Bệnh bại não là một khuyết tật ở trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển đến thể chất và có những rối loạn khác nhau. Cần phải có biện pháp phục hồi chức năng cho trẻ bại não sớm để trẻ nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và có sự phát triển toàn diện hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
1. Tìm hiểu về bệnh bại não
Bệnh bại não là một rối loạn khá phức tạp, là một nguyên nhân phổ biến gây ra sự khuyết tật ở trẻ em. Bệnh bại não do nhiều nguyên nhân khác nhau với những biểu hiện lâm sàng đa dạng qua rối loạn trí tuệ, vận động, hành vi và giác quan.
Tình trạng này gây nên bởi những yếu tố nguy cơ ở giai đoạn trước, trong và sau khi sinh đến 5 tuổi. Để điều trị bệnh bại não thì cần kết hợp chăm sóc với các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cho trẻ tốt nhất. Bệnh nhân cần phải được điều trị sớm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem ngay thông tin bổ ích về Các bài tập phục hồi Chức năng sau tai biến mạch máu não
2. Phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ bại não
Phục hồi chức năng cho trẻ bại não là cách tốt nhất giúp trẻ sớm phục hồi và cải thiện chức năng của não bộ. Khi phát hiện tình trạng bệnh thì bạn cần phải đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để lên phương án điều trị tốt nhất.
2.1. Vận động trị liệu
- Dựa vào cột mốc phát triển với vận động thô của trẻ:
Chức năng vận động thô của trẻ bại não được chia làm 5 mức độ dựa trên vận động trẻ tự khởi phát. Trong đó phải chú trọng đến khả năng ngồi và đi, thông qua 5 bước dưới đây:
Kiểm soát đầu cổ: Lẫy -> Ngồi -> Quỳ -> Bò -> Đứng -> Đi -> Chạy
Người đánh giá: Các Bác sĩ, điều dưỡng với kỹ thuật viên phục hồi chức năng phối hợp với phụ huynh và người chăm sóc để tìm hiểu về chức năng vận động thô của trẻ bị bại não.
Cách thực hiện: Bác sĩ chuyên môn sẽ đặt câu hỏi với phụ huynh, trẻ nhằm xác định được mức độ di chuyển chức năng. Qua đó sẽ đưa ra đánh gia qua buổi hẹn thông thường đó.
- Dựa theo thể lâm sàng bại não:
Đánh giá trẻ qua việc hoàn thành mốc vận động trước rồi chuyển sang mốc sau.
2.2. Phục hồi chức năng giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ bại não
- Huấn luyện kỹ năng giao tiếp sớm:
Cách phục hồi chức năng cho trẻ bại não về giao tiếp đạt mục tiêu về học tập, học cách gửi thông tin, biết cách xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh; có thể kiểm soát và tự lập được sự việc.
Huấn luyện về giao tiếp sớm chú trọng về:
- Kỹ năng tập trung.
- Kỹ năng bắt chước.
- Kỹ năng xã hội.
- Giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh.
- Kỹ năng chơi đùa.
- Phục hồi chức năng bại não với các kỹ năng về ngôn ngữ:
Mục tiêu của phương thức này để giúp trẻ tự nói, làm hoặc chỉ vào bức tranh.
Trẻ được huấn luyện kỹ năng ngôn ngữ cụ thể: về kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và kỹ năng hiểu ngôn ngữ. Với kỹ năng hiểu ngôn ngữ cần huấn luyện trẻ tuân theo nguyên tắc dưới đây:
- Trẻ cần nắm được ý nghĩa của âm thanh, hiểu được câu từ trước khi nói.
- Giao tiếp nhiều với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to rõ ràng.
- Kết hợp dùng dấu hiệu để trẻ dễ hiểu.
- Chỉ 1 người hướng dẫn quen thuộc và dùng 1 vài đồ vật hoặc tranh ảnh
- Động viên khen thưởng đúng lúc.
- Huấn luyện kỹ năng nhà trường:
Trẻ bại não sẽ được huấn luyện về các Kỹ năng trước khi đến trường với Kỹ năng nhà trường. Theo đó, trẻ sẽ biết cách học gửi thông tin, biết xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Click xem ngay Các bài tập phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não
2.3. Hoạt động trị liệu
Vật lý trị liệu cho trẻ bại não là việc làm cần thiết để trẻ hoàn thiện những kỹ năng, phát triển toàn diện hơn:
- Trẻ được huấn luyện về kỹ năng sử dụng hai tay sớm bao gồm: cầm đồ vật và thao tác với các đồ vật.
- Về kỹ năng sinh hoạt hàng ngày sớm: Trẻ bại não sẽ biết được cách tự ăn uống, mặc quần áo, đi giày dép, tự biết tắm rửa và vệ sinh cá nhân (đánh răng, rửa mặt...).
- Về kỹ năng nội trợ: Trẻ sẽ biết cách tự nấu nướng, tiêu tiền với kỹ năng đi chợ.
- Về kỹ năng nghề nghiệp cho trẻ bại não: Biết tham gia giao thông, chọn nghề, học nghề cho phù hợp.
2.4. Điện trị liệu cho trẻ bại não
Phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ bị bại não thì không thể thiếu điện trị liệu tác động vào não của trẻ. Từ đó, não điều khiển hành vi tốt hơn và nhanh chóng phục hồi
- Tử ngoại:
Là phương pháp sử dụng tia tử ngoại B bước sóng 280-315nm, được chỉ định cho trẻ bị bại não thể nhẽo hoặc bệnh bại não có còi xương –SDD.
Tử ngoại được áp dụng trong thời gian: Liều đỏ da độ 1 sau tăng dần lên (tổng liều 1-5 phút/lần ), mỗi đợt cách 20-30 ngày
- Điện thấp tần:
Phương pháp sử dụng dòng điện một chiều có điện thế không đổi trong thời gian điều trị. Được chỉ định với những trẻ bị bại não không có động kinh lâm sàng.
Các phương pháp điện thấp tần sử dụng:
- Galvanic dẫn CaCl2 cổ.
- Galvanic dẫn CaCl2 lưng.
- Dòng Galvanic ngắt quãng
- Dòng Galvanic ngược thân.
- Dòng Galvanic ngược khu trú chi trên và chi dưới
Bạn có khi muốn tìm hiểu về Các phương pháp phục hồi chức năng não bộ đẩy lùi di chứng não
2.5. Tiêm thuốc giãn cơ
Các kỹ thuật viên Phục hồi chức năng cho trẻ bại não sẽ thực hiện tiêm thuốc giãn cơ với những trường hợp trẻ bại não thể co cứng và co rút. Phương pháp này có tác dụng giúp tăng cường khả năng vận động có ý thức, giảm trương lực cơ đồng thời kiểm soát tư thế, phòng chống biến dạng…
Cách thực hiện: Pha thuốc tiêm với dung dịch Nacl 2 9%0 theo đơn vị đóng lọ. Sau đó hãy gây tê bề mặt vị trí tiêm rồi lấy thuốc theo liều lượng và tiêm qua đầu định vị hoặc tiêm trực tiếp nội cơ của máy điện cơ.
2.6. Thuỷ trị liệu
Mục đích của phương pháp thủy trị liệu cho trẻ bại não là giảm trương cơ lực, thư giãn và tăng cường khả năng vận động có ý thức. Phương pháp này áp dụng với trường hợp trẻ bị bại não không có động kinh lâm sàng.
Cách thực hiện: Đo nhiệt độ bể bơi hay bồn nước xoáy Hubbard khoảng từ 36 - 38 độ C. Sau đó cho trẻ vào ngâm khoảng từ 20-30 phút.
2.7. Giáo dục cho trẻ bại não
Các kỹ thuật viên phục hồi chức năng cho trẻ bại não tại các trung tâm sẽ huấn luyện trẻ nắm được những kỹ năng giáo dục đặc biệt, kỹ năng giáo dục tiền học đường, và giáo dục hoà nhập.
Như vậy, để phục hồi chức năng cho trẻ bại não mang lại hiệu quả cao thì cần đưa trẻ đến các trung tâm phục hồi chức năng sớm. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa trẻ và gia đình. Đây là mối quan hệ tác động lớn đến sự thành công của phương pháp trị liệu. Đừng quên phải có sự nỗ lực, kiên trì mới là chìa khóa để giúp trẻ bị bại não sớm hòa nhập cộng đồng và cải thiện tình trạng bệnh.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp