Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng cho sinh viên

Cập nhật: 20/09/2024 14:28 | Người đăng: Thúy Hạnh

Để trở thành một người Điều dưỡng giỏi, các bạn cần hiểu rõ về lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng. Vậy kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của Điều dưỡng gồm những gì? Hãy cùng ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng là gì?

Lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng là một trong những quy trình Điều dưỡng nhằm mục đích đưa ra bản kế hoạch hướng đến việc chăm sóc các đối tượng là con người, những người phải chịu tổn thương về mặt sức khỏe. Do đó, khi chăm sóc điều trị người Điều dưỡng phải có những quyết đoán thật chính xác, mọi hành vi thực hiện trên người bệnh cần được cân nhắc, việc làm nào cần ưu tiên làm trước, việc nào thực hiện sau.

Bộ Y tế đã đề ra một quy trình kỹ thuật Điều dưỡng bằng cách thiết lập các kế hoạch cụ thể để sắp xếp hoạt động, đảm bảo hiệu quả trong việc chăm sóc người bệnh. Thông thường, kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng được lập bởi Điều dưỡng trưởng, có sự hỗ trợ của nhóm chuyên gia gồm Bác sĩ, Y tá, Điều dưỡng,…

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh là bước thứ ba trong quy trình Điều dưỡng
Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh là bước thứ ba trong quy trình Điều dưỡng

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của Điều dưỡng gồm những gì?

Lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng tạo sự an toàn và hiệu quả của việc chăm sóc, điều trị cho người bệnh, giúp người bệnh yên tâm tin tưởng trong vấn đề chăm sóc.

Muốn thực hiện, lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng được hiệu quả người Điều dưỡng cần thông suốt các bước tiến hành và phải có những kiến thức khoa học cơ sở như Sinh lý học, Dược lý học, Tâm lý học, Bệnh học,… cùng kiến thức chuyên môn Điều dưỡng đã được trang bị trong quá trình đào tạo và những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình chăm sóc thực tế trên người bệnh.

Điều dưỡng viên lập kế hoạch chăm sóc, cần nhận định lại bệnh nhân trong quá trình thực hiện kế hoạch, để tùy chỉnh linh hoạt kế hoạch chăm sóc. Cụ thể nên thực hiện kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng tuần tự gồm các bước như sau:

Xác định rõ mục tiêu chăm sóc

Việc xác định rõ mục tiêu cần thực hiện đầu tiên khi lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng. Dựa vào những kiến thức, hiểu biết người Điều dưỡng trưởng đưa ra đề xuất:

- Xác định mức độ ưu tiên trong quá trình chăm sóc: Ưu tiên những vấn đề ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Hoặc những vấn đề có thể để lại di chứng cho người bệnh nếu không thực hiện. Xác định ưu tiên dựa trên 14 yêu cầu cơ bản.

- Xác định vấn đề trước mắt: Đây là những vấn đề xảy ra trong hiện tại, trong thời gian ngắn và cần phải có sự can thiệp ngay lập tức.

- Xác định vấn đề lâu dài: Đây là những vấn đề có thể xảy ra trong hiện tại, sau đó kéo dài đến tận tương lai. Hay những vấn đề đó là những vấn đề được nhận định có thể mang lại di chứng lâu dài cho người bệnh.

Mục tiêu chăm sóc

Người Điều dưỡng cần lập mục tiêu chăm sóc và kết quả mong muốn. Cụ thể mục tiêu chăm sóc có những yêu cầu sau:

  • Mục tiêu đặt ra để có hướng đạt được khi giải quyết vấn đề của bệnh nhân.
  • Mục tiêu mà người bệnh cần đạt.
  • Phải gắn với chẩn đoán Điều dưỡng.
  • Kết quả liên quan đến bệnh nhân, không phải là hành động của Điều dưỡng.

Thiết lập kế hoạch chăm sóc

Các kế hoạch được xây dựng đề cập đến những hành động chăm sóc đơn giản, sau đó tăng dần đến các hành động chăm sóc phức tạp. Kế hoạch chăm sóc cần đạt được hiệu quả khi dự trù trên bệnh nhân.

Bên cạnh đó, kế hoạch cần phải phù hợp với thực tế: phương tiện, thiết bị, nguồn nhân lực cũng như khả năng của Điều dưỡng viên,…

Viết kế hoạch chăm sóc cụ thể theo từng bệnh nhân

Các thành viên liên quan cần nhận được thông tin về bản kế hoạch nhằm hỗ trợ công tác chăm sóc bệnh nhân chuẩn chỉ. Mệnh lệnh chăm sóc cần đảm bảo được một số yếu tố:

  • Viết ngắn gọn, từ ngữ rõ ràng và có tiêu chuẩn để đạt được.
  • Nếu có thể nên ấn định thời gian đạt được mục tiêu để kế hoạch được cụ thể hơn.
  • Cần có chữ ký của điều dưỡng viên viết y lệnh.
  • Các cá nhân tham gia vào kế hoạch cần phải ghi chép kết quả, nhận xét và ký tên.

Một số mẫu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của Điều dưỡng

Trong bản kế hoạch chăm sóc một số bệnh của Điều dưỡng sẽ có mục tiêu, phân chia cụ thể công việc để giúp hoạt động điều trị rõ ràng và hiệu quả hơn. Tài liệu này có thể tùy chỉnh theo định kỳ để phù hợp với thay đổi trong tình trạng sức khỏe người bệnh và một số yếu tố môi trường khác.

lap-ke-hoach-cham-soc-dieu-duong
Kế hoạch chăm sóc cần được ghi chép ngắn gọn và đảm bảo đầy đủ các yếu tố

Dưới đây là một số mẫu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của Điều dưỡng: các bạn sinh viên có thể tham khảo nhé.

Kế hoạch chăm sóc bệnh ho có đờm

  • Uống nước ấm làm loãng đờm.
  • Làm ẩm và ấm không khí hít vào.
  • Tập cho bệnh nhân ho.
  • Vỗ rung lồng ngực.
  • Hút đàm nhớt đối với bệnh nhân không hút đàm nhớt ra được hoặc đang hôn mê.
  • Sử dụng thuốc long đờm: acetylcystein, ambroxol, bromhexin…
  • Theo dõi tính chất, số lượng, màu sắc đờm, xét nghiệm tìm vi trùng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giữ ấm cho bệnh nhân.
  • Súc miệng bằng nước ấm ngay sau khi khạc đờm.

Kế hoạch chăm sóc bệnh phù

  • Theo dõi tính chất phù, mức độ phù, vị trí bị phù.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu.
  • Theo dõi lượng nước tiểu.
  • Bổ sung Kali.
  • Dùng thuốc trước 15 phút.
  • Theo dõi ion đồ.
  • Theo dõi cân nặng người bệnh, lượng nước xuất nhập.
  • Hạn chế muối, đi lại khi bị phù.
  • Khi bị suy tim thì bổ sung nước theo tình trang bệnh.
  • Kê cao chi bị phù để kích thích lưu thông máu.
  • Vệ sinh da chỗ phù sạch sẽ, tránh cào gãi.

Kế hoạch chăm sóc tình trạng nôn ra máu – xuất huyết tiêu hóa

  • Theo dõi dịch nôn, số lượng, màu sắc, tính chất, số lần nôn.
  • Theo dõi phân, số lượng, màu sắc, tính chất và số lần đi tiêu.
  • Cho bệnh nhân nằm nghỉ tại giường, hạn chế đi lại.
  • Đo dấu hiệu sinh tồn 30 phút hoặc 1 giờ lần để phát hiện tình trạng sốc nếu có.
  • Cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng: thịt, cá, trứng sữa, trái cây… có thể uống sữa lạnh, tránh ăn đồ nóng có thể gây xuất huyết thêm.
  • Không ăn thức ăn có màu đỏ như: huyết, củ dền, củ cải đỏ… và không uống xá xị để dễ theo dõi tình trạng xuất huyết.
  • Theo dõi da niêm của bệnh nhân.
  • Nếu mất máu nhiều cho bệnh nhân nằm đầu thấp.
  • Theo dõi HCT, truyền dịch, truyền máu.
  • Chườm lạnh cho bệnh nhân nếu xuất huyết nhiều ở vùng thượng vị.

Kế hoạch chăm sóc bệnh tiêu chảy

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
  • Thực hiện y lệnh thuốc từ bác sĩ điều trị.
  • Theo dõi màu sắc, số lượng, tính chất phân.
  • Theo dõi tình trạng mất nước.
  • Theo dõi cân nặng, số lần đi tiểu.
  • Theo dõi lượng nước xuất nhập.
  • Vệ sinh sau khi đi vệ sinh.
  • Bù nước cho bệnh nhân.
  • Theo dõi tình trạng bệnh nhân.
  • Xét nghiệm phân tìm vi trùng.
  • Theo dõi ion đồ, Hct.

Kế hoạch chăm sóc đau ngực

  • Theo dõi tình trạng đau (tính chất, vị trí hướng lan, cường độ, thời gian), hô hấp.
  • Thực hiện y lệnh thuốc.
  • Cho bệnh nhân nghỉ ngơi (tùy mức độ bệnh).
  • Tạo không khí mát mẻ, thoải mái.
  • Theo dõi DHST đặc biệt là mạch, huyết áp, nhịp thở.
  • Động viên an ủi bệnh nhân.
  • Khi bệnh nhân đau ngực người Điều dưỡng nên ở bên cạnh để cho bệnh nhân an tâm.
  • Cho bệnh nhân nằm tư thế giảm đau thích hợp.
  • Tránh lạnh đột ngột cho bệnh nhân.
  • Thở Oxy nếu có chỉ định.

Thông qua bài viết trên, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp toàn bộ thông tin chi tiết về việc lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng. Hy vọng bài viết trên hữu ích và giải đáp được thắc mắc các bạn.

Thông tin hữu ích khác
dieu-duong-thi-khoi-c-duoc-khong Thi khối C học Điều dưỡng được không? Học trường nào? Nhóm ngành Y Dược luôn đứng đầu về số lượng thí sinh đăng ký mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều câu hỏi đặt ra “ Điều dưỡng thi khối C được... dieu-duong-co-luong-huu-khong Điều dưỡng có lương hưu không? Tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu? Điều dưỡng viên là một vị trí quan trọng trong ngành Y tế, có thu nhập cùng chế độ đãi ngộ tốt. Vậy Điều dưỡng có lương hưu không? Công thức tính... dieu-duong-co-duoc-tiem-filler-khong Điều dưỡng có được tiêm Filler không? Quy định như thế nào? Tiêm filler đang là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện hành... quy-trinh-ky-thuat-dieu-duong Các Quy Trình Kỹ Thuật Điều Dưỡng Của Bộ Y Tế Mới Nhất Nhiệm vụ chính của ngành Điều dưỡng là chăm sóc người bệnh. Để thực hiện điều đó thì mỗi Điều dưỡng viên cần nắm rõ quy trình kỹ thuật Điều dưỡng... ky-thuat-tiem-truyen-tinh-mach Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì? Quy trình như thế nào? Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là một kỹ thuật phổ biến mà người Điều dưỡng phải nắm vững. Vậy thực chất Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì?... chan-doan-dieu-duong Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Mục đích và Yêu cầu như nào? Chẩn đoán Điều dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế. Vậy thực chất chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Yêu cầu về chẩn đoán...
Xem thêm >>



0899 955 990