Trường hợp gãy xương cánh tay nếu được can thiệp sớm thì cũng ít ảnh hưởng đến chức năng cánh tay bị gãy bởi có sự hỗ trợ của khớp khuỷu và khớp vai bù trừ. Tuy nhiên thì bạn cần phải kết hợp phục hồi chức năng sau gãy xương cánh tay tối đa từ đó tăng khả năng vận động ở bệnh nhân. Thông tin chi tiết sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé.
1. Gãy xương cánh tay là gì?
Gãy xương cánh tay được xem là một chấn thương được tính từ cổ giải phẫu, chỗ bám với cơ ngực đến vùng trên lồi cầu nơi xương bắt đầu bè rộng. Trong đó, tình trạng gãy xương cánh tay được xem là nơi thần kinh quay nằm ở rãnh xoắn sát xương. Đây là vị trí rất dễ gây ra liệt dây quay nếu như bị gãy ở đoạn giữa.
Gãy liệt xương cảnh tay do nhiều nguyên nhân, có thể do vật cứng tác động trực tiếp hay do mảnh bom, viên đạn bắn vào làm gãy xương. Hoặc có thể do nguyên nhân gián tiếp là chống tay xuống đất và chống khuỷu tay.
Bạn đã biết Các phương pháp phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè an toàn
2. Những triệu chứng của gãy xương cánh tay
Sau khi bị gãy xương cánh tay thì sẽ xuất hiện tình trạng đau sau chấn thương, đau hoặc mất cảm giác khi cử động hoặc cánh tay bị lủng lẳng. Dưới đây là những dấu hiệu gãy xương cánh tay không thể bỏ qua:
- Cánh tay sưng to, tròn gây ra sự mất nếp của các cơ
- Xuất hiện các vết bầm tím.
- Biến dạng gập góc trụ của chi, lệch vẹo hoặc có thể bị ngắn lại
- Sờ nắn bên cánh tay bị gãy thì sẽ thấy cơ di động bất thường đồng thời có tiếng lạo xạo bên trong xương
- Đoạn chi bị gãy thường ngắn hơn bên chi lành, có khi dài tuy nhiên gặp ở người cao tuổi đến muộn.
- Trường hợp chụp X-quang sẽ giúp bạn xác định được vị trí gãy, đường gãy hoặc đường di lệch của xương.
3. Biến chứng xảy ra tình trạng gãy xương cánh tay
3.1. Các biến chứng sớm gãy xương cánh tay
Biến chứng liệt dây thần kinh quay: Xuất hiện tình trạng tê bì dọc theo bờ ngoài của cẳng tay, mất cử động do duỗi các ngón tay cái và trỏ.
3.2. Một số biến chứng muộn
- Tình trạng khớp giả, chậm liền xương nguyên nhân do cơ xen vào hai đầu xương gãy
- Di lệch tình trạng gãy thân xương cánh tay là biến chứng thứ phát nguyên nhân do bất động không tốt
- Người bị teo cơ, cứng khớp vai, khớp khuỷu
Nên tìm hiểu ngay Các bài tập phục hồi chức năng đau lưng dễ thực hiện
4. Các bài tập phục hồi chức năng sau gãy xương cánh tay
4.1. Phục hồi chức năng sau gãy xương cánh tay giai đoạn sau bất động
- Nhằm giúp cải thiện tuần hoàn máu
- Duy trì tầm hoạt động tự do của các khớp
- Duy trì lực cơ tại vị trí các khớp tự do của ngón tay, cổ hay bàn tay
- Ngăn ngừa cứng khớp
- Chống teo cơ
- Tăng cường tầm vận động khớp giới hạn
4.2. Bài tập kỹ thuật phục hồi chức năng gãy xương cánh tay giai đoạn bất động
- Người bệnh nên chủ động cử động các ngón tay, cổ tay.
- Co cơ tĩnh của cơ vùng đai vai, cơ tam đầu cánh tay, cơ nhị đầu.
Chú ý: Kết hợp theo dõi mạch quay với thần kinh quay. Trường hợp xuất hiện dấu hiệu sự tổn thương thần kinh thì kết hợp theo dõi sự tiến triển của thần kinh. Trường hợp không thuyên giảm tình trạng thì có thể do bị kẹt thần kinh giữa hai đầu xương hoặc bị đứt chứ không phải bị phù nề do chèn ép.
- Tư thế trị liệu: Cần phải nâng cao tay
- Chủ động tập cử động về các cổ tay, ngón tay
- Tập co cơ tĩnh các cơ nhị đầu, đai vai và cơ tam đầu cánh tay
- Sau 2 tuần thì cần phải tăng cường tập tăng tầm độ khớp vai với khớp khuỷu nhẹ nhàng bằng dàn treo hay chủ động trợ giúp tay kỹ thuật viên.
- Sau 1 tháng: Tăng cường đề kháng cho khớp vai phụ thuộc vào bậc cơ với bệnh nhân. Ngoài ra có thể kết hợp kỹ thuật giữ nghỉ với khớp khuỷu theo bậc của cơ người bệnh.
Chú ý: Người bệnh cần tránh tập quá mạnh đồng thời tập vặn xoay cánh tay
Kết hợp các bài tập phục hồi chức năng gãy xương cánh tay tại nhà:
- Kết hợp nâng cao tay theo tư thế trị liệu
- Tập chủ động bài tập cử động cổ tay và ngón tay
- Tập co cơ tĩnh với các cơ nhị đầu, cơ đai vai hay cơ tam đầu cánh tay
- Sau 2 tuần, người bệnh cần phải tăng tầm độ khớp vai và khớp khuỷu nhẹ nhàng bằng dàn treo hoặc chủ động trợ giúp bằng tay kỹ thuật viên.
- Thường sau 1 tháng thì người bệnh có thể đề kháng khớp vai tùy theo bậc cơ của bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phối hợp kỹ thuật giữ - nghỉ đối với khớp khuỷu.
- Cần phải tránh tập quá mạnh đồng thời tránh tập vặn xoay cánh tay
- Kết hợp bò tường trong tư thế gập và dạng vai, tự trợ giúp bằng tay lành.
5. Học Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng ở đâu?
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch được đánh giá là ngôi trường có tiếng, tạo được lòng tin của sinh viên và phụ huynh. Để làm được điều đó là một quá trình cố gắng rất lớn của giảng viên với các bạn sinh viên từ những năm bắt đầu thành lập. Cho đến nay, ngôi trường này đã khẳng định được vị thế trong lĩnh vực Y Dược. Trường không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học nhằm giúp sinh viên được tiếp thu và trau dồi đầy đủ kỹ năng, kiến thức chuyên môn tốt nhất.
Hiện nay, trường đào tạo 4 chuyên ngành trọng điểm do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho phép, đó là: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều Dưỡng, Cao đẳng Kỹ Thuật Phục hồi Chức năng và ngành Y sỹ Y học cổ truyền... theo hình thức xét tuyển thẳng với thí sinh tốt nghiệp THPT.
Việc tuyển sinh Cao đẳng Phục hồi Chức năng được nhà trường rất chú trọng để đáp ứng nguồn nhân lực hiện nay. Mỗi sinh viên khi theo học đều phải nắm được trọng trách lớn của bản thân và có định hướng học tập tốt nhất. Theo đó, trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ là nơi định hướng giúp việc học tập của các bạn được đảm bảo tốt nhất, có đủ kiến thức và kỹ năng phục phụ công việc.
Nhà trường luôn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên sâu, thực hành, để sinh viên tốt nghiệp có đủ những tố chất trở thành kỹ thuật viên Kỹ thuật Phục hồi chức năng chất lượng nhất sau này.
Với bệnh nhân phục hồi chức năng sau gãy xương cánh tay thì phải chủ động tập luyện tự giác. Đồng thời thực hiện đúng cách sẽ giúp khôi phục chức năng vận động của bệnh nhân nhanh chóng, từ đó sẽ giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm về sau.