Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Acetylcystein là thuốc gì? Cách sử dụng thuốc như thế nào?

Cập nhật: 26/08/2021 15:20 | Người đăng: Ánh Vũ

Acetylcystein là loại thuốc được sử dụng để giải độc cho chứng ngộ độc Paracetamol và một số loại bệnh khác. Vậy sử dụng thuốc như thế nào để điều trị bệnh hiệu quả?


Thuốc acetylcystein 200mg

Acetylcystein là thuốc gì? Có công dụng như thế nào?

Acetylcystein thường được sử dụng làm thuốc tiêu nhầy và thuốc giải độc khi bị ngộ độc Paracetamol do uống quá liều. Acetylcystein là một loại thuốc có khả năng làm long đờm bằng cách giảm sự đặc quánh của chất nhầy giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn khi quả phổi tạo thuận lợi cho chúng ta ho, khạc đờm ra khỏi cơ thể. Một số bệnh phổi có thể sử dụng Acetylcystein để điều tiết dịch đờm như: Viêm phế quản, khí phế thũng mãn tính, viêm phổi, hen phế quản.

Ngoài ra, thuốc Acetylcystein còn được sử dụng để điều trị chứng không có nước mắt, bảo vệ chống gây độc cho gan.

Những trường hợp không nên sử dụng thuốc Acetylcystein:

  • Bị dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Có tiền sử mắc bệnh hen suyễn

Cách dùng và liều lượng Acetylcystein hợp lý

Cách dùng và liều lượng Acetylcystein cho người lớn

  • Sử dụng Acetylcystein để làm tan hoặc làm mỏng dịch nhầy ở bệnh phổi: Mỗi ngày xịt 3 hoặc 4 lần thuốc thông qua ống ngậm, mặt nạ hoặc phẫu thuật mở khí quản. Đối với dạng dung dịch 20% sử dụng 3-5ml, dạng dung dịch 10% thì sử dụng 6-10ml.
  • Sử dụng Acetylcystein để thực hiện các xét nghiệm ở phổi: Trước khi thực hiện phẫu thuật, đặt trực tiếp Acetylcystein vào khí quản 2 hoặc 3 lần. Liều lượng phù hợp với loại dung dịch 20% là 1-2ml, đối với loại dung dịch 10% là 2-4ml.
  • Sử dụng Acetylcystein để điều trị triệu chứng khô mắt: Thường sử dụng dung dịch 5% để nhỏ mắt 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần nhỏ khoảng 1-2 giọt.

Cách dùng và liều lượng Acetylcystein cho trẻ em:

  • Sử dụng Acetylcystein để làm tan hoặc làm mỏng dịch nhầy ở bệnh phổi: Mỗi ngày xịt 3 hoặc 4 lần thuốc thông qua ống ngậm, mặt nạ hoặc phẫu thuật mở khí quản. Đối với dạng dung dịch 20% sử dụng 3-5ml, dạng dung dịch 10% thì sử dụng 6-10ml.
  • Sử dụng Acetylcystein để thực hiện các xét nghiệm ở phổi: Trước khi thực hiện phẫu thuật, đặt trực tiếp Acetylcystein vào khí quản 2 hoặc 3 lần. Liều lượng phù hợp với loại dung dịch 20% là 1-2ml, đối với loại dung dịch 10% là 2-4ml.
  • Sử dụng Acetylcystein để điều trị triệu chứng khô mắt: Thường sử dụng dung dịch 5% để nhỏ mắt 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần nhỏ khoảng 1-2 giọt.


Thuốc acetylcystein trị bệnh gì?

Acetylcystein có thể gây ra những tác dụng phụ gì?

Khi sử dụng thuốc Acetylcystein để điều trị bệnh, có thể các bạn sẽ gặp phải một số phản ứng phụ đối với cơ thể:

Tác dụng phụ thường gặp: Nôn hoặc buồn nôn

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Nhức đầu, ù tai, buồn ngủ
  • Viêm miệng
  • Nổi mề đay, phát ban
  • Chảy nước mũi nhiều

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Sốt, rét run
  • Co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân

Khi gặp phải những tác dụng phụ trên, trước hết các bạn nên ngưng sử dụng thuốc và sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra những phương pháp trị liệu hợp lý để không ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Acetylcystein

Dưới đây là một số lưu ý khi bạn sử dụng thuốc Acetylcystein:

  • Khi dùng Acetylcystein cho người có tiền sử bị dị ứng sẽ có nguy cơ phát hen.
  • Nếu người bệnh giảm khả năng ho phải hút đờm cho người bệnh.
  • Đối với phụ nữ mang thai, khi bị ngộ độc do uống paracetamol quá liều có thể dùng Acetylcystein để điều trị. Sử dụng Acetylcystein còn có thể giúp thai nhi ngăn chặn được những độc tính ở gan.
  • Phụ nữ đang cho con bú cũng có thể sử dụng.
  • Không được sử dụng cùng với các loại thuốc giảm ho hoặc các loại thuốc có tác dụng là giảm bài tiết phế quản.
  • Nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, không có ánh nắng trực tiếp và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ

Trên đây là một số thông tin về thuốc Acetylcystein mà các Dược sĩ Cao đẳng Dược HCM tổng hợp lại để cung cấp cho bạn đọc. Tất cả thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Để an toàn cho sức khỏe các bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý thực hiện theo những thông tin trong bài viết trên.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990