Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các Quy Trình Kỹ Thuật Điều Dưỡng Của Bộ Y Tế Mới Nhất

Cập nhật: 20/09/2024 14:27 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Nhiệm vụ chính của ngành Điều dưỡng là chăm sóc người bệnh. Để thực hiện điều đó thì mỗi Điều dưỡng viên cần nắm rõ quy trình kỹ thuật Điều dưỡng của Bộ Y tế. Đó cũng là nội dung cơ bản mỗi người Điều dưỡng hiện tại và tương lai cần nắm vững để thực hiện sứ mệnh cao cả của ngành này. Hãy cùng theo dõi dưới đây nhé!

Quy trình điều dưỡng là như thế nào?

Quy trình Điều dưỡng là một chuỗi các thao tác tối ưu được thực hiện bởi điều dưỡng viên nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn và tính liên tục trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Quy trình này giúp điều dưỡng viên theo dõi, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân một cách có hệ thống và chặt chẽ.

Năm 1958, nhà điều dưỡng Ida Jean Orlando đã đưa ra các bước cơ bản trong quy trình chăm sóc bệnh nhân, bao gồm 4 giai đoạn:

  • Nhận định (A – Assessing): Điều dưỡng viên thu thập thông tin và đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Lập kế hoạch (P – Planning): Xây dựng kế hoạch chăm sóc cá nhân hóa cho từng bệnh nhân dựa trên kết quả nhận định.
  • Thực hiện kế hoạch (I – Implementing): Điều dưỡng viên thực hiện các biện pháp chăm sóc theo kế hoạch đã lập.
  • Đánh giá (E – Evaluating): Đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp chăm sóc để điều chỉnh kịp thời nếu cần.

Với sự phát triển của Y học hiện đại, quy trình này đã được bổ sung thêm một bước quan trọng là Chẩn đoán (D – Diagnosing). Việc chẩn đoán giúp điều dưỡng viên xác định rõ ràng tình trạng bệnh lý. Từ đó cung cấp phương pháp chăm sóc phù hợp hơn cho bệnh nhân.

Trong quy trình điều dưỡng, bệnh nhân luôn là trung tâm. Điều dưỡng viên và các cá nhân liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và đảm bảo bệnh nhân nhận được sự chăm sóc tốt nhất. Mỗi giai đoạn của quy trình đều có tính động và tương tác lẫn nhau, tức là mỗi bước đều có thể ảnh hưởng và phụ thuộc vào các bước khác, tạo nên một quy trình chăm sóc toàn diện và linh hoạt.

Quy trình điều dưỡng là như thế nào?
Quy trình Điều dưỡng là một chuỗi các thao tác tối ưu được thực hiện bởi điều dưỡng viên

 

Mục đích của quy trình kỹ thuật điều dưỡng Bộ Y Tế

Quy trình kỹ thuật điều dưỡng của Bộ Y Tế gồm các hoạt động dựa theo kế hoạch được lập ra từ trước đó. Nhằm đưa đến kết quả, đó là sự chăm sóc riêng biệt.

Với sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng của trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ đều phải nắm được mục đích thực hiện quy trình kỹ thuật Điều dưỡng Bộ Y Tế như sau:

  • Không bỏ sót công việc chính liên quan đến chăm sóc người bệnh.
  • Công tác chăm sóc bệnh nhân cần được thực hiện liên tục.
  • Luôn trau dồi, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cũng như nghiệp vụ.
  • Luôn đề cao ý thức, trách nhiệm trong công việc của Điều dưỡng viên mà mình đảm nhận.
  • Cung cấp chính xác thông tin bệnh nhân với nhân viên và điều dưỡng viên.
  • Đảm bảo việc quản lý Điều dưỡng viên tốt thì mỗi Điều dưỡng viên trưởng phải đánh giá năng lực và khả năng của nhân viên mình.
  • Trong thời gian đào tạo, thực hiện kế hoạch chăm sóc giúp tổ chức, hướng dẫn công tác truyền đạt kinh nghiệm lâm sàng nhằm giải quyết tình huống trong khi chăm sóc người bệnh một cách hiệu quả.
  • Về phía người bệnh, khi có kế hoạch chăm sóc chỉn chu giúp họ yên tâm, tin tưởng phối hợp với điều dưỡng viên giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả nhanh hơn.

Các bước quy trình Điều dưỡng cơ bản sinh viên cần nắm

Các bước quy trình kỹ thuật Điều dưỡng đều được Bộ Y Tế thông qua từ trước. Trong đó gồm những thao tác, hoạt động cụ thể nhằm mang lại kết quả chăm sóc bệnh nhân đúng mục đích. Khi làm việc theo kế hoạch thì điều dưỡng viên chính là người giúp cho bệnh nhân an tâm hơn.

quy-trinh-ky-thuat-dieu-duong
Các quy trình Điều dưỡng cơ bản đúng - chuẩn theo quy định

Cụ thể, quy trình kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản tại Việt Nam thực hiện theo các bước cụ thể dưới đây:

Bước 1: Nhận định và xác định đối tượng bệnh nhân

Người Điều dưỡng thu thập mọi thông tin về người bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, gia đình người bệnh, nhân viên y tế, hồ sơ người bệnh. Nội dung nhận định sẽ giúp xây dựng được kế hoạch chăm sóc phù hợp với người bệnh, do vậy nhận định cần chi tiết đầy đủ gồm các yếu cầu:

  • Nhận định thực thể: Nhiệt độ cao/thấp, mạch nhanh/chậm, tình trạng da, lượng nước tiểu, hạn chế cử động…
  • Nhận định tâm thần cảm xúc: Sự đáp ứng bằng lời, không lời, cử chỉ, hành vi, khả năng tư duy, hiểu biết về bệnh tật, trí nhớ, lo sợ,…
  • Nhận định về kinh tế, văn hóa, xã hội: Trình độ văn hóa, sự hiểu biết xã hội, ảnh hưởng văn hóa tới người bệnh như thế nào?...
  • Nhận định về môi trường: Nhận định về điều kiện sống, làm việc, có khả năng phòng ngừa được bệnh không?...

Bước 2: Chẩn đoán Điều dưỡng

Sau khi nhận định người bệnh, người Điều dưỡng phải đưa ra được các chẩn đoán Điều dưỡng hoặc xác định vấn đề chăm sóc trên người bệnh.

Chẩn đoán Điều dưỡng sẽ nêu lên vấn đề hiện tại hay tiềm tàng của người bệnh, từ đó yêu cầu sự can thiệp của Điều dưỡng để giải quyết cùng với nguyên nhân của nó nếu biết được. Chẩn đoán phải chính xác dựa trên sự việc có thật liên quan tới vấn đề của người bệnh.

Chẩn đoán Điều dưỡng có thể thực hiện theo công thức:

  • Chẩn đoán điều dưỡng = Vấn đề của người bệnh + Nguyên nhân (nếu có).
Điều dưỡng phải đưa ra được các chẩn đoán tình trạng của bênh nhân
Điều dưỡng phải đưa ra được các chẩn đoán tình trạng của bênh nhân

Bước 3: Lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng cho người bệnh

Lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng là rất cần thiết để cung cấp chế độ chăm sóc, giai đoạn chuẩn bị và một tiêu chuẩn đánh giá tốt nhất cho người bệnh. Có 3 bước phát triển kế hoạch chăm sóc gồm:

Thiết lập các vấn đề ưu tiên

  • Xác định chẩn đoán điều dưỡng nào có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của người bệnh, những tình huống đó phải được chú trọng nhất.
  • Bắt đầu với những nhu cầu cơ bản của người bệnh cần phải được đáp ứng trước.
  • Tham khảo ý kiến người bệnh để tìm ra vấn đề gì cần ưu tiên hơn để có thể thực hiện theo yêu cầu của họ, nếu điều đó không cản trở đến kế hoạch điều trị.

Viết ra các mục tiêu

  • Mục tiêu đưa ra bằng các thuật ngữ có thể thực hiện được, đo lường được.
  • Mục tiêu phải được viết rõ ràng, cụ thể.
  • Mỗi mục tiêu cho một chẩn đoán chăm sóc.
  • Mỗi mục tiêu có một thời gian nhất định để hoàn thành.

Viết kế hoạch chăm sóc

  • Các kế hoạch chăm sóc nêu được cá tính hoá theo những nhu cầu của một người bệnh cụ thể.
  • Ngôn ngữ sử dụng trong kế hoạch chăm sóc phải rõ ràng để tất cả những ai sử dụng nó đều hiểu được, viết rõ ràng.
  • Kế hoạch chăm sóc phải thực tế, tại thời điểm chăm sóc, nên sẵn có và được dùng để bàn giao.

Có thể thấy, việc lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng là một bước quan trọng trong quy trình chăm sóc người bệnh, giúp đảm bảo điều dưỡng viên có thể chăm sóc hiệu quả hơn. Đối với các sinh viên điều dưỡng, việc hiểu và thực hành lập kế hoạch này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất cần thiết để phát triển kỹ năng chuyên môn. Nếu bạn là sinh viên hoặc mới bước vào nghề, hãy tham khảo ngay Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng dành cho sinh viên để có cái nhìn chi tiết và chính xác hơn, từ đó tự tin áp dụng vào thực tế lâm sàng.

Bước 4: Thực hiện chăm sóc chi tiết cho người bệnh

Thực hiện kế hoạch chăm sóc là những hành động cần thiết để hoàn thành sự can thiệp Điều dưỡng đã vạch ra. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, người Điều dưỡng cần phải qua các bước sau:

  • Nhận định lại người bệnh: Quá trình nhận định lại người bệnh là kiểm tra sự đúng đắn của việc nhận định ban đầu, để xác định sự thay đổi về tình trạng người bệnh.
  • Xem xét lại và thay đổi kế hoạch chăm sóc, nhận biết các điểm cần sự hỗ trợ để phù hợp với tình trạng bệnh nhân.
  • Truyền đạt kế hoạch chăm sóc với các Điều dưỡng khác với người bệnh và gia đình họ.

Bước 5: Đánh giá trong lúc chăm sóc và sau khi chăm sóc bệnh nhân

Đánh giá là nhận định những tiến triển của bệnh hướng tới việc đáp ứng các mục tiêu của kế hoạch chăm sóc. Quá trình đánh giá gồm 4 bước:

  • Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá.
  • So sánh sự đáp ứng của người bệnh với tiêu chuẩn đánh giá.
  • Kiểm tra xem có sự khác nhau nào trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra mà làm ảnh hưởng tới kết quả mong chờ.
  • Thay đổi kế hoạch chăm sóc.

55 quy trình kỹ thuật điều dưỡng chuẩn Bộ Y Tế

Trên đây là quy trình kỹ thuật Điều dưỡng tại Việt Nam được áp dụng mọi cơ sở y tế, bệnh viện lớn, nhỏ trên toàn quốc. Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo về cuốn sách 55 quy trình kỹ thuật Điều dưỡng nhé.

Đây là sản phẩm đúc kết từ các nhà quản lý, giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng như Đại học Y Dược Hà Nội, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Huế trong dự án Việt Nam - Hà Lan. Được trình bày theo phương pháp giảng dạy tích cực nên các bạn có thể dễ dàng tự học và trau dồi thêm.

Cuốn sách đó giúp bạn tìm hiểu về kỹ năng cần thiết của Điều dưỡng viên tại các cơ sở khám chữa bệnh. Nhằm đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa, thống nhất, đồng thời cập nhật các kỹ thuật điều dưỡng phù hợp với hiện đại, hữu ích cho các điều dưỡng viên tương lai.

Sản phẩm này không chỉ dành cho cử nhân Điều dưỡng mà hữu ích cho các bạn sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng đang học tại các trường Y Dược trên toàn quốc. Khi tham gia xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, sinh viên sẽ được trau dồi thêm nhiều kiến thức Điều dưỡng cơ bản nhất, kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác của mình. Đồng thời được tham khảo cuốn sách với quy trình kỹ thuật điều dưỡng đúng chuẩn theo Bộ Y Tế.

Bài viết trên đây tổng hợp thông tin về quy trình kỹ thuật Điều dưỡng chuẩn Bộ Y Tế với những kiến thức liên quan của Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Các bạn cần phải nắm rõ quy trình trên và biết cách xử lý tình huống chuyên nghiệp nhất nhé!

Thông tin hữu ích khác
dieu-duong-thi-khoi-c-duoc-khong Thi khối C học Điều dưỡng được không? Học trường nào? Nhóm ngành Y Dược luôn đứng đầu về số lượng thí sinh đăng ký mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều câu hỏi đặt ra “ Điều dưỡng thi khối C được... dieu-duong-co-luong-huu-khong Điều dưỡng có lương hưu không? Tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu? Điều dưỡng viên là một vị trí quan trọng trong ngành Y tế, có thu nhập cùng chế độ đãi ngộ tốt. Vậy Điều dưỡng có lương hưu không? Công thức tính... dieu-duong-co-duoc-tiem-filler-khong Điều dưỡng có được tiêm Filler không? Quy định như thế nào? Tiêm filler đang là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện hành... lap-ke-hoach-cham-soc-dieu-duong Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng cho sinh viên Để trở thành một người Điều dưỡng giỏi, các bạn cần hiểu rõ về lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng. Vậy kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của Điều dưỡng... ky-thuat-tiem-truyen-tinh-mach Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì? Quy trình như thế nào? Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là một kỹ thuật phổ biến mà người Điều dưỡng phải nắm vững. Vậy thực chất Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì?... chan-doan-dieu-duong Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Mục đích và Yêu cầu như nào? Chẩn đoán Điều dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế. Vậy thực chất chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Yêu cầu về chẩn đoán...
Xem thêm >>



0899 955 990