Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Mục đích và Yêu cầu như nào?

Cập nhật: 19/09/2024 11:39 | Người đăng: Thúy Hạnh

Chẩn đoán Điều dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế. Vậy thực chất chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Yêu cầu về chẩn đoán Điều dưỡng ra sao? Hãy theo dõi bài biết dưới đây và cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bây giờ.

Chẩn đoán Điều dưỡng là gì?

Chẩn đoán Điều dưỡng là một phần của quy trình Điều dưỡng, được Hiệp hội chẩn đoán Bắc Mỹ gọi tắt là NANDA (the North American Nursing Diagnosis Association) xây dựng thành một hệ thống phân loại và được nhiều nước trên thế giới sử dụng.

Đây là sự đánh giá về tình trạng sức khỏe của người bệnh hay kết quả của việc nhận định đánh giá của người Điều dưỡng dựa trên các phần thu thập dữ kiện. Từ đó, người Điều dưỡng dựa vào chẩn đoán Điều dưỡng để xây dựng hướng can thiệp điều dưỡng và lập nên kế hoạch chăm sóc.

Chẩn đoán Điều dưỡng là một phần quan trọng thuộc quy trình điều dưỡng
Chẩn đoán Điều dưỡng là một phần quan trọng thuộc quy trình điều dưỡng

Có thể nói, đây là bước vô cùng quan trọng mà các Điều dưỡng cần thực hiện nhằm:

  • Giúp xác định vấn đề ưu tiên và đưa ra can thiệp đúng dựa trên vấn đề ưu tiên.
  • Xây dựng kết quả mong đợi đảm bảo yêu cầu chất lượng cho người bệnh.
  • Xác định người bệnh phản ứng với vấn đề sức khỏe hiện tại và tiềm ẩn, biết được điểm mạnh sẵn có được rút ra đề ngăn ngừa hoặc giải quyết vấn đề.
  • Cung cấp ngôn ngữ chung và tạo cơ sở giao tiếp và hiểu biết giữa chuyên gia Điều dưỡng và nhóm chăm sóc sức khỏe.
  • Cung cấp lượng giá cơ bản để xác định xem Chăm sóc điều dưỡng có lợi tới sức khỏe hiệu quả và chi phí điều trị có tiết kiệm không.
  • Với sinh viên Điều dưỡng đây là công cụ để mài giũa kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện.

Ở Việt Nam, chẩn đoán Điều dưỡng vẫn còn nhiều tranh luận, chưa có dự thống nhất giữa Điều dưỡng lâm sàng và các nhà đào tạo, giữa các bệnh viện, các trường đào tạo Điều dưỡng với nhau. Điều dưỡng tại nước ta cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để xây dựng một hệ thống chẩn đoán Điều dưỡng thống nhất làm cơ sở để người Điều dưỡng đưa ra quyết định chăm sóc thích hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

Yêu cầu về chẩn đoán điều dưỡng

Để có được chẩn đoán Điều dưỡng chính xác, nó phải được căn cứ trên các thông tin từ người bệnh mà người điều dưỡng có được sau khi đã theo dõi, thăm khám tỉ mỉ và cẩn thận.

Như vậy yêu cầu về chẩn đoán Điều dưỡng sẽ nêu lên vấn đề của người bệnh cần Điều dưỡng đáp ứng. Khi nêu chẩn đoán Điều dưỡng, người Điều dưỡng cần lưu ý:

  • Ngắn gọn, rõ ràng
  • Chính xác dựa trên dữ kiện có thật.

Một chẩn đoán Điều dưỡng thường gồm ba thành phần:

  • Vấn đề của bệnh nhân.
  • Yếu tố liên quan hoặc nguyên nhân.
  • các dấu hiệu - triệu chứng chứng minh cho vấn đề đó.

Các loại chẩn đoán Điều dưỡng

Chẩn đoán Điều dưỡng có thể thay đổi theo mức độ phản ứng của người bệnh với một tình trạng sức khỏe. Một người bệnh có thể có nhiều chẩn đoán điều dưỡng và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế NANDA có 4 loại chuẩn đoán Điều dưỡng gồm:

  • Chẩn đoán các nhu cầu thực tại (Actual nursing diagnosis): Đây là chẩn đoán xác định dựa trên vấn đề hiện tại của người bệnh. Nó không nên được xem quan trọng hơn chẩn đoán nguy cơ. Ví dụ: Kiểu thở không hiệu quả, mệt mỏi, đau cấp,…
  • Xác định các nguy cơ (Risk nursing diagnosis): Đây là chẩn đoán không xuất hiện ở hiện tại, nhưng có nguy cơ xảy ra nếu điều dưỡng không can thiệp. Nó thường gồm 2 phần: Nguy cơ và các yếu tố nguy cơ. Ví dụ: Nguy cơ viêm, nguy cơ té ngã,…
  • Đề nghị người bệnh thay đổi các hành vi sức khỏe có lợi (Health Promotion nursing diagnosis): Đây là đánh giá về động lực và mong muốn thúc đẩy, tăng cường sức khỏe của cá nhân, gia đình, cộng đồng. Thường chỉ gồm nhãn chẩn đoán hoặc tuyên bố một phần. Ví dụ: Sẵn sàng tự chăm sóc nhịp tim, sẵn sàng nuôi dạy con,…
  • Chẩn đoán các hội chứng (Syndrom nursing diagnosis): Đây là một chẩn đoán được dự đoán sẽ xuất hiện bởi vấn đề hoặc tình huống nhất định. Ví dụ: Hội chứng kích thích bàng quang, hội chứng đau sau chấn thương, hội chứng suy yếu người cao tuổi.
Có 4 loại chuẩn đoán Điều dưỡng theo NANDA
Có 4 loại chuẩn đoán Điều dưỡng theo NANDA

Quá trình xây dựng chẩn đoán Điều dưỡng

Quá trình chẩn đoán Điều dưỡng đòi hỏi người Điều dưỡng sử dụng tư duy phản biện. Bên cạnh việc nắm vững các chẩn đoán Điều dưỡng và ý nghĩa chúng, người Điều dưỡng còn cần nhận thức được các đặc điểm và hành vi xác định của các chẩn đoán, các yêu tố liên quan đến chẩn đoán và biện pháp can thiệp phù hợp để điều trị.

Dưới đây là quy trinh xây dựng chẩn đoán Điều dưỡng:

  • Nhận định tình trạng: Thu thập thông tin người bệnh một cách có hệ thống.
  • Tổ hợp/phân loại thông tin: Các thông tin đã thu thập được, người Điều dưỡng sử dụng kiến thức kỹ năng của mình để hình thành các phương án giải quyết vấn đề.
  • Đưa ra các giả thuyết: Hình dung các giải pháp và chọn lựa những giải pháp phù hợp nhất.
  • Xác định các vấn đề ưu tiên: Lựa chọn các vấn đề, ưu tiên giải quyết những dấu triệu chứng, những nhu cầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn người bệnh.
  • Lập kế hoạch: Lập kế hoạch giải quyết các vấn đề dựa trên tình hình thực tế, hướng đến kết quả chăm sóc mong muốn.
  • Thực hiện: Thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng, đồng thời trong quá trình thực hiện cần tiếp tục quan sát, đánh giá tình trạng người bệnh để điều chỉnh các hoạt động chăm sóc phù hợp
  • Đánh giá: Đánh giá tình trạng người bệnh và đánh giá quá trình chăm sóc để có hướng giải quyết thích hợp.

Quá trình xây dựng chẩn đoán Điều dưỡng

Một số ví dụ về chẩn đoán Điều dưỡng

Một số ví dụ về chẩn đoán Điều dưỡng mà các bạn sinh viên ngành Điều dưỡng nên nắm được như:

Hen phế quản

  • Khó thở do co thắt tiểu phế quản.
  • Kích thích, vật vã do thiếu khí.
  • Nguy cơ tái phát do tiếp xúc lại với dị nguyên.
  • Nguy cơ suy hô hấp mạn do tiến triển của bệnh.

Viêm khớp dạng thấp

  • Cứng và sưng các khớp buổi sáng do các khớp bị viêm.
  • Tăng thân nhiệt do viêm khớp.
  • Nguy cơ xuất huyết tiêu hoá do dùng các thuốc kháng viêm dài ngày.
  • Nguy cơ tàn phế do tiến triển của bệnh.

Thoái hóa khớp

  • Hạn chế vận động do đau.
  • Biến dạng chi do mọc gai xương, lệch trục hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
  • Hạn chế vận động do đau.
  • Teo cơ do ít vận động.

Xơ gan

  • Tăng thân nhiệt do nhiễm trùng.
  • Khó thở do cổ trướng lớn.
  • Cổ trướng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
  • Chán ăn, chậm tiêu do suy tế bào gan.
  • Nguy cơ nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch và suy dinh dưỡng.

Loét dạ dày tá tràng

  • Đau do loét dạ dày tá tràng.
  • Lo lắng do sợ phải phải đương đầu với tình trạng bệnh cấp.
  • Ăn kém do ăn vào bị đau.
  • Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do ổ loét sâu.

Xuất huyết tiêu hóa

  • Chóng mặt do mất máu.
  • Chảy máu do loét dạ dày tá tràng.
  • Lo lắng do tình trạng bệnh cấp và nặng.
  • Chảy máu do viêm loét polyp trực tràng.

Thông qua bài viết trên, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp toàn bộ thông tin chi tiết về chẩn đoán Điều dưỡng. Hy vọng bài viết trên hữu ích và giải đáp được thắc mắc các bạn.

Thông tin hữu ích khác
dieu-duong-thi-khoi-c-duoc-khong Thi khối C học Điều dưỡng được không? Học trường nào? Nhóm ngành Y Dược luôn đứng đầu về số lượng thí sinh đăng ký mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều câu hỏi đặt ra “ Điều dưỡng thi khối C được... dieu-duong-co-luong-huu-khong Điều dưỡng có lương hưu không? Tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu? Điều dưỡng viên là một vị trí quan trọng trong ngành Y tế, có thu nhập cùng chế độ đãi ngộ tốt. Vậy Điều dưỡng có lương hưu không? Công thức tính... dieu-duong-co-duoc-tiem-filler-khong Điều dưỡng có được tiêm Filler không? Quy định như thế nào? Tiêm filler đang là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện hành... lap-ke-hoach-cham-soc-dieu-duong Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng cho sinh viên Để trở thành một người Điều dưỡng giỏi, các bạn cần hiểu rõ về lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng. Vậy kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của Điều dưỡng... quy-trinh-ky-thuat-dieu-duong Các Quy Trình Kỹ Thuật Điều Dưỡng Của Bộ Y Tế Mới Nhất Nhiệm vụ chính của ngành Điều dưỡng là chăm sóc người bệnh. Để thực hiện điều đó thì mỗi Điều dưỡng viên cần nắm rõ quy trình kỹ thuật Điều dưỡng... ky-thuat-tiem-truyen-tinh-mach Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì? Quy trình như thế nào? Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là một kỹ thuật phổ biến mà người Điều dưỡng phải nắm vững. Vậy thực chất Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì?...
Xem thêm >>



0899 955 990