Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các Loại Thuốc Trị Ho Hiệu Quả Thông Dụng Bạn Nên Biết

Cập nhật: 10/08/2024 11:47 | Người đăng: Vũ Duyên

Ho là cơ chế tự vệ sinh lý quan trọng để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp có thể gây tắc đường thở. Ho cũng là một triệu chứng bệnh dễ mắc phải. Chính vì thế bạn cần trang bị một số thông tin về thuốc giam ho.

1. Tìm hiểu về bệnh lý ho

Ho là cơ chế tự vệ sinh lý quan trọng để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp có thể gây tắc đường thở. Ho cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh như hen, viêm phế quản, trào ngược dạ dày - thực quản…

Khi điều trị dứt điểm các bệnh này thì sẽ giảm và hết ho, nhưng nhiều khi cũng cần điều trị triệu chứng ho nếu ho nhiều làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Tùy vào từng triệu chứng ho, người bệnh cần đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau đó sẽ chỉ định các loại thuốc giảm ho hiệu quả nhất để đạt hiệu quả điều trị bệnh cao.

Thuốc giảm ho thông dụng

Thuốc giảm ho thông dụng

Tìm hiểu thêm về

2. 7 loại thuốc trị ho hiệu quả bạn nên biết

Người bệnh chỉ nên dùng các thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm (ho khi cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng), ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản…) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở. Các loại thuốc giảm ho được chia làm 4 loại:

2.1. Thuốc giảm ho ngoại biên

Các thuốc giảm ho ngoại biên có tác dụng làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp. Có thể dùng glycerol, mật ong, các siro đường mía… các thuốc này có tác dụng làm dịu ho do có tác dụng bảo vệ, bao phủ các receptor cảm giác ở họng, hầu. Một số thuốc có tác dụng gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho như benzonatat, bạc hà (menthol), lidocain, bupivacain…

Các thuốc này ức chế trực tiếp, làm nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tuỷ, đồng thời có tác dụng an thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp.

2.2. Thuốc giảm ho Codein

Codein có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, nhưng làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và trong các chứng đau nhẹ và vừa. Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thuốc, trẻ em dưới 1 tuổi, bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ có thai.

2.3. Thuốc giảm ho Dextromethorphan

Thuốc trị ho có đờm như Dextromethorphan có tác dụng ức chế trung tâm ho, nên có tác dụng chống ho tương tự codein, nhưng ít gây tác dụng phụ hơn. Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính và không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO). Đối với người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng khi dùng cần hết sức thận trọng.

2.4. Thuốc giảm ho kháng histamin   

Một trong số các loại thuốc trị ho khan như kháng histamin có tác dụng kháng histamin H1 trung ương và ngoại biên (kháng H1 thế hệ 1) đồng thời có tác dụng chống ho, kháng cholinergic, kháng serotonin và an thần như alimemazin, diphenhydramin…

Thuốc được chỉ định dùng trong các chứng ho khan do dị ứng, do kích thích, nhất là về ban đêm. Do thuốc có tác dụng an thần nên khi dùng thuốc vào ban ngày không được làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao… vì dễ gây nguy hiểm. Tốt nhất là dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Những thông tin về thuốc và biệt dược ở trên Website chỉ mang tính chất tham khảo. Để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, cần có sử chỉ định và hướng dẫn của Bác sĩ hoặc chuyên viên Y tế. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.

2.5. Siro ho P/H

Siro ho P/H là một trong các loại thuốc trị ho hiệu quả, đây là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng, được bào chế từ những thảo dược tự nhiên gồm cam thảo, bạch quả, hạnh nhân, mạch môn,... an toàn cho người dùng.

Nghiên cứu cho thấy, thuốc siro ho P/H có tác dụng bổ phổi, trị ho, tiêu đờm, chỉ định dùng cho người ho dai dẳng, ho khan mãi không khỏi. Bên cạnh đó, thuốc này chỉ định cho trường hợp bị viêm phế quản, viêm họng… 

Cách sử dụng: Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần chỉ dùng 20ml siro (tương đương với 4 muỗng cà phê), dùng cho đến khi tình trạng ho giảm hẳn.

Một số loại thuốc giảm ho thông dụng

Một số loại thuốc giảm ho thông dụng

 

2.6. Siro ho Methorphan

Siro trị ho an toàn cho người lớn và trẻ em Methorphan là sản phẩm của Công ty Cổ phần Traphaco. Công dụng chính của sản phẩm để long đờm, giảm ho và chống dị ứng hiệu quả. Nguyên liệu chính làm nên sản phẩm là dược liệu không gây nghiện kết hợp Histamin điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Thuốc ho Methorphan được sản xuất dưới dạng siro, có thành phần chính là Chlorpheniramine Maleate, Dextromethorphan Hydrobromide, Guaifenesin với nhiều loại thảo dược khác. Không chỉ chữa ho khan, do có đờm, dị ứng mà siro này còn có tác dụng làm loãng chất nhầy trong xoang mũi để dễ dàng đẩy ra ngoài.

Khi dùng siro ho Methorphan, người bệnh chú ý việc hạn chế lái xe bởi có tác dụng phụ gây buồn ngủ.

Cách sử dụng: Mỗi lần được chỉ định dùng 15ml siro, mỗi lần uống cách nhau 6 - 8 giờ, với thời gian sử dụng từ 5 - 10 ngày.

2.7. Thuốc trị ho Bisolvon

Thuốc Bisolvon hiện nay được bán dưới dạng siro hoặc viên nén. Đây là một trong các thuốc trị ho khan cực kỳ hiệu quả, bởi có thành phần chính Bromhexine Hydrochloride có tác dụng làm giảm tiết chất nhầy, loãng đờm ở đường hô hấp. 

Bên cạnh đó, thuốc đó còn được dùng cho người lớn và trẻ em rất an toàn, điều trị ho khan do viêm phổi hoặc viêm phế quản.

Cách sử dụng: 

  • Thuốc dạng viên: Trẻ em 2 - 6 tuổi dùng ¼ viên, từ 6 - 12 tuổi uống ½ viên và từ 12 tuổi trở lên uống 1 viên. Ngày uống 3 lần.
  • Thuốc siro: Uống từ 2 - 10ml/ lần và 2 - 3 lần/ ngày tuỳ theo độ tuổi.

 

Nguồn: Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990