Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Gãy xương đòn vai có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 10/05/2019 08:29 | Người đăng: Lường Toán

Gãy xương đòn vai là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người bệnh. Mời các bạn cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Gãy xương đòn vai là gì?

Gãy xương đòn vai là tình trạng xương đòn bả vai bị chấn thương  do một yếu tố nào đó tác động như: Bị đánh mạnh vào vai, bị ngã trong tư thế cánh tay dạng ra, bị chấn thương do tai nạn giao thông hoặc một lý do nào khác.

Tình trạng gãy xương đòn vai

Bài viết tham khảo thêm:

Những nguyên nhân bị gãy xương đòn vai

Xương đòn vai bị gãy rất hiếm khi gặp phải nhưng hầu hết là do những nguyên nhân sau đây:

  • Gãy xương đòn vai do chơi thể thao: Khi chơi thể thao mà không được cung cấp các thiết bị an toàn thì rất có thể bị chấn thương bả vai. Một số trường hợp như Leo núi, đạp xe địa hình, trượt ván, trượt Patin, đua xe, nhảy dù…
  • Gãy xương đòn vai do tai nạn lao động: Những trường hợp lao động chân tay như công nhân xây dựng, làm việc trong nhà máy, người mang vác nặng là những đối tượng rất có nguy cơ gặp phải tai nạn dẫn đến gãy xương đòn vai.
  • Bị gãy xương đòn vai do tai nạn giao thông: Nhiều trường hợp gặp phải tai nạn giao thông sẽ bị tác động trực tiếp lên cơ thể tạo nên một sức nén do các phương tiện giao thông tác động vào xương đòn vai. Hoặc có thể do trong lúc ngã, xương đòn vai bị va vấp với mặt đường  dẫn đến tình trạng chấn thương.

Với những nguyên nhân gãy xương đòn vai kể trên thì có thể tóm tắt nguyên nhân như sau: Do bị một vật nặng hoặc đánh nhau tác động trực tiếp đến xương đòn vai hoặc bị ngã ở tư thế dang cánh tay…Ở một vài trường hợp trẻ sơ sinh bị gãy xương đòn do được sinh qua ngã âm đạo có khung chậu hẹp.

Những đối tượng rất dễ bị gãy xương đòn vai: Trẻ sơ sinh, người lao động nặng, người chơi thể thao với những môn mạo hiểm…

Những triệu chứng gãy xương đòn vai thường gặp phải

Ngoài biểu hiện sưng đau tại vị trí xương đòn vai thì những triệu chứng của gãy xương đòn vai còn có thể là:

  • Xuất hiện những vết bầm dọc theo xương đòn vai
  • Cơn đau xuất hiện với tần suất nặng và nhiều hơn, bạn có thể cảm nhận được tiếng kêu “rắc” khi cử động cánh tay hoặc bả vai.
  • Xương đòn vai gãy khiến cho phần vai bị chùng hoặc sụp về phía trước hoặc bên dưới.
  • Xương đòn vai bị biến dạng
  • Ở trẻ sơ sinh khi bị gãy xương đòn sẽ không thể cử động được cánh tay.

Với những triệu chứng trên có thể xác định được là do bị gãy xương đòn vai và cần phải đi gặp các bác sĩ gấp để phòng tránh những biến chứng có thể bị gây nên.

Tuy nhiên trong trường hợp nếu xuất hiện những biểu hiện dưới đây cũng nên đi thăm khám ngay nhé:

  • Người bệnh cảm thấy đau nhưng sử dụng thuốc không hiệu quả
  • Phần vai bị biến dạng và xương đâm qua da
  • Người bệnh cảm giá bị tê, như châm chích
  • Người bệnh không thể tự cử động cánh tay của mình.

Tổng hợp cách điều trị gãy xương đòn vai

Tiến hành phương pháp vật lý trị liệu với gãy xương đòn vai

Trước khi điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán tình trạng gãy xương đòn vai ở bệnh nhân:

  • Các bác sĩ tiến hành thăm hỏi về tình huống người bệnh gặp phải và các triệu chứng thường gặp.
  • Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra sức cơ và cảm giác của ngón tay, bàn tay, cánh tay xem có bị tổn thương thần kinh không.
  • Trường hợp bị nghi ngờ gãy xương đòn vai, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X - Quang để chẩn đoán chính xác về mức độ nghiêm trọng và tổn thương khác nếu có.
  • Trong những trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể được yêu cầu chụp cắt lớp vi tính CT Scan để xem xét chi tiết hơn về các vết vứt.

Tiến hành điều trị gãy xương đòn vai:

Sau khi có kết luận chính xác về tình trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của gãy xương đòn vai thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh theo các bước dưới đây:

  • Chườm đá: Trong 2 -3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ được chườm đá để có thể giảm đau.
  • Hỗ trợ cánh tay: Sử dụng băng đeo tay trong vòng 6 tuần để giữ cố định vị trí của cánh tay cũng như giúp cho xương đòn vai của bạn không bị trật khớp.
  • Thuốc: Thuốc kháng sinh và một số loại thuốc khác do bác sĩ kê đơn có tác dụng làm giảm đau và hạn chế tình trạng nhiễm trùng của người bệnh.
  • Tiến hành vật lý trị liệu: Bị gãy xương đòn vai có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn khi cử động cánh tay do được cố định trong thời gian dài. Vì vậy những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn sử động nhẹ nhàng, làm giảm độ cứng của cánh tay khi đeo băng. Đồng thời giúp xương nhanh chóng phục hồi.

Gãy xương đòn vai có nguy hiểm không? Bao lâu thì lành?

Gãy xương đòn vai nếu được phát hiện và điều trị sớm thì thời gian phục hồi nhanh hơn và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên thì cũng tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh mà thời gian điều trị có thể nhanh hay chậm. Thông thường trong khoảng thời gian từ 9 – 24 tháng thì người bệnh mới có thể phục hồi hoàn toàn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp với người bị gãy xương đòn vai

  • Khi chơi thể thao, bạn cần phải trang bị các thiết bị an toàn hoặc mặc đồ bảo hộ cẩn thận.
  • Trước khi chơi, bạn cần nắm vững kiến thức của từng môn thể thao giúp phòng tránh nguy cơ bị ngã hoặc va chạm mạnh khi gặp sự cố. Tốt nhất bạn nên chơi khi có sự giám sát của các huấn luyện viên.
  • Khởi động kỹ trường khi chơi các bộ môn thể dục.
  • Với những người lao động chân tay, công nhân làm việc nặng cần phải dùng các thiết bị bảo hộ để phòng tránh nguy cơ.
  • Ngoài chế độ sinh hoạt phù hợp kể trên thì gãy xương đòn vai nên ăn gì? Người bệnh nên ăn những thực phẩm có giàu Vitamin D, Canxi …giúp xương chắc khỏe và nhanh chóng bình phục.

Trên đây đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về tình trạng gãy xương đòn vai. Nếu bạn còn băn khoăn nào như cách phòng tránh nguy cơ gặp phải bệnh này thì hãy theo dõi trong chuyên mục bài viết tiếp theo, Ban tư vấn các Trường Cao Đẳng Dược TPHCM sẽ chia sẻ nhé.

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990