Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Phục Hồi Chức Năng Cho Người Khó Khăn Về Nghe Nói

Cập nhật: 24/12/2022 15:21 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Người khó khăn về nghe nói được xem là một di chứng sau khi mắc bệnh lý tổn thương khó phục hồi cho não bộ. Điều đó gây ra sự khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời nói và trao đổi thông tin. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng phương pháp phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe nói. Thông tin chi tiết sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khó khăn khi nghe nói ảnh hưởng như thế nào?

Những người gặp khó khăn về việc nghe nói thì sẽ không thể nghe, nói hoặc giảm khả năng khi ở cách xa 3m. Để có biện pháp điều trị thì trước tiên phải xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này như thế nào?

Trẻ không nghe được thì sẽ không thể nói được
Trẻ không nghe được thì sẽ không thể nói được

Nguyên nhân gây khó khăn về tình trạng nghe nói:

- Trước khi sinh:

  • Trẻ bị dị dạng tai, miệng.
  • Mẹ bị mắc khiếm khuyết trong thời kỳ mang thai.
  • Dinh dưỡng thai kỳ kém.
  • Bướu cổ do thiếu iod.

- Trong khi sinh:

  • Phụ nữ mang thai thường đẻ non.
  • Người bị tổn thương não. 

- Sau khi sinh:

  • Một số bệnh lý nhiễm khuẩn gây viêm não, viêm màng não mủ, sởi, quai bị.
  • Một số thuốc bao gồm streptomycin dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, gây tổn thương khi dùng ở liều cao.
  • Trong thời gian tuổi cao.
  • Khi tiếp xúc với tiếng động lớn.

Có thể bạn muốn tìm hiểu về Bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối an toàn

2. Dấu hiệu dễ phát hiện cho người khó khăn trong việc nghe nói

2.1. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi 

  • Bạn nên đặt trẻ nằm ngửa, ngồi phía trên đầu của trẻ mà trẻ không nhìn thấy.
  • Vỗ mạnh tay đồng thời quan sát xem trẻ có bị ngạc nhiên, giật mình nháy mắt, co chân lại hoặc ưỡn người hay không. .
  • Thực hiện động tác trên nhiều lần để xem phản ứng của trẻ. Nếu như có gì bất thường thì có thể trẻ đã bị giảm khả năng nghe. 

2.2. Ở trẻ dưới 36 tháng tuổi

  • Dùng một cái lúc lắc phát ra tiếng kêu. 
  • Mẹ của bé ngồi phía trước, bạn cầm lúc lắc phía sua rung để xem trẻ có phản ứng quay đầu lại không.
  • Nếu trẻ quay đầu lại nghĩa là có nghe thấy tiếng lúc lắc.
  • Nếu không chứng tỏ trẻ có khó khăn về nghe. 

2.3. Với trẻ trên 6 tháng tuổi và người lớn

  • Ngồi đối diện với người được kiểm tra.
  • Thực hiện nói một lời nào đó và yêu cầu người được kiểm tra lặp lại hoặc giơ ngón tay làm hiệu:

+ Với người trả lời đúng thì người đó có nghĩa khả năng nghe bình thường.

+ Còn nếu không trả lời đúng thì có nghĩa họ bị giảm khả năng nghe nói.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Bài tập phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa dễ dàng thực hiện

3. Thực hiện kỹ thuật phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe nói

3.1. Khó khăn về giao tiếp bao gồm:

  • Người bệnh không thể nghe, nói nhưng có thể hiểu.
  • Có thể nghe, hiểu mà không thể nói.
  • Nghe được âm thanh hoặc một phần nào đó, nói lắp, nói ngọng hoặc thấy ngôn.

3.2. Phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe nói

Bài tập phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe nói
Bài tập phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe nói
  • Với trẻ em sẽ phát triển ngôn ngữ trong vài năm đầu tiên. Để trẻ có thể nói được thì chúng phải nghe và nhìn được ngay từ những tuần đầu sau sinh. Với trẻ sinh ra mà mất khả năng nghe, nếu không được phục hồi chức năng thì sẽ không nói được.
  • Huấn luyện trẻ vừa có thể nghe, vừa nhìn trong khi giao tiếp, dù trẻ có đáp ứng hay không, kết hợp với các động tác và từ ngữ.
  •  Nghe và nhìn: Diễn tả điều mình muốn bằng ngôn ngữ. Bạn có thể thể hiện khác nhau qua nét mặt, cử chỉ, hành động tay, chân như ngôn ngữ hành động. Qua đó, trẻ vừa có thể nghe và nhìn cách giao tiếp của chúng ta kết hợp động tác và từ ngữ để giao tiếp.
  • Bắt chước: Để luyện trẻ nói thì bạn chú ý nên chọn nơi yên tĩnh, trẻ có thể lắng nghe cách mình nói rồi bắt chước lại. Khi đầu bắt đầu từ những điều dễ và tăng dần độ khó, chỉ vào vật sau đó viết từ đó hoặc chỉ vào màu sắc mà viết.
  • Đối thoại: Bạn có thể giao tiếp với trẻ bằng cách vừa hỏi vừa tự trả lời. Từ đó sẽ giúp lôi cuốn được trẻ vào cuộc hội thoại này. Ngoài ra có thể dạy trẻ đếm từ 1 - 100, biết được tên vật nuôi trong nhà, đồ vật bao gồm bàn ghế, nhà cửa, tủ giường…

3.3. Phương pháp dạy người khó khăn về nói

- Đọc môi:

  • Để trẻ có thể hiểu được nội dung lời nói thì cần dạy trẻ khó khăn về nghe bằng cách đọc môi. 
  • Bạn hãy bắt đầu nói chậm kết hợp việc cử động môi như vậy sẽ giúp trẻ có thể quan sát và dễ hiểu hơn.

- Ngôn ngữ ra hiệu

  • Sử dụng ngôn ngữ ra hiệu trong giao tiếp để biết được ý nghĩa của ngôn từ. 
  • Bạn có thể sử dụng kết hợp ngôn ngữ ra hiệu với những loại ngôn ngữ khác, hoặc dùng tay để ra hiệu qua nhiều cách trong giao tiếp, diễn tả hành động với diễn tả việc làm.

- Vẽ, viết, đọc:

  • Tốt nhất bạn hãy tập dạy cho trẻ biết đọc, vẽ, viết  ngay từ sớm trước khi trẻ đến tuổi đi học. Qua đó, trẻ có thể dùng tay vẽ lên cát hoặc dùng bút chì để dạy trẻ viết từ và đọc đơn giản.

- Ngôn ngữ hình ảnh:

  • Với các cách giao tiếp trên không cải thiện được khả năng nghe nói của trẻ thì bạn hãy thử bằng cách sử dụng hình ảnh.
  • Lấy tranh ảnh giúp biểu thị điều bạn muốn tả và điều trẻ hướng đến. Sau đó hãy nhắc lại nhiều lần cho đến khi trẻ hiểu được bức tranh. 

3.4. Một số điều cần lưu ý khi phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói

  • Người huấn luyện cần phải nói chậm, rõ, chuẩn.
  • Không ép họ nói, nhất là khi đứng trước người lạ hoặc đám đông.
  • Khuyến khích người bệnh giao tiếp với nhiều người khác càng nhiều càng tốt.
  • Công việc phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe nói bao gồm cả quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì nhằm đưa người tàn tật được hội nhập với xã hội.

Với những người bệnh khó khăn về nghe nói thì điều quan trọng là cần thực hiện theo y lệnh của bác sĩ thực hiện theo từng giai đoạn được chỉ định. Đồng thời đáp ứng đủ về tiến trình cải thiện với mốc được đạt ra.

Theo chia sẻ của giảng viên Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, thực hiện phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe nói không hề dễ dàng. Cần phải có sự hỗ trợ của người thân với các bác sĩ kỹ thuật phục hồi chức năng để đảm bảo về hiệu quả điều trị bệnh. Theo đó, các bạn cần phải lựa chọn những địa chỉ chữa bệnh uy tín để mang lại hiệu quả cao!

Thông tin hữu ích khác
hoc-phi-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-bao-nhieu Học phí ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng TPHCM 2024 Học phí ngành Phục hồi Chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào? Có thay đổi so với các năm trước không? Mọi băn khoăn sẽ được giải đáp tại... cac-truong-dao-tao-nganh-phuc-hoi-chuc-nang Các Trường đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng uy tín Các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng ở đâu chất lượng? Trong những năm gần đây thì ngành Phục hồi chức năng ngày càng được chú trọng và... dieu-kien-xet-tuyen-cao-dang-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-la-gi Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào có rất nhiều người thắc mắc và quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu... diem-chuan-nganh-vat-ly-tri-lieu-bao-nhieu-de-trung-tuyen Điểm chuẩn ngành kỹ thuật Phục hồi chức năng năm 2024 Ngành kỹ thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng được đào tạo tại nhiều trường Y dược đang bắt đầu thông báo tuyển sinh, Vậy điểm chuẩn để đủ... thoi-gian-xet-tuyen-cao-dang-nganh-ky-thuat-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020 Thời gian xét tuyển cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng 2024 Thời gian xét tuyển ngành Kỹ thuật Phục hồi Chức năng TPHCM 2024 như thế nào là câu hỏi được rất nhiều thí sinh quan tâm. Vậy để biết được thông... ho-so-xet-tuyen-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-gom-nhung-gi Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng 2024 Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng TPHCM năm 2024 gồm những giấy tờ gì? Cùng xem chi tiết ở bài viết dưới đây...
Xem thêm >>



0899 955 990