Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bài tập phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống

Cập nhật: 10/01/2023 16:15 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống là sự kết hợp của phương pháp điều trị của bác sĩ, sự cố gắng người bệnh với sự quan tâm của người chăm sóc. Người bệnh cần phải kiên trì tập luyện để mang lại hiệu quả tốt nhất. Thông tin chi tiết sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé.

1. Chấn thương tủy sống là gì?

Tủy sống là phần trong ống sống, thuộc về hệ thần kinh trung ương với chức năng chủ yếu là dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ não và dẫn truyền cảm giác từ cơ thể đến não. Nói một cách dễ hiểu thì tủy sống là trung tâm của các cung phản xạ tự động.

Tổn thương tủy sống ảnh hưởng đến mọi chức năng trong cơ thể
Tổn thương tủy sống ảnh hưởng đến mọi chức năng trong cơ thể

Thuật ngữ tổn thương tủy sống được dùng chỉ nhóm bệnh lý gây ảnh hưởng đến tủy sống do một số nguyên nhân là viêm tủy, chấn thương cột sống, nhồi máu cơ tim hoặc xuất huyết... Trường hợp bị chấn thương tủy sống sẽ ảnh hưởng đến việc gửi và nhận tín hiệu từ não bộ với các hệ trong cơ thể. Từ đó sẽ gây ra sự rối loạn cảm giác, vận động, những phản xạ tự động dưới mức tổn thương đồng thời gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục và cả đại tiểu tiện.

Có thể bạn muốn tìm hiểu Kỹ thuật phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cần thiết sau điều trị

2. Triệu chứng của tình trạng chấn thương tủy sống

Tùy vào mức độ tổn thương nặng nhẹ tủy sống, người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu khác nhau bao gồm:

  • Người bệnh có thể bị yếu, liệt vận động dưới mức tổn thương: liệt tứ chi như chân, tay, thân mình hoặc có thể bị tổn thương tủy cổ, tủy ngực, chóp tủy hoặc liệt 2 chân.
  • Rối loạn cảm giác dưới mức tổn thương: Người bệnh có thể bị giảm hay mất cảm giác đau thần kinh, dưới tổn thương.
  • Tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Người bệnh có triệu chứng vã mồ hôi, đau đầu, đỏ mặt, nhịp tim chậm, tăng huyết áp kịch phát.
  • Viêm phổi, suy hô hấp do liệt cơ hô hấp
  • Một số triệu chứng khác: co cứng khớp, teo cơ, loét da, dính khớp, viêm phổi, cốt hóa lạc chỗ, suy thận, tắc mạch chi, nhiễm khuẩn tiết niệu...

3. Bài tập phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống

3.1. Tập thở và ho

Phương pháp phục hồi chức năng chấn thương tủy sống ở bệnh nhân tại vùng đoạn tủy cao tại vùng ngực hoặc cổ đối diện với tình trạng liệt một phần các cơ hô hấp. Bởi vậy, điều đó khiến cho bệnh nhân có thể bị mất khả năng ho bởi bị ứ đọng đờm dãi, hoặc viêm phổi. Ngoài ra hãy đặt 2 tay trước ngực người bệnh sau đó hãy ấn mạnh vào ngực người bệnh để tránh bị ho, tránh bị dịch chuyển cột sống.

3.2. Tập vận động

Với người bị chấn thương tủy sống giai đoạn đầu có thể bị bất động và co rút cơ thể xuất hiện tại vị trí khớp khiến người bệnh cứng khớp. Bởi vậy các khớp ở vùng bị liệt chi thì người bệnh nên được cử động thường xuyên mỗi ngày 10 lần luân phiên ở cả 2 tư thế nằm và ngồi.

3.3. Tăng sức mạnh các cơ ở chi với thân mình

Bài tập phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống ở tư thế ngồi, chống hai tay thẳng lên trên 2 hộp gỗ hoặc lên trên đệm cứng có bề dày khoảng 15 cm. Sau đó hãy nâng thân mình nhờ vào sức mạnh của hai cánh tay đồng thời giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây. Tốt nhất hãy lặp lại động tác trong vòng 10 lần.

Người bệnh nên được nằm ngửa rồi tích cực tập động tác gập người, hai tay duỗi về phía trước để gập người rồi chạm tay vào đầu gối, duỗi thẳng hai chân. Động tác này nên được lặp lại 10 lần.

Các chuyên gia kỹ thuật phục hồi chức năng khuyến cáo, nên tăng cường các bài tập nâng cao sức cơ và xây dựng theo hình thức khác nhau để giảm bớt sự nhàm chán. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng tạ hoặc túi cát để kéo hoặc nâng lên từ từ. Lặp lại những động tác này khoảng 10 lần.

3.4. Tập đứng

Người bệnh có thể đứng dậy nhằm giúp cải thiện lưu thông máu, từ đó giúp việc đào thải chất cặn bã bao gồm phân và nước tiểu dễ dàng hơn làm dễ đào thải các chất cặn bã như nước tiểu và phân.

Xem thêm bài tập vật lý trị liệu vẹo cột sống toàn diện cho bệnh nhân

4. Lấy lại hoạt động sinh hoạt hằng ngày

Với người bị chấn thương tủy sống thì cần hướng đến cuộc sống độc lập. Với bệnh nhân bị tổn thương thấp hơn đoạn tủy cổ thì có thể được học về cách chăm sóc bản thân thuận lợi hơn.

Bài tập Phục hồi chức năng chấn thương tủy sống
Bài tập Phục hồi chức năng chấn thương tủy sống

4.1. Chăm sóc da

Trường hợp bệnh nhân có thể lăn trở được thì khuyến khích người bệnh nên thay đổi tư thế thường xuyên nhằm phòng ngừa tình trạng loét ép. Nếu muốn lăn sang phải thì bạn phải hướng dẫn bệnh nhân bắt chéo chân trái lên chân phải, đưa hai tay sang bên trái. Tiếp theo sau đó hãy đưa mạnh hai tay sang bên phải đồng thời nâng đầu nghiêng bên phải giúp cho toàn thân nghiêng sang phía phải.

Đây là một việc làm cần thiết trong phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống. Trường hợp người bệnh không lăn trở được thì bạn cần hỗ trợ thay đổi tư thế bằng cách lăn gần hoặc ra xa họ. Nếu bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, thì đưa vai dưới nhẹ về phía trước nhằm giúp tránh bị loét giữa hai xương vai.

Nhằm tránh biến chứng loét khi chăm sóc bệnh nhân chấn thương tủy sống thì nên sử dụng nệm lót ngồi hoặc nệm nước. Vệ sinh cho người bệnh sạch sẽ, rửa vết loét kết hợp chăm sóc hàng ngày để hạn chế nguy cơ bị biến chứng.

4.2. Chăm sóc đường tiểu

Hỗ trợ và hướng dẫn bệnh nhân tự vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đeo túi nước tiểu và tự đặt ống thông tiểu. Với điều đó sẽ giúp bạn có thể phòng tránh được những biến chứng nhiễm trùng đường tiểu.

4.3. Chăm sóc đường tiêu hoá

Đa số người bệnh bị tổn thương tủy sống thì có thể sẽ bị mất đi khả năng tự rặn khi đại tiện. Do vậy bạn hãy hướng dẫn người bệnh sử dụng tay để lấy phân ra hàng ngày.

5. Hỗ trợ về mặt tâm lý

Hỗ trợ mặt tâm lý cho người chấn thương tủy sống là điều rất cần thiết, chấn thương có thể làm mất đi khả năng hoạt động đột ngột khiến người bệnh có thể rất dễ rơi vào tình trạng thất vọng, buồn bã, lo âu cùng cực, dễ chán nản hoặc cáu gắt. Đây là phản xạ tâm lý rất bình thường và dễ hiểu tuy nhiên nếu không có cách giải quyết thì ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Theo đó khi chăm sóc cho bệnh chấn thương tủy sống phải lưu ý:

  • Luôn thể hiện sự thông cảm đồng thời sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân.
  • Thường xuyên động viên, tham gia chơi đua, làm việc giúp họ giải tỏa căng thẳng.
  • Người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân khi cần thiết, lưu ý không nên để bệnh nhân tự thực hiện một mình..
  • Giải thích cho bệnh nhân về tình trạng khuyết tật, tránh giấu diếm hay nói dối người bệnh về chữa khỏi hoàn toàn.
  • Tích cực cho bệnh nhân gặp gỡ nhiều người khác cũng bị chấn thương tủy sống để họ có cơ hội chuyện trò, sinh hoạt, cải thiện tinh thần lạc quan, vui vẻ hơn.

6. Tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng với điều kiện đơn giản

Hiện nay, ngành Kỹ thuật Phục hồi Chức năng có đóng góp và được ứng dụng nhiều trong Y học nhằm giúp cải thiện chức năng suy giảm và hồi phục chức năng đã bị mất. Với ưu điểm không phải dùng thuốc, tránh được tác dụng phụ đồng thời mang lại hiệu quả lâu dài thì các cơ sở Y tế ngày càng đẩy mạnh nguồn nhân lực ngành này.

Tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng
Tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Theo đó, các trường cũng nắm bắt được nhu cầu thiết yếu đó không ngừng đẩy mạnh công tác tuyển sinh Cao đẳng Phục hồi Chức năng. Trong đó có trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong số ít trường đủ điều kiện được Bộ lao động Thương binh và Xã hội giao chỉ tiêu xét tuyển.

Ngoài ra, trường còn tuyển sinh thêm các ngành học là Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Dược và Trung cấp Y học cổ truyền nhằm giúp các bạn được lựa chọn ngành học yêu thích. Đáng chú ý, các ngành học này đều xét tuyển dựa trên học bạ. Các bạn chỉ cần đã đỗ tốt nghiệp THPT là hoàn toàn có thể đăng ký. Do vậy bạn không phải lo lắng về điều kiện xét tuyển nhé.

Thông tin chia sẻ trên đây về tình trạng phục hồi chức năng chấn thương tủy sống. Cao đẳng Y Dược HCM hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Để bệnh nhân phục hồi nhanh chóng thì cần kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện tinh thần người bệnh kiên trì. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
hoc-phi-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-bao-nhieu Học phí ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng TPHCM 2024 Học phí ngành Phục hồi Chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào? Có thay đổi so với các năm trước không? Mọi băn khoăn sẽ được giải đáp tại... cac-truong-dao-tao-nganh-phuc-hoi-chuc-nang Các Trường đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng uy tín Các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng ở đâu chất lượng? Trong những năm gần đây thì ngành Phục hồi chức năng ngày càng được chú trọng và... dieu-kien-xet-tuyen-cao-dang-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-la-gi Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào có rất nhiều người thắc mắc và quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu... diem-chuan-nganh-vat-ly-tri-lieu-bao-nhieu-de-trung-tuyen Điểm chuẩn ngành kỹ thuật Phục hồi chức năng năm 2024 Ngành kỹ thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng được đào tạo tại nhiều trường Y dược đang bắt đầu thông báo tuyển sinh, Vậy điểm chuẩn để đủ... thoi-gian-xet-tuyen-cao-dang-nganh-ky-thuat-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020 Thời gian xét tuyển cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng 2024 Thời gian xét tuyển ngành Kỹ thuật Phục hồi Chức năng TPHCM 2024 như thế nào là câu hỏi được rất nhiều thí sinh quan tâm. Vậy để biết được thông... ho-so-xet-tuyen-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-gom-nhung-gi Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng 2024 Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng TPHCM năm 2024 gồm những giấy tờ gì? Cùng xem chi tiết ở bài viết dưới đây...
Xem thêm >>



0899 955 990