Phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè là phương pháp được chỉ định kết hợp với điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên thời gian hồi phục chức năng của bệnh nhân còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Thông tin chi tiết sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng tham khảo nhé.
1. Vỡ xương bánh chè bao lâu hồi phục?
Xương bánh chè có vai trò quan trọng trong hệ thống duỗi gối.Trường hợp bệnh nhân bị va chạm đầu gối xuống đất với lực tác động mạnh thì gây ra gãy xương bánh chè. Một số thống kê cho thấy, xương bánh chè chiếm khoảng 2-4% trong tổng số những trường hợp gãy xương hiện nay. Vậy gãy xương bánh chè bao lâu hồi phục?
Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các loại gãy xương bánh chè, tuổi tác và phương pháp điều trị. Mỗi tình trạng sẽ gây ra sự vỡ xương khác nhau. Tùy thuộc vào lứa tuổi mà có phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Với những người bị chấn thương ở khớp gối thì cũng chưa thể xác định được là có bị vỡ xương bánh chè hay không. Bởi vậy khi gặp phải bất kỳ chấn thương nào thì bệnh nhân tốt nhất hãy nghỉ ngơi và theo dõi.
Có thể sử dụng một số biện pháp giảm đau hiệu quả như dùng khăn lạnh để chườm lên vị trí đau trong vòng 20 phút sau đó bỏ ra rồi tiếp tục lặp lại cho đến khi đỡ đau.
Bạn có thể xem thêm về Bài tập Phục hồi Chức năng sau gãy xương cánh tay an toàn
2. Các phương pháp điều trị gãy xương bánh chè
Nếu như không thuyên giảm tình trạng đau nhức và sưng phù thì bệnh nhân có thể đang gặp phải tình trạng vỡ xương bánh chè. Theo đó cần phải đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế để được chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp hiện nay. Dưới đây là hai phương pháp điều trị vỡ xương bánh chè:
- Điều trị bảo tồn: Phương pháp điều trị này được chỉ định cho bệnh nhân bị vỡ xương bánh chè dạng nứt rạn, không di lệch. Tùy từng trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau để cố định xương, với bệnh nhân cao tuổi có bệnh nội khoa hay không còn đi đứng thì có liệu pháp điều trị khác phù hợp hơn.
- Điều trị phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp vỡ xương bánh chè mà 2 phần vỡ rời xa nhau quá 4mm, gãy vụn khi diện khớp của các mảnh gãy khấp khểnh hoặc khi xuất hiện có mảnh rời di lệch vào khớp gối.
Hiện nay, vỡ xương bánh chè còn được phẫu thuật bằng nhiều cách như: mổ buộc xương chữ U, mổ buộc vòng chỉ thép, mổ bắt vis, mổ néo ép. Trường hợp xương bánh chè vỡ vụn nhiều thì phải mổ để lấy bỏ xương bánh chè. Sau đó, bệnh nhân không vững thì cần phải được bó bột hoặc đeo nẹp đùi cẳng bàn chân giúp tăng cường.
Tình trạng vỡ xương bánh chè được hiểu là gãy xương nội khớp trừ gãy cực dưới, có thể gãy hở hoặc gãy kín. Bộ phận này giữ chức năng chính trong hệ thống duỗi gối gây ra tình trạng chấn thương vùng gối hay gãy xương bánh chè.
Tham khảo về Những bài tập phục hồi chức năng vỡ mâm chày an toàn, hiệu quả
3. Phương pháp phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè an toàn
Phương pháp phục hồi chức năng xương bánh chè sẽ là cách giúp hồi phục khả năng vận động sau khi vỡ xương bánh chè. Từ đó sẽ giúp cải thiện hệ thống duỗi gối nhằm giúp hoạt động bình thường trở lại. Thời gian phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè phụ thuộc vào tiến triển của bệnh nhân mà theo từng giai đoạn.
3.1. Với bệnh nhân bó bột:
3.1.1. Giai đoạn bất động khớp gối.
Sau khi phẫu thuật vỡ xương bánh chè giai đoạn đầu thì bệnh nhân cần phải được điều trị bảo tồn và tăng cường bó bột. Bên cạnh đó, người bệnh hãy thực hiện vận động những bài tập nhẹ nhàng dưới đây:
- Tập co cơ tĩnh khi bó bột hoặc đeo nẹp. Người bệnh nên tập mỗi ngày 1-0 lần, mỗi lần tập luyện khoảng 5 – 10 giây. Tốt nhất hãy chú trọng trong việc tập co cơ tĩnh với phần cơ tứ đầu đùi.
- Tốt nhất hãy tập chủ động trợ giúp với các khớp như cổ chân, háng,.. từ đó giúp tăng cường tuần hoàn.
- Tốt nhất hãy bó bột sau khi khô, người bệnh nên đứng dậy tập đi bằng nạng có sự hướng dẫn của kỹ thuật viên hay bác sĩ. Tốt nhất hãy chú ý cho chân bệnh nhân chịu một phần sức nặng.
3.1.2. Giai đoạn sau bất động khớp gối:
Đây là giai đoạn sau khi bệnh nhân được tháo bột và tháo nẹp cố định khớp gối. Việc phục hồi chức năng sau mổ xương bánh chè cần được thực hiện dưới đây:
- Thực hiện các bài tập giúp làm giảm đau và tránh co cứng cơ bằng những biện pháp trị liệu bao gồm: nhiệt trị liệu, điện phân dẫn thuốc, điện trị liệu…
- Các bác sĩ, kỹ thuật viên xoa bóp sẽ giúp chống sự kết dính khớp gối xung quanh sẹo mổ, quanh khớp với xương bánh chè.
- Chú ý việc tăng cường di động về xương bánh chè theo chiều ngang và chiều dọc. Bên cạnh đó thì cần phải gia tăng tầm vận động khớp theo kỹ thuật giữ – nghỉ.
- Thực hiện một số bài tập như đạp xe tại chỗ, xuống tấn, tập lên xuống cầu thang, tập trên những dụng cụ tập khớp gối chuyên dụng…
- Người bệnh có thể trở lại những hoạt động bình thường sau 6 tháng.
3.2. Với người bệnh phẫu thuật:
3.2.1. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật vỡ xương bánh chè từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 14:
- Người bệnh chú ý hãy duỗi gối tối đa; rồi gấp khớp gối đến 90 độ.
- Chườm lạnh tại vùng xương bánh chè sưng đau trong vòng 20 phút, mỗi lần cách nhau 2 tiếng. Sau đó có thể dùng băng chun để ép cố định khớp gối.
- Người bệnh có thể đi lại bằng nạng cho đến khi kiểm soát cơ đùi và chân phẫu thuật để chịu một phần trọng lượng.
- Tập co cơ, tĩnh cơ tứ đầu đùi cùng với toàn bộ chân phẫu thuật; trường hợp vận động thụ động khớp gối khoảng từ 0 – 30 độ với những ngày đầu, trong vòng 2 tuần thì có thể tăng dần đạt gấp gối 90 độ; vận động khớp cổ chân, tập duỗi khớp gối và khớp háng của chân phẫu thuật.
3.2.2. Phương pháp phục hồi chức năng sau vỡ xương bánh chè sau phẫu thuật từ 2 – 6 tuần:
- Tăng cường sức mạnh nhóm cơ đùi, Tăng vận động khớp gối; giảm đau và phù nề.
- Người bệnh có thể tập duỗi khớp gối tối đa; sau đó hãy gấp dần khớp gối đến 6 tuần thì cũng có thể vận động bình thường. Sau 4 tuần phẫu thuật thì chân sẽ tiếp tục chịu trọng lượng và bỏ nạng.
- Bạn có thể dùng tạ, chun, bao cát hay các dụng cụ chuyên dụng để gia tăng sức mạnh cơ đùi.
- Tập đạp xe đạp, xuống tấn, bơi.
- Thường sau phẫu thuật trong vòng 2 tuần thì người bệnh có thể đi tái khám, thường mỗi lần cách nhau 1 tháng để kiểm soát tình trạng bệnh. Khám đến 6 tháng sau phẫu thuật.
4. Trường CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh CĐ Kỹ thuật Phục hồi chức năng
Kỹ thuật phục hồi Chức năng hiện nay là một ngành mũi nhọn trong công tác tuyển sinh và đào tạo của trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Cho đến này trường đã đào tạo 13 khóa sinh viên theo học tại trường, góp một phần không hề nhỏ cho việc cung ứng đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Y Dược trên cả nước và qua đó cũng khẳng định được chỗ đứng vững chắc hiện nay.
Ngành Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng được đào tạo theo hình thức chuyên sâu, chú trọng đến kiến thức thực hành ngoài kiến thức lý thuyết. Khi học tại ngôi trường này, các bạn sẽ được đảm bảo chương trình thực hành chiếm đến 70% số lượng tiết học.
Với các bạn có nguyện vọng đăng ký tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng, thì không phải lo lắng chất lượng giảng dạy ngôi trường này. Nhà trường luôn cố gắng cải thiện chất lượng dạy và học, bằng việc đầu tư thêm trang thiết bị, dụng cụ, phòng thực hành chuẩn của Bộ Y Tế. Sinh viên tốt nghiệp vừa có đủ kiến thức mà vừa có kỹ năng để phục vụ công việc tốt nhất.
Các bài tập phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè trên đây hi vọng sẽ là hành trang để các bạn trau dồi kiến thức và điều trị hiệu quả. Nếu có nguyện vọng học Cao đẳng kỹ thuật phục hồi chức năng thì nhanh tay đăng ký sớm nhất nhé!