Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bà bầu bị ho có đờm có nguy hiểm cho thai nhi không? Nên ăn gì để cải thiện tình trạng này?

Cập nhật: 29/08/2019 09:17 | Người đăng: Lường Toán

Tình trạng bà bầu bị ho không còn quá xa lạ, được xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng vấn đề được nhiều người quan tâm nhất đó là bà bầu bị ho có đờm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cần làm gì để thoát khỏi tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi trên.

Một số nguyên nhân khiến bà bầu bị ho có đờm

Do sức đề kháng suy giảm

Bà bầu bị ho có đờm phải làm sao?

Khi mang thai, sức đề kháng của bà bầu thường bị suy giảm và nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi dẫn đến cơ thể dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập vào, và dễ nhạy cảm với thời tiết. Những trường hợp này thường rất dễ khiến bà bầu bị ho có đờm.

Tham khảo thêm:

Do viêm nhiễm đường hô hấp

Phụ nữ mang thai rất dễ bị nhiễm khuẩn của viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản gây nên triệu chứng ho, sốt, có đờm đục. Trường hợp này người bệnh cần phải được điều trị bằng kháng sinh.

Do viêm long đường hô hấp trên do nhiễm siêu vi

Nguyên nhân này khiến cho bà bầu dễ bị ho kèm theo sổ mũi, sốt, đau đầu. Với tình trạng này, bệnh nhân cần phải được tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nguyên nhân do ho dị ứng và kích thích ở vùng hầu họng

Với trường hợp này, bà bầu nên tránh xa những tác nhân như khói thuốc, thức ăn gây dị ứng như trứng, sữa, hải sản…

Do thay đổi hormone

Lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể bà bầu sản sinh ra khá nhiều chất đờm có thể đặc hoặc loãng. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng ho khi mang thai.

Bà bầu bị ho có đờm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Câu hỏi bà bầu bị ho có đờm có ảnh hưởng đến thai nhi không? dường như nhận được rất nhiều sự quan tâm của các chị em. Dưới đây, ban tư vấn tuyển sinh Cao Đẳng Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ ra những tác động đến thai nhi khi bà bầu bị ho có đờm:

Bà bầu bị ho có đờm ăn uống gì?

Tình trạng bà bầu ho có thể gây co thắt, đau vùng ngực và mệt mỏi. Bà bầu rất dễ bị chán ăn, khó ngủ và suy nhược cơ thể khiến thai nhi bị phát triển chậm.

Tình trạng ho có đờm thường xuyên, liên tục và kéo dài có thể gây co thắt tử cung, động thai avf dọa sinh non với thai nhi gần đủ tháng

Bên cạnh đó, tình trạng bà bầu ho có đờm còn là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nào đó. Trường hợp này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, thậm chí là gây mất tim thai đột ngột.

Nguy hiểm hơn là tình trạng ho có đờm xảy ra trong 3 tháng đầu dữ đội còn là nguyên nhân gây sảy thai nếu như phôi thai và thai nhi chưa ổn định.

Bà bầu bị ho có đờm nên ăn gì?

Một số mẹo giúp giảm ho, tiêu đờm từ những thành phần tự nhiên đem lại hiệu quả rất tốt nếu như bệnh không phải do nguyên nhân nhiễm trùng hay mãn tính. Bạn có thể sử dụng một trong những cách sau đây:

  • Uống nhiều nước

Nước có tác dụng làm tan đờm và mẹ có cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài bổ sung nước lọc, mẹ bầu có thể uống nước trái cây, nước canh rau củ quả để vừa giảm ho, giảm đờm vừa giúp tăng cường sức khỏe.

  • Ngậm chanh mật ong

Mật ong có tính sát khuẩn nhẹ, và là một vị thuốc được nhiều người sử dụng cho những trường hợp bị ho và viêm họng. Cách thực hiện như sau: Thái lát chanh, hoặc quất cho vào mật ong hâm nóng cách thủy. Sau đó ngậm miếng chanh quất để cải thiện được tình trạng này.

  • Nên sử dụng đường và hành

Phương pháp này tuy hơn tốn công nhưng lại mang đến hiệu quả cao trong việc chữa bệnh ho có đờm. Đối với bà bầu thì đây là phương pháp an toàn, được nhiều chị em sử dụng.

Cách thực hiện như sau: Bà bầu nên chuẩn bị một củ hành tây băm nhuyễn trộn với 50g đường ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, mẹ bầu có thể sử dụng 1 lần cách nhau 2 tiếng để ngậm hỗn hợp này. 

Lưu ý: Cách này không nên áp dụng với người bệnh tiểu đường và bà bầu bị nôn nghén.

  • Dùng nước nghệ ấm an toàn mà loại bỏ sạch vi khuẩn.

Nên hòa 1 muỗng bột nghệ vào cốc nước ấm để ngậm từ từ. Bên cạnh đó, có thể pha thêm một chút muối tinh để tăng cường loại bỏ vi khuẩn nhé.

  • Dùng dầu khuynh diệp chữa ho có đờm: 

Nếu sử dụng một trong những cách trên mà không thấy hiệu quả thì mẹ bầu có thể dùng dầu khuynh diệp nhỏ vào nước tắm vừa để xông hơi vừa loại bỏ vi khuẩn. Hãy ngâm mình trong nước ấm có pha dầu khuynh diệp và hít thở sâu nữa giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp thoa vào lòng bàn chân và đeo tất để kích thích huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Đây là một trong những cách làm giảm tình trạng ho có đờm hiệu quả.

  • Dùng tỏi ngâm mật ong

Có thể ai cũng biết đờm ho là khắc tinh của tỏi. Do vậy việc sử dụng tỏi rất tốt cho người bệnh bị viêm họng. Kết hợp với tính sát khuẩn của mật ong, đây là phương pháp điều trị ho có đờm cho bà bầu rất hiệu quả mà độ an toàn cao. 

Cách thực hiện: Mẹ bầu hãy giã nát một tép tỏi rồi hòa chung với mật ong. Sau đó pha hỗn hợp này với cốc nước ấm để uống buổi sáng, tối.

  • Tắc chưng đường phèn: 

Rất ít người biết đến quả tắc, nhưng đây là một vị thuốc rất tốt chữa bà bầu bị ho có đờm.

Cách thực hiện như sau:

Nên dùng 4 - 5 quả tắc cho vào cái chén sạch kết hợp với 2 muỗng cà phê đường phèn rồi chưng cách thủy. Nên ngậm rồi uống hỗn hợp này mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng ho có đờm hiệu quả.

Bà bầu bị ho có đờm uống thuốc gì?

Bà bầu bị ho có đờm nên uống thuốc gì?

Các thầy cô trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM cho rằng, phụ nữ khi mang thai sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có sự chỉ định của các bác sĩ, không nên tự ý dùng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Với những trường hợp bệnh nhân bị ho có đờm nặng không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần phải đi khám bác sĩ để điều trị ngay. Để lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển của thai nhi.

Trên đây là những thông tin về bà bầu bị ho có đờm. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bà bầu chữa bệnh an toàn mà hiệu quả. Chúc các bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990