giảm đau cũng được áp dụng trong trường hợp này để giảm thiểu các cơn đau tức.
  • Tiếp tục cho con bú theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc hỏi về cách lấy sữa ra bằng máy hút hoặc vắt ngăn chặn vi khuẩn tập trung trong tuyến vú.
  • Trường hợp vẫn sốt cao và mệt mỏi có thể bạn đã bị áp xe trong vú, lúc này cần phải can thiệp bằng biện pháp ngoại khoa để rút mủ ngay lập tức.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị viêm tuyến sữa

Sau khi đã nắm rõ các biểu hiện của bệnh viêm tuyến sữa, việc điều trị và chú ý tới thói quen sinh hoạt cũng là cách để bạn kiểm soát bệnh:

  • Tái khám đúng theo lịch mà bác sĩ hẹn để được kiểm soát tình trạng tốt nhất.
  • Làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ tuyệt đối không tự ý uống thuốc, ngưng hoặc đổi thuốc khác khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
  • Giữ vệ sinh đầu vú nhất là khi cho con bú tránh những tác nhân gây khô nứt đầu vú, đảm bảo tay sạch khi chạm vào vú.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tránh bị kiệt sức.
  • Dùng miếng bảo vệ đầu vú nếu thấy có hiện tượng nứt.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan tới biểu hiện viêm tắc tuyến sữa có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời. Những thông tin mà Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa cung cấp chỉ là thông tin tham khảo, không thay thế cho bất kỳ lời khuyên nào của bác sĩ. Hãy đi khám để đảm bảo an toàn nhất cho bản thân và con yêu.

Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Tổng hợp)

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990