Những bệnh lý tổn thương não bộ gây biến chứng nguy hiểm nặng nề cho người bệnh, thậm chí còn để lại di chứng lâu dài, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội. Người bệnh cần được phục hồi chức năng não bộ càng sớm càng tốt để rút ngắn thời gian phục hồi và cải thiện sức khỏe tốt hơn.
1. Tổn thương não bộ gây ra những di chứng nào?
Trong hệ thần kinh trung ương của con người thì bộ phận não bộ quan trọng nhất cần được bảo vệ. Bộ phần này chi phối toàn bộ hoạt động của cơ thể như vận động, ăn uống, ngôn ngữ, trí nhớ, nhận thức, cảm xúc, tâm lý với các giác quan khác… Với mỗi vùng não bộ khác nhau sẽ đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Chúng thường được liên kết chặt chẽ và gửi thông tin qua những mạch kết nối. Bởi vậy sẽ tạo nên sự phối hợp đồng bộ giữa chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Các bệnh lý tổn thương não bao gồm viêm não, tai biến mạch máu não (đột quỵ), bệnh thoái hóa não hay chấn thương sọ não đều gây tổn thương đến các hệ thống não bộ. Từ đó sẽ dẫn đến mất chức năng não bộ, suy giảm do bị tổn thương và để lại di chứng. Dưới đây là những di chứng phổ biến do tổn thương não bộ:
- Bị yếu hoặc liệt vận động
- Mất khả năng phối hợp động tác
- Tay chân run và mất thăng bằng
- Mất khả năng ngôn ngữ, khó nói, méo miệng, nói ngọng
- Đại, tiểu tiện không tự chủ
- Mất khả năng nhai nuốt, khó nuốt hoặc ăn uống hay bị sặc, đặt ống thông dạ dày
- Mất thị lực, nhìn đôi hoặc nhìn kém
- Giảm, mất thính lực
- Rối loạn cảm giác: mất cảm giác, tê bì, đau thần kinh.
- Rối loạn nhận thức: Suy giảm trí nhớ, mất khả năng nhận thức
- Tâm lý: Bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, vui vẻ quá mức...
- Di chứng khác: viêm phổi do hít sắc, Teo cơ, cứng khớp, sưng đau bàn tay, tắc mạch, loét ...
Các bạn có thể xem Các bài tập phục hồi Chức năng sau tai biến mạch máu não
2. Các phương pháp phục hồi chức năng não bộ đẩy lùi di chứng não
Theo các chuyên gia Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, thời điểm “vàng” để người bệnh phục hồi tốt nhất đó là điều trị trong vòng 1 tháng sau khi bị chấn thương hoặc sang chấn não. Từ 3-6 tháng hoặc sau 1 năm tổn thương thì người bệnh vẫn có khả năng phục hồi nhưng giảm dần. Để phục hồi chức năng não bộ thì người bệnh cần phải được khôi phục mạch kết nối đã bị hư hại hoặc tạo ra những mạch kết nối mới. Theo đó người bệnh cần phải tuân thủ các phương pháp để khôi phục toàn diện ngôn ngữ, vận động, nhận thức và cảm giác bệnh nhân.
2.1. Phục hồi chức năng não bộ bằng thuốc
Với bệnh nhân bị đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não thì thuốc sẽ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe và phòng tránh tái phát bệnh. Ngoài ra để phòng ngừa nguy cơ tái diễn thì cần kiểm soát các bệnh lý liên quan như tiểu đường, huyết áp. Trường hợp người bệnh bị tổn thương não do những nguyên nhân khác, thì người bệnh hãy dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn để kiểm soát và phục hồi sức khỏe tốt nhất.
2.2. Bài tập phục hồi chức năng não bộ
Ngoài điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì bệnh nhân tổn thương não bộ cần sớm kết hợp các bài tập phục hồi chức năng. Hãy thực hiện tại môi trường phong phú qua đó giúp cho người bệnh sớm cải thiện được tối đa chức năng cơ thể sau tổn thương não. Đồng thời người bệnh có thể độc lập nhất trong sinh hoạt hàng ngày.
Các bài tập phục hồi chức năng não bộ hiện nay đã được áp dụng cho người bệnh khi còn ở các đơn vị hồi sức – cấp cứu. Đây là bài tập quan trọng nhằm giúp hạn chế tối đa những di chứng có thể xảy ra sau tổn thương não. Bên cạnh đó thì người bệnh còn có cơ hội phục hồi toàn diện chức năng cơ thể thông qua các phương pháp dưới đây:
2.3. Bài tập vận động trị liệu
Tập vận động trị liệu sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát co cứng tứ chi, cải thiện tầm vận động khớp, tăng cường khả năng vận động tay chân, cải thiện khả năng di chuyển, đi lại, chống teo cơ, cứng khớp, giảm đau vai, chống loãng xương, chống loét và viêm phổi do nằm lâu
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, chức năng vận động và sức khỏe của người bệnh, các bác sỹ và kỹ thuật viên sẽ đưa ra chương trình tập khác nhau. Các bài tập sẽ được tăng dần độ khó và phức tạp như các bài tập vận động theo tầm vận động khớp, ức chế mẫu co cứng để tránh cứng khớp, dính khớp, và giảm co cứng cơ, các bài tập mạnh cơ để giảm tình trạng yếu liệt, các bài tập dịch chuyển để bệnh nhân có thể tự lăn trở người, tự ngồi dậy.., các bài tập thăng bằng, tập đứng, tập đi lại.
Ở đơn vị vận động trị liệu, các bác sỹ và KTV có thể phát hiện ra các vấn đề vận động chi và chỉ định nẹp chân giúp người bệnh đi lại được tốt hơn.
Bên cạnh đó, trong vận động trị liệu còn có các bài tập chức năng hô hấp và phục hồi chức năng tim mạch để cải thiện chức năng tim, phổi của bạn, đặc biệt ở các bệnh nhân viêm phổi và có bệnh lý tim mạch.
Xem ngay thông tin hữu ích về Các bài tập phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não
2.3.1. Ngôn ngữ trị liệu
Với bài tập này, người bệnh sẽ được khôi phục lại chức năng nuốt và chức năng ngôn ngữ. Thông qua những bài tập vận động lưỡi, miệng, nhận thức ngôn ngữ, tập phát âm hay sử dụng ngôn ngữ bao gồm: tập đếm, gọi tên đồ vật, nghe nhạc, đọc đoạn hội thoại ngắn, dài, miêu tả lại bức tranh...
Bài tập khôi phục rối loạn nuốt: Người bệnh duy trì vận động lưỡi, miệng, thực hiện các bài tập kích thích cảm giác hầu họng. Ban đầu nuốt các loại thực phẩm có độ lỏng dần đến đặc khác nhau. Ngoài ra, các kỹ thuật viên phục hồi chức năng ngôn ngữ chỉ định dùng chất làm đặc nước giúp bệnh nhân hạn chế bị rối loạn nuốt gây sặc.
2.3.2. Bài tập trị liệu phục hồi chức năng não bộ
Tại trung tâm trị liệu phục hồi chức năng não bộ thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn bài tập chức năng bàn tay như cầm, nắm đồ vật với kích thước lớn dần, trọng lượng từ nhẹ đến nặng, cầm thìa, đũa. Và những bài tập độc lập vệ sinh hàng ngày bao gồm chải răng, ăn uống, rửa mặt, thay quần áo. Đồng thời tập nhận thức giúp cải thiện trí nhớ, tư duy bị ảnh hưởng sau tổn thương não
Để tăng cường trí thông minh thì người bệnh có thể dùng nẹp với các dụng cụ trợ giúp chức năng bàn tay trong sinh hoạt hàng ngày hoặc trong công việc. Chẳng hạn như nẹp hỗ trợ cầm chuột máy tính, trợ giúp cầm bút thông minh,...
2.4. Phục hồi chức năng đại tiểu tiện
Tổn thương não có thể khiến cho người bệnh đại, tiểu tiện không tự chủ. Đó có thể do bị rối loạn nhận thức hoặc do vùng não tổn thương là vùng kiểm soát đại tiểu tiện. Sau một thời gian thì rối loạn đó sẽ tự phục hồi và thực hiện những chức năng đại tiểu tiện, kích thích thần kinh vùng thắt lưng, điện hậu môn nhằm hỗ trợ phục hồi chức năng đại tiểu tiện của người bệnh.
2.5. Chế độ sinh hoạt
Phục hồi chức năng não độ thì cần chú ý đến chế độ sinh hoạt của bệnh nhân bao gồm: tập luyện khoa học, đúng giờ giấc, ăn ngủ điều độ và tránh những chất kích thích bao gồm thuốc lá, rượu, bia. Đồng thời luôn để bệnh nhân được chủ động trong mọi việc khi có thể kể cả những thao tác của họ còn vụng về.
Có thể bạn đang muốn xem thông tin hữu ích về Các kỹ thuật phục hồi chức năng cho trẻ bại não hiệu quả nhất
2.6. Đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Người bệnh bị tổn thương não sau điều trị cần phải duy trì chế độ ăn uống hàng ngày phù hợp. Tốt nhất hãy bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, bổ sung chất có lợi cho não đóng vai trò rất quan trọng để phục hồi chức năng não bộ.
Cụ thể, người bệnh nên chú ý tăng cường nhóm chất tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin. Hàng ngày nên uống đủ nước, hạn chế Cholesterol và muối.
3. Học Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng vươn xa ước mơ
Tại các cơ sở y tế hiện nay trên cả nước đang bị thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Để tăng cường số lượng với chất lượng của lĩnh vực này thì Bộ lao động Thương binh và Xã hội giao chỉ tiêu xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng năm nay với điều kiện đơn giản dưới đây:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT
- Có lai lịch rõ ràng, không có tiền án, tiền sự.
- Thí sinh có sức khỏe tốt, đạo đức tốt
Ngành Kỹ thuật Phục hồi Chức năng có vai trò quan trọng cải thiện chức năng vận động của người bệnh sau phẫu thuật, điều trị. Khác với những ngành khác thì phương pháp này không để lại tác dụng phụ mà còn có hiệu quả lâu dài.
Thời gian đào tạo Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng trong 3 năm nhưng sẽ được học tập trong môi trường đào tạo chuẩn của Bộ Y Tế. Ngoài ra còn có đội ngũ giảng viên đến từ các trường Đại học Y Dược với bằng cấp từ thạc sĩ trở lên, cùng các bác sĩ đến từ bệnh viện lớn TPHCM tham gia giảng dạy. Về lượng kiến thức, các bạn hoàn toàn yên tâm sẽ được lĩnh hội đầy đủ và buổi thực hành sẽ giúp các bạn trau dồi thêm những kỹ năng cần thiết xử lý công việc.
Thông tin về bài tập phục hồi chức năng não bộ trên đây Cao đẳng Y Dược HCM hi vọng sẽ mang lại cho bạn kiến thức hữu ích để giúp cơ thể phục hồi tốt nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật các kiến thức liên quan. Chúc bạn sức khỏe nhé!