Tai biến mạch máu não là tình trạng động mạch máu lên não bị tắc hoặc bị vỡ làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu và oxy lên não. Nếu không áp dụng nhanh chóng các phương pháp phục hồi sau tai biến thì bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tham khảo những bài tập dưới đây nhé.
Ở Việt Nam tỉ lệ người bị mắc tai biến mạch máu não khá cao. Trong số đó có một nửa đã sống sót và giảm tỉ lệ biến chứng nhờ sự can thiệp Y tế kịp thời. Tuy nhiên có đến 90% số người sống sót đã gặp những di chứng nặng nề về thần kinh và vận động. Các thầy cô Khoa Phục hồi Chức Năng Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM cho biết, để làm giám các nguy cơ biến chứng tê liệt để có thể tự sinh hoạt độc lập thì dùng thuốc thôi chưa đủ, người bệnh cần phải thực hiện các bài tập phục hồi sau tai biến như vận động để giãn cơ bắp, củng cố phạm vi hoạt động của cơ thể.
Tham khảo thêm:
- Trẻ bị bại não: Tổng hợp nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Bác sĩ chuyên khoa giải đáp: Trẻ ho lâu ngày là bệnh gì?
Các bài tập phục hồi chức năng tai biến mạch máu não
Kỹ năng sử dụng một tay
Sau khi bị đột quỵ từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6, bệnh nhân có thể bị tổn thương nhẹ hoặc trung bình. Do vậy có thể thực hiện một vài động tác để phát huy khả năng phục hồi sau tai biến. Bằng cách thực tập dùng một tay để thực hiện các công việc hàng ngày như tắm rửa, vệ sinh cá nhân, thay đồ và mặc đồ. Việc thực hiện các bài tập này càng sớm càng tốt, có thể vận dụng ngay khi bệnh nhân có thể cử động tay dù rất ít. Bởi nếu tay không được vận động trong vòng 6 tuần đầu thì khả năng phục hồi sau tai biến rất thấp.
Người nhà hãy dành ít nhất 3 – 6 giờ/ ngày để giúp bệnh nhân thực hiện các động tác như co duỗi cơ và gập tay.
Cách phục hồi sau tai biến bằng bài tập nói
Bị mất tiếng nói chiếm tỉ lệ không nhỏ, khoảng 20% tất cả các bệnh nhân. Các bác sĩ cho rằng, trong 3 tháng đầu tiên, bệnh nhân cần phải được tập luyện và điều trị để phục hồi sớm hơn. Người nhà có thể khuyến khích bệnh nhân tập nói từ những câu đơn giản như đếm số, đọc bảng chữ cái…từ dễ đến khó cho đến khi đọc được một đoạn văn dài.
Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến bằng cách đứng và đi bộ
Nếu không áp dụng ngay những bài tập đi đứng sẽ khiến người bệnh mất khả năng đi lại. Tuy nhiên đây là một nhu cầu mà mỗi bệnh nhân đều mong muốn. Do vậy ngay khi còn ở trong viện, hãy thực hiện những bài tập co chân, đứng, giữ thăng bằng sau đó tập đi bộ. Tiến hành các bài tập này, người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân bằng các tư thế dưới đây:
Tập chuyển trọng lực lần lượt sang hai chân: Người nhà hỗ trợ bệnh nhân đứng tựa nhẹ vào mép bàn, sau đó đặt hai chân ở vị trí ngang nhau, cách nhau 15 – 20 cm, và dồn trọng lực cơ thể lên hai chân. Rồi tiếp tục nhấc từng chân để chuyển trọng lực từ chân này sang chân bên kia. Mỗi chân nên giữ vài giây và lặp lại như vậy.
Tập đứng và dồn trọng lực lần lượt lên hai chân: Khi bệnh nhân có thể tự đứng thì hãy tiếp tục thực hiện các động tác trên. Ban đầu ở tư thế đứng thẳng hai chân cách nhau 15 – 20cm, để hai tay xuôi theo chân rồi dồn trọng lực chia đều 2 chân. Tiếp theo, bệnh nhân hãy trụ bằng chân trái, dạng chân phải và nhấc lên khỏi sàn nhà. Tiếp tục đổi bên, các bài tập phục hồi chức năng được tiến hành khi có người kèm cặp và hỗ trợ khi cần thiết.
Tập đứng thăng bằng
Xuất phát từ tư thế đứng thẳng, trọng lực được chia đề 2 chân. Bệnh nhân hãy quay đầu nhìn ra sau vai lần lượt hai bên và thực hiện các động tác nghiêng người, đưa hai tay sang phải rồi sang trái, đưa hai tay lên đầu, cúi đầu và ngửa đầu. Thực hiện động tác này mỗi ngày 15 phút, bên cạnh đó nếu bệnh nhân có thể đứng vững thì cần đi bộ mỗi ngày để tăng khả năng phục hồi sau tai biến.
Nếu thực hiện đầy đủ các bài tập ở trên thì thời gian phục hồi sau tai biến đối với người bệnh là rất khả quan. Bên cạnh các bài tập, người bệnh cần phải được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt nhất, đồng thời phải uống thuốc theo chỉ định của các bác sĩ thì chỉ sau vài tuần là người bệnh có thể được phục hồi. Tuy không ổn định được như người bình thường nhưng người bệnh vẫn được sống với các chức năng của các bộ phận trên cơ thể.
Thực hiện bài tập phục hồi sau tai biến cần lưu ý những gì?
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và sự kiên trì tập luyện mà thời gian phục hồi sau tai biến sẽ khác nhau. Với những bệnh nhân bị liệt nửa người thì nên thực hiện các động tác kỹ thuật dùng một tay hoặc chuyển từ giường sang xe lăn.
Kết quả phục hồi còn phụ thuộc vào ý chí tinh thần, cường độ và tần suất thực hiện, cố gắng của bệnh nhân. Do vậy bạn không cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện hay các trung tâm phục hồi chức năng mà thay vào đó là hỗ trợ bệnh nhân ngay tại nhà. Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thì cần luyện tập ít nhất 16 giờ/ tuần để có kết quả tốt nhất.
Về chế độ dinh dưỡng, người nhà cần chú trọng một số vấn đề sau:
Ban đầu nên cho bệnh nhân ăn cháo hoặc súp với đầy đủ chất dinh dưỡng như rau, thịt, tôm, cua, cá xay nhỏ. Sau vài ngày quen dần và ăn dễ hơn thì người bệnh có thể ăn cơm với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên chọn những thực phẩm được chiết xuất từ bông cải xanh để giúp thải độc tố, tăng cường chất oxy hóa, tăng sức đề kháng, ngủ ngon.
Ngoài ra bạn cần lưu ý: chế độ ăn của người bệnh cần phải được giảm muối, không nên dùng thực phẩm lên men, chế biến sẵn hoặc các gia vị kích thích như trà, cafe, đồ ăn cay nóng…
Với những thông tin trên đây hi vọng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau tai biến. Những bài viết về sức khỏe sẽ được cung cấp trong chuyên mục tiếp theo, các bạn nhớ theo dõi nhé. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!