Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bài tập phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa dễ dàng thực hiện

Cập nhật: 10/01/2023 15:15 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý dễ xảy ra nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Ngoài phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì cần kết hợp bài tập phục hồi chức năng đau thần kinh tọa an toàn, từ đó giảm thiểu biến chứng có thể xảy ra.

1. Thông tin về bệnh đau dây thần kinh tọa

1.1. Bệnh đau dây thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa lớn nhất trong cơ thể xuất phát từ đốt cột sống thắt lưng L5- S1, đi qua mông, mặt sau đùi, bắp chân, cẳng chân và bàn chân. Bởi vậy mà tình trạng đau dây thần kinh tọa sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ thể. Tình trạng này xảy ra có thể do viêm hay bị chèn ép. Đa số bệnh nhân mắc bệnh này là người cao tuổi, tiểu đường lâu năm hay bệnh nhân béo phì.

Tình trạng đau thần kinh tọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bệnh nhân
Tình trạng đau thần kinh tọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bệnh nhân

Bệnh đau dây thần kinh tọa do nguyên nhân chủ yếu là thoát vị địa điểm hoặc bị tì đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây bệnh là: viêm khớp thoái hóa gây chèn ép bởi khối u, kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh tọa; nhiễm trùng chảy máu do hẹp ống sống hoặc do chấn thương,...

1.2. Triệu chứng đau thần kinh tọa

Người bệnh đau thần kinh tọa sẽ gặp phải những triệu chứng bất thường bao gồm:

  • Đau dọc theo hướng đi của dây thần kinh tọa, đau từ thắt lưng xuống mông, má đùi trong, lan xuống cẳng chân và bàn chân. 
  • Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc đau theo từng lúc, giảm đi khi nghỉ ngơi và tăng khi vận động nhiều. Nhất là khi cúi người xuống, khi ngồi lâu, đau âm ỉ hoặc dữ dội, kèm theo tình trạng tê cứng, nóng rát, mệt mỏi hoặc yếu cơ từ thắt lưng xuống chân, thường bị 1 bên chân khiến họ khó khăn hoặc không thể đi lại.
  • Đau thần kinh tọa ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động, nếu không được điều trị sẽ gây teo cơ, nguy hiểm hơn là dẫn đến tàn phế.

Việc điều trị đau thần kinh tọa quan trọng trong việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Trong đó bao gồm phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn mang hiệu quả cao nếu kết hợp bài tập phục hồi chức năng làm giảm đau đồng thời duy trì khả năng vận động. Từ đó giúp phòng ngừa biến chứng do đau và giảm vận động gây ra. Ngoài ra, người bệnh có thể can thiệp phẫu thuật với phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả với trường hợp trượt đốt sống và chấn thương cột sống, hẹp ống sống nặng, u thân đốt sống, thoát vị đĩa đệm mức độ nặng hay trường hợp u tủy có chèn ép rễ thần kinh...

2. Phương pháp trị liệu phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa

Các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa bao gồm chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, chiếu laser, điện châm, sóng ngắn, xoa bóp, siêu âm, từ trường, máy kéo giãn cột sống... Các bài tập này giúp phát huy hiệu quả tối đa nếu như người bệnh kết hợp với phương pháp điều trị nội khoa.

Dưới đây là các bài tập chi tiết:

Phương pháp nhiệt trị liệu phục hồi chức năng đau thần kinh tọa
Phương pháp nhiệt trị liệu phục hồi chức năng đau thần kinh tọa
  • Với trường hợp nặng nên nằm trên giường đệm cứng và nghỉ ngơi nhiều. Tuyệt đối tránh ngồi ghế xích đu, nằm võng và tránh vận động mạnh bao gồm chạy nhảy, xoay người đột ngột hay cúi gập người.
  • Với vị trí đau thì nên chườm nóng hoặc lạnh trong vòng 48 đến 72 giờ sau đó bắt đầu chườm nóng.
  • Sử dụng biện pháp nhiệt trị liệu nhằm giúp làm giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng. Phương pháp nhiệt trị liệu bao gồm: Sóng siêu âm, Chiếu hồng ngoại hay sóng ngắn.
  • Các phương pháp điều trị điện: điện phân, điện xung, dòng TENS, dòng giao thoa có tác dụng giảm đau, kích thích thần kinh cơ, tăng cường chuyển hóa mang lại hiệu quả với người bệnh đau dây thần kinh tọa.
  • Sử dụng các kỹ thuật di động mô mềm, xoa bóp, vùng thắt lưng với vùng chân bị bệnh. Áp dụng kỹ thuật này nhằm tác dụng tăng tuần hoàn, chuyển hóa bài tiết với chất dinh dưỡng, điều hoà quá trình bệnh lý, khớp sâu, thư giãn cơ từ đó giúp làm giảm đau hiệu quả.
  • Kéo giãn cột sống: Bài tập này nên được thực hiện giai đoạn cấp bằng máy kéo dãn. Mỗi ngày nên áp dụng 1-2 lần, mỗi lần 15-20 phút. Bài tập phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa này nhằm kéo giãn khoảng cách giữa 2 đốt sống. Do vậy, nó có tác dụng làm giảm áp lực lên đĩa đệm, giảm chèn ép dây thần kinh tọa, căng hệ thống dây chằng quanh khớp, bởi vậy sẽ giúp làm giảm đau hiệu quả. Với các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thì nên áp dụng máy kéo dãn cột sống tăng cường làm giảm đau, tác động đúng cơ chế đồng thời giúp kéo dài thời gian tiến triển bệnh.

3. Bài tập phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa tại nhà

Ngoài những bài tập phục hồi chức năng đau thần kinh tọa ở trên thì khi ở nhà người bệnh đừng quên áp dụng các bài tập dưới đây nhé:

  • Động tác 1: Người bệnh nằm ngửa trên một mặt phẳng, từ từ co 2 đầu gối gần ngực, dùng 2 tay ôm đầu gối và giữ lưng thẳng. giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây sau đó duỗi chân ra rồi lặp lại động tác.
  • Với bài tập phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa này sẽ có tác dụng kéo giãn phần xương cột sống, giảm chèn ép.
  • Động tác 2: Người bệnh tốt nhẫy hãy quỳ gối rồi chống hai tay xuống thảm tập, giơ thẳng tay phải về phía trước kết hợp với duỗi chân phải ra sau rồi giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây rồi đổi bên.
  • Động tập 3: Trong tư thế nằm ngửa, người bệnh hãy gập hông gập gối hai chân sao cho hai bàn chân vẫn còn chạm đất. Chống hai khuỷu tay xuống thảm, sau đó ưỡn ngực và cổ ra sau. Tiếp tục giữ nguyên tư thế đến mức khó chịu nghỉ rồi. Tiếp theo hãy lặp lại nhiều lần.
Động tác tập phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa tại nhà
Động tác tập phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa tại nhà
  • Động tác 4: Bài tập phục hồi chức năng đau thần kinh tọa theo tư thế nằm ngửa. Sau đó hãy gập hông gập gối hai chân, sao cho hai bàn chân chạm đất, tiếp theo hãy ấn lưng xuống thảm tập rồi giữ lại trong vòng 10 giây.
  • Động tác 5: Người bệnh nằm ngửa, hai bàn tay úp xuống đặt kế bên nhau và để dưới mông, hai chân chống lên, co gối, gót chân gần đụng mông, hít thở tối đa. Tác dụng của động tác này là vận động, tập khớp cơ vùng thắt lưng.
  • Động tác 6: Thực hiện bài tập phục hồi chức năng đau thần kinh tọa như sau: Nên quỳ gối rồi chống hai tay xuống thảm, lưng cong giống như lưng con mèo, giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây sau đó hãy hạ lưng xuống rồi lặp lại 15 lần.

3. Trường CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong số ít trường được Bộ Lao động thương binh và Xã hội giao nhiệm vụ tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành này cho Y tế.

Tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng hiện nay
Tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng hiện nay

Với những đóng góp lớn trong điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh thì ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng ngày càng được chú trọng nhiều hơn tại các cơ sở y tế. Về phía nhà trường cũng có có trọng trách lớn là bổ sung nhân lực đồng thời cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị với áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến giúp sinh viên nhanh chóng tiếp thu hơn; có đủ kiến thức và kỹ năng để phục vụ công việc sau này.

Ngoài kiến thức trên giảng đường thì nhà trường còn đưa vào chương trình học thực tế, thực hành và thực tập với thời lượng chiếm đến 70% các tiết học hiện nay. Do vậy sinh viên Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng nói riêng hoàn toàn có thể yên tâm. Hiện nay, trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch còn xét tuyển thêm 3 ngành học là Cao đẳng Dược, Trung Cấp Y học Cổ truyền, Cao đẳng Điều dưỡng…theo hình thức xét học bạ giúp các bạn lựa chọn ngành học yêu thích.

Các bài tập phục hồi chức năng đau thần kinh tọa cần phải được điều trị sớm nhằm giúp tránh những biến chứng nặng nề với ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên cần phải kiên trì áp dụng theo chỉ định của bác sĩ với kỹ thuật viên để đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
hoc-phi-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-bao-nhieu Học phí ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng TPHCM 2024 Học phí ngành Phục hồi Chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào? Có thay đổi so với các năm trước không? Mọi băn khoăn sẽ được giải đáp tại... cac-truong-dao-tao-nganh-phuc-hoi-chuc-nang Các Trường đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng uy tín Các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng ở đâu chất lượng? Trong những năm gần đây thì ngành Phục hồi chức năng ngày càng được chú trọng và... dieu-kien-xet-tuyen-cao-dang-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-la-gi Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào có rất nhiều người thắc mắc và quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu... diem-chuan-nganh-vat-ly-tri-lieu-bao-nhieu-de-trung-tuyen Điểm chuẩn ngành kỹ thuật Phục hồi chức năng năm 2024 Ngành kỹ thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng được đào tạo tại nhiều trường Y dược đang bắt đầu thông báo tuyển sinh, Vậy điểm chuẩn để đủ... thoi-gian-xet-tuyen-cao-dang-nganh-ky-thuat-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020 Thời gian xét tuyển cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng 2024 Thời gian xét tuyển ngành Kỹ thuật Phục hồi Chức năng TPHCM 2024 như thế nào là câu hỏi được rất nhiều thí sinh quan tâm. Vậy để biết được thông... ho-so-xet-tuyen-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-gom-nhung-gi Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng 2024 Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng TPHCM năm 2024 gồm những giấy tờ gì? Cùng xem chi tiết ở bài viết dưới đây...
Xem thêm >>



0899 955 990