Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ăn dứa nóng hay mát? Ăn nhiều có tốt không?

Cập nhật: 01/10/2021 12:00 | Người đăng: Khánh Hòa

Khi ăn dứa người ta thường có cảm giác nóng nên có nhiều người mặc dù rất thích loại quả thơm ngon này nhưng thường lưỡng lự không biết ăn dứa nóng hay mát. Để giải đáp thắc mắc này, một số thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn. Cùng tìm hiểu để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Ăn dứa nóng hay mát?

Thực tế dứa là loại quả có tính bình, giàu vitamin C và chất xơ có tác dụng làm đẹp da, hơn nữa đây còn là loại quả rất thơm ngon vì thế được nhiều người yêu thích. Trong quả dứa còn có chứa chất bromelain – đây là loại enzyme thủy phân protid giống như papain có trong đu đủ, có khả năng làm mềm thịt và giúp gia tăng mùi vị cho món ăn.

Xem thêm: 

ăn dứa nóng hay mát1

Dứa là loại quả thơm ngon, rất tốt cho sức khỏe

Quay trở lại với thắc mắc của nhiều người về vấn đề ăn quả dứa nóng hay mát, các chuyên gia cho biết ăn dứa không hề nóng, trái lại nó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dễ tiêu hóa. Dứa được sử dụng nhiều trong các món ăn hàng ngày như món tráng miệng, nấu canh, làm sinh tố… thỏa mãn khẩu vị của nhiều người.

Lợi ích của quả dứa trong y học

Dứa không chỉ là loại quả mát mà nó còn có tác dụng không ngờ tới trong y học cụ thể là:

  • Dứa có vị chua, tính bình nên được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón rất tốt.
  • Chất bromelain có trong quả dứa và cuống dứa có khả năng tiêu hóa thực phẩm, làm giảm sưng tế bào bị tổn thương, giảm viêm sau quá trình giải phẫu.
  • Nước ép dứa được coi là chất lợi tiểu rất tốt.
  • Súc miệng nước ép dứa giúp giảm cơn đau viêm họng, nước ép lá dứa có tác dụng hạ sốt.

ăn dứa nóng hay mát2

Qủa dứa có nhiều tác dụng trong y học

Tác hại không mong muốn nếu ăn nhiều dứa

Ngoài việc quan tâm tới việc dứa ăn vào nóng hay mát, bạn cũng nên biết một số yếu tố nguy cơ có thể xảy ra với cơ thể nếu ăn quá nhiều:

  • Trong dứa có chất bromelain có thể gây dị ứng nhẹ ở da với một số người nếu như ăn nhiều.
  • Chất bromelain có trong dứa nếu dùng chung với các loại kháng sinh như: Amoxicillin, tetracycline, chloramphenicol có thể tăng sự hấp thụ các chất kháng sinh, khiến mức độ thuốc trong máu tăng.
  • ăn dứa nóng hay mát3Ăn nhiều dứa có thể gây dị ứng
  • Trường hợp cơ thể nạp quá nhiều chất bromelain có thể bạn sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn, phát ban, trường hợp nặng là bị dị ứng dứa.
  • Chất tyrosine được tìm thấy trong quả dứa cũng là chất được tiết ra trên một vài u bướu hạch nội tiết. Nếu mấy ngày trước khi đi thử máu tìm u bướu bạn ăn nhiều dứa thì kết quả có thể sai lệch.
  • Một vài nghiên cứu khoa học cho thấy trên mắt vỏ dứa có chất không tốt cho sức khỏe, đó là lý do vì sao người ta thường phải gọt mắt dứa trước khi ăn.
  • Khi còn xanh dứa không thể dùng để ăn trực tiếp vì gây ra những kích thích liên quan tới cuống họng và hệ tiêu hóa.
  • Ăn nhiều lõi dứa có thể gây búi chất xơ bên trong ruột. Thực tế cho thấy đã có nhiều người bị biến chứng với tình trạng này.

Chính vì những nguy hại này cho dù bạn biết ăn dứa nóng hay là mát và đặc biệt yêu thích cũng không nên ăn quá nhiều dứa, chỉ nên ăn mỗi tuần tối đa 2 quả. Ăn dứa sau mỗi bữa ăn để hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru hơn.

Những điều kiêng kị cần nhớ khi ăn dứa

Quay trở lại vấn đề ăn quả dứa nóng hay là mát và ăn dứa nhiều có tốt không? Nhiều người khi đã có câu trả lời cho mình thường chủ quan nghĩ rằng mình ăn dứa một cách hạn chế sẽ rất tốt cho cơ thể.

ăn dứa nóng hay mát4

Dứa là loại quả mát bổ nhưng không nên ăn nhiều

Nhưng đây không phải là suy nghĩ hoàn toàn đúng. Dứa không phải là loại quả dành cho tất cả mọi người đồng thời không phải lúc nào chúng ta cũng có thể ăn dứa. Khi ăn dứa hãy nhớ kỹ:

  1. Không ăn dứa khi đói: Vì enzyme phân hủy trong loại quả này khá mạnh, nếu ăn khi bụng đói sẽ khiến dạ dày bị tổn thương.
  2. Phụ nữ mang thai không được ăn dứa: Trong quả dứa có chất gây kích thích co bóp tử cung, nếu thai phụ ăn nhiều có thể gây đau bụng, sinh non thậm chí là sảy thai.
  3. Không ăn dứa khi chưa ngâm qua muối: Nhiều người có thói quen gọt dứa rồi ăn luôn nên thường bị rát lưỡi, đó là do chất bio-boron và bromelin có trong dứa có tác dụng làm mềm thịt. Hãy ngâm nước muối trước khi ăn để hạn chế tình trạng này.
  4. Không ăn dứa bị dập nát: Dứa là loại cây thường mọc sát đất nên dễ là môi trường cư trú của nấm, khi quả dứa không còn nguyên vẹn nấm sẽ có cơ hội phát triển mạnh. Nếu ăn dứa nhiễm nấm bạn sẽ dễ bị ngộ độc, nổi mề đay, mẩn ngứa.
  5. Không ăn dứa xanh: Khi còn xanh dứa có nhiều chất chưa được chuyển hóa rất có hại cho sức khỏe vì thế khi còn xanh tuyệt đối không ăn dứa hay uống nước dứa xay trực tiếp.
  6. Không ăn dứa khi bị loét miệng, loét dạ dày: Bởi quả dứa có tính axit ăn dứa sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
  7. Bị huyết áp cao không nên ăn dứa: Ăn nhiều dứa sẽ bị tăng huyết áp, nên người bị huyết áp cao tốt nhất nên tránh xa.
  8. Không ăn dứa kết hợp với mật ong: Mật ong và dứa là hai thực phẩm lành tính nhưng khi kết hợp với nhau sẽ tạo khí trong dạ dày.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới quả dứa, hi vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn quả dứa nóng hay mát và nên ăn dứa như thế nào để không gây hại cho sức khỏe. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

Cao đẳng Y dược Hồ Chí Minh (Tổng hợp)

Thông tin hữu ích khác
duoc-luc-hoc-la-gi Dược lực học là gì? Ứng dụng trong ngành Y dược như nào? Dược lực học là cụm từ chuyên ngành quen thuộc trong lĩnh vực Y dược. Vậy thực chất dược lực học là gì? Ứng dụng của Dược lực học trong ngành Y... duoc-dong-hoc-la-gi Dược động học là gì? Quá trình vào cơ thể như thế nào? Với hoạt động nghiên cứu Dược phẩm, các chỉ số Dược động học có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả dùng thuốc. Vậy thực chất Dược động học là... thuoc-tan-duoc Thuốc tân dược là gì? Kiến thức cơ bản cho sinh viên Y Dược Với sự phát triển của công nghệ y sinh, thuốc tân dược đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, dễ dàng mang theo của con người. Cùng tìm hiểu rõ... su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy...
Xem thêm >>



0899 955 990