Đa số người bệnh có thể tự phục hồi chức năng bàng quang tại nhà nếu thay đổi lối sống và một số bài tập cơ đáy chậu. Nhưng với trường hợp người bệnh tiểu tiện không tự chủ nghiêm trọng thì tốt nhất hãy đến bệnh viện và chăm sóc theo y tế.
1. Tại sao phải phục hồi chức năng bàng quang?
Phục hồi chức năng bàng quang là biện pháp giúp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ đồng thời có thể ngăn ngừa biến chứng về thận.
Theo kiến thức y khoa, nước tiểu là lượng nước dư thừa với muối được thận lọc ra từ máu sau đó bơm xuống ống nhỏ niệu quản rồi chuyển đến túi chứa bàng quang. Khi bàng quang đầy thì chúng sẽ truyền tín hiệu đến não bộ thông qua tủy sống.
Tiếp theo, não sẽ gửi tín hiệu lệnh cho thành bàng quang co lại và thả lỏng cơ thắt gần đầu niệu đạo rồi mở ra. Bên cạnh đó thì nước tiểu cũng sẽ đi dọc theo niệu đạo và thoát ra ngoài. Đó là lý do nói bàng quang là cơ quan kiểm soát quá trình tiểu.
Với trường hợp bị hỏng dây thần kinh bàng quang thì sẽ làm mất chức năng tín hiệu điều khiển qua lại giữa bàng quang và não bộ. Đó là nguyên nhân khiến người bệnh bị tiểu rắt, tiểu gấp hoặc tiểu không tự chủ do mất khả năng kiểm soát bàng quang.
Thường tình trạng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, nhất là khi người bệnh cười hay hắt xì hơi. Không chỉ vậy, nếu lưu giữ chất lỏng hoặc tồn đọng trong bàng quang là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim và thận. Bởi vậy, người bệnh cần phục hồi chức năng bàng quang để kiểm soát tình trạng này.
Bạn có thể xem Chăm sóc và phục hồi chức năng thận an toàn cho bệnh nhân
2. Bàng quang không tự chủ do đâu?
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu cho biết, một số bệnh lý về não, cột sống hay do chấn thương đều là những nguyên nhân kích thích thần kinh bàng quang, khiến cho người bệnh tiểu không tự chủ. Ngoài các tác nhân trên, chức năng bàng quang bị suy giảm có thể do những yếu tố dưới đây:
- Dùng thuốc: Khi dùng một số loại thuốc như thuốc giãn cơ, giảm đau, thuốc điều trị tim mạch, huyết áp… đều có thể gây kích thích bàng quang khiến cho mất chức năng hoạt động. Từ đó gây ra tình trạng tiểu tiện khi gắng sức hoặc tiểu tiện không tự chủ,…
- Uống nhiều nước: Khi bạn uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn có thể bị tiểu nhiều lần hoặc rỉ nước tiểu do nước tích tụ nhiều ở bàng quang gây nên.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Tiểu gấp hoặc mất chức năng hoạt động của bàng quang có thể do nguyên nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bệnh sẽ bị rỉ nước tiểu đồng thời bị tiểu buốt, tiểu rát …
- Mang thai và sinh con: Thường ở các phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang. Điều đó khiến cho bạn tiểu không kiểm soát và rỉ nước tiểu,…
- Nguyên nhân khác: Sử dụng các chất kích thích bàng quang như chè, cafe, rượu hoặc có thể bị bệnh táo bón. Ngoài nguyên nhân trên thì chức năng bàng quang suy giảm có thể do rối loạn thần kinh, cắt tử cung, viêm tuyến tiền liệt hay do bệnh xơ cứng rải rác,…
3. Phục hồi chứng năng bàng quang ở bệnh nhân tiểu không tự chủ
3.1. Nguyên tắc hoạt động của bàng quang
Với người khỏe mạnh thì nước tiểu thường chỉ được chảy một chiều, các niệu quản thực hiện chức năng như một túi chứa. Tuy nhiên khi bị tổn thương hay gặp vấn đề bất thường ở cơ quan nào đó thì hệ thống điều khiển bàng quang sẽ trở nên bối rối, ảnh hưởng đến tín hiệu truyền giữa bàng quang và não bộ và không còn được linh hoạt, chính xác.
3.2. Nguyên tắc điều trị tiểu không tự chủ và phục hồi chức bàng quang
Tùy vào số lần đi tiểu, mức độ nặng nhẹ, loại rỉ nước tiểu sẽ đưa ra phương pháp điều trị tiểu không tự chủ khác nhau. Với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ được xác định để điều trị chính xác, có thể phối hợp nhiều cách điều trị khác nhau như:
Điều trị không xâm lấn bao gồm thay đổi lối sống, hành vi, phục hồi chức năng. Nếu như các biện pháp này không mang lại hiệu quả thì mới được áp dụng biện pháp phục hồi khác.
3.3. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng bàng quang
Với bệnh nhân bị nặng thì cần phải đưa đến bệnh viện thăm khám và áp dụng tập phục hồi chức năng bàng quang theo chỉ định của bác sĩ.
Có nhiều phương pháp khác nhau nhưng tùy thuộc vào những yếu tố về tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh và nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp hồi phục ở mỗi người khác nhau.
Dưới đây là bài tập phục hồi chức năng bàng quang được chỉ định:
- Điều trị bằng thuốc kê toa: Sử dụng các loại thuốc làm thay đổi hành vi và chức năng của bàng quang như Estrogen cục bộ, thuốc Imipramin (Tofranil) và thuốc kháng cholinergic.
- Thuốc tiêm: Phục hồi chức năng bàng quang thần kinh hoặc bàng quang tăng hoạt, thì người bệnh sẽ được chỉ định tiêm hoạt chất Botulinum toxine nhóm A vào thành bàng quang. Qua đó giúp bệnh nhân phục hồi chức năng đối với cơ quan này, làm giảm nhanh tình trạng tiểu không tự chủ hay rỉ nước tiểu.
- Phản hồi sinh học Biofeedback: Bài tập phục hồi chức năng bàng quang này nhằm kiểm soát hoạt động của cơ thể xảy ra một cách vô thức. Đây là một phương pháp an toàn ít hoặc không gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy, phản hồi sinh học mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị bàng quang, với 3 hình thức phổ biến là: Electroencephalography (EEG) – điện não đồ (hoặc Neurofeedback), Electromyography (EMG) – điện cơ với nhiệt phản hồi sinh học.
- Thay đổi hành vi, lối sống: Chính bản thân người bệnh cần thay đổi lối sống bản thân để mang lại hiệu quả.
- Tập bài tập Kegel (cơ đáy chậu): Các bài tập Phục hồi chức năng bàng quang này giúp kiểm soát triệu chứng tiểu tiện và kìm nén nhu cầu đi tiểu. Bài tập sẽ giúp tăng cường chức năng của cơ và tần sinh môn, qua đó kiểm soát quá trình đóng, mở bàng quang. Người bệnh tích cực áp dụng giữa 2 lần đi tiểu để cải thiện tình trang bệnh.
- Kích thích điện: Các kỹ thuật viên phục hồi chức năng sẽ đưa điện cực vào trong trực tràng hoặc âm đạo để kích thích, giúp làm mạnh nhóm cơ đáy chậu. Người bệnh sẽ kiểm soát triệu chứng rỉ nước tiểu gắng sức và rỉ nước tiểu cấp. Kỹ thuật này có thể kéo dài trong nhiều tháng. Ngoài ra, nếu muốn nhanh khỏi thì người bệnh cần phải kết hợp song song những biện pháp điều trị như tập Kegel và thay đổi hành vi …
Xem thêm Các kỹ thuật phục hồi chức năng liệt hai chi dưới an toàn
4. Học Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng ở đâu uy tín?
Phục hồi Chức năng là ngành học được chú trọng rất nhiều tại các bệnh viện, trung tâm Y tế. Phương pháp điều trị của ngành này dựa trên nguyên lý phục hồi, giúp người bệnh lấy lại chức năng đã mất mà không phải dùng thuốc.
Để cải thiện chức năng bàng quang thì chỉ có phương pháp Phục hồi chức năng, người bệnh đòi hỏi phải kiên trì và nỗ lực rất nhiều mới thực sự cải thiện.
Nếu yêu thích ngành này thì bạn hãy đăng ký Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng tại trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Đây là 1 trong 4 ngành mũi nhọn được chú trọng hiện nay cùng với Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều Dưỡng và Trung Cấp Y học Cổ truyền xét tuyển bằng hình thức xét học bạ. Hãy nhanh tay đăng ký nhé.
Với chia sẻ tổng hợp về phương pháp phục hồi chức năng bàng quang trên đây, Cao đẳng Y Dược HCM hi vọng đây sẽ là thông tin hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức liên quan nhé. Chúc bạn sức khỏe!