Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Phổi Để An Tâm Điều Trị

Cập nhật: 16/12/2023 12:01 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi là điều cần thiết. Điều đó giúp họ giảm bớt khó khăn trước mắt và an tâm điều trị bệnh. Cùng Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu cách chăm sóc ở bài viết này nhé!

1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi tại bệnh viện

Sự sống với bệnh nhân ung thư phổi chỉ trong gang tấc, không chỉ vậy người bệnh đối mặt với cơn đau, tổn thương tinh thần và tâm lý. Do đó, cách chăm sóc người bệnh bị ung thư phổi luôn được chú trọng.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giúp bệnh nhân an tâm điều trị
Bệnh ung thư phổi cần điều trị kịp thời

1.1. Giảm đau cho bệnh nhân ung thư phổi:

- Tạo không gian thoải mái cho bệnh nhân được nghỉ ngơi

- Cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân

- Hỗ trợ người bệnh khi làm các thủ thuật tại bệnh viện

- Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện thủ thuật theo chỉ định của bác sĩ về thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc điều trị khối u.

1.2. Giảm khó thở cho bệnh nhân ung thư phổi

- Người bệnh cần được kê cao đầu để tránh sự tích tụ dịch ở phần trên của cơ thể do tĩnh mạch chủ trên chèn ép.

- Vỗ rung lồng ngực và dẫn lưu tư thế và khuyến khích người bệnh uống nhiều nước giúp làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản.

- Hỗ trợ và hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, thuốc long đờm, theo y lệnh của bác sĩ.

- Hướng dẫn bệnh nhân ung thư phổi tập thở sâu sẽ giúp làm tăng cường sự giãn nở cơ hoành để người bệnh thở dễ dàng.

- Trường hợp bệnh nhân bị khó thở do tràn dịch màng phổi thì tốt nhất hãy báo cho bác sĩ và chuẩn bị dụng cụ phụ để chọc tháo dịch.

- Theo dõi nhịp thở, khạc đờm, tình trạng ho và lượng dịch chọc hút từ màng phổi...

Cùng tìm hiểu về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan an toàn tại nhà

1.3. Cải thiện về dinh dưỡng cho người bệnh:

- Giải thích cho người bệnh với người nhà nắm được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với diễn biến bệnh.

- Cho người bệnh bổ sung đủ chất về đạm, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để ăn đủ calo từ các thực phẩm: sữa, trứng, thịt, tôm, cá... Tùy vào khẩu vị mỗi người nên thay đổi cho phù hợp.

- Với bệnh nhân không ăn được thì phải được ăn bằng sonde và truyền dịch nuôi dưỡng.

- Theo dõi cân nặng và khẩu phần ăn của bệnh nhân.

1.4. Chăm sóc về tinh thần:

- Người nhà luôn luôn túc trực, ở bên cạnh người bệnh để động viên, an ủi. tạo thêm sự yên tâm tin tưởng, lạc quan. Ngoài ra cần phải chuẩn bị về mặt tư tưởng để bệnh nhân có thể đối mặt với diễn biến xấu của bệnh.

- Luôn lắng nghe ý kiến và đáp ứng nguyện vọng của họ.

- Hạn chế yếu tố gây Stress cho bệnh nhân

- Theo dõi diễn biến về tinh thần, tình cảm để chăm sóc kịp thời.

* Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp:

- Thực hiện y lệnh của bác sĩ để làm sạch đường thở và dùng kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. 

- Theo dõi nhiệt độ, số lượng bạch cầu, màu sắc đờm, tần số thở, mạch, huyết áp với bệnh nhân.

Có thể bạn muốn tìm hiểu về Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Máu An Toàn Và Hiệu Quả

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi tại nhà

Kết thúc quá trình điều trị ở bệnh viện ổn định thì bệnh nhân sẽ được trở về nhà, đây là khoảng thời gian để người bệnh thoải mái và dễ chịu nhất. Kết hợp với lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi đúng cách để bệnh nhân vượt qua những ảnh hưởng nặng nề của bệnh. 

2.1. Cải thiện triệu chứng của bệnh nhân ung thư phổi

Cơ thể của bệnh nhân ung thư phổi diễn biến rất phức tạp và các khối u có thể phát triển nhanh chóng. Bởi vậy cần phải theo dõi những diễn biến này để có sự cải thiện phù hợp tốt nhất. Mỗi triệu chứng của ung thư phổi đều phải được xử lý để được cải thiện kịp thời:

2.1.1. Rối loạn về hô hấp như ho, khó thở

Bệnh nhân ung thư phổi có thể sẽ bị ho bởi khi khối u ung thư phổi di căn, có thể gây chèn ép tới những bộ phận xung quanh. người bệnh có thể xuất hiện kèm theo những triệu chứng khác như thở nhanh, thở gấp, thậm chí khạc ra máu. 

Nếu tình trạng nghiêm trọng hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời với các biện pháp dưới đây:

- Trường hợp bệnh nhân ho mãi không dứt: Hỗ trợ đưa bệnh nhân đến khám bác sỹ đồng thời phải tuân thủ phương pháp điều trị của bác sỹ. Qua đó sẽ giúp tránh những ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe bệnh nhân. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm ho long đờm.

- Nhắc nhở người bệnh cần phải uống đủ nước.

- Bệnh nhân ung thư phổi cần được nằm nghỉ ngơi kê gối cao đầu để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, tránh bị sặc và đỡ khó thở.

- Trường hợp người bệnh quá khó thở, thì có thể lắp đặt bình thở oxy sử dụng tại nhà, từ đó giúp quá trình hô hấp của người bệnh không bị gián đoạn.

- Bệnh nhân nếu bị tràn dịch màng phổi thì cần được đưa đến các cơ sở y tế để bác sỹ xử lý kịp thời.

2.1.2. Giảm đau cho người bệnh

Tùy vào giai đoạn bệnh thì tần suất và mức độ cơn đau ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối diễn biến nặng hơn. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Bởi vậy, đòi hỏi phải lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giúp làm giảm cơn đau cho bệnh nhân.

Người bệnh có thể được chỉ định nhiều phương pháp giảm đau: thuốc giảm đau, hóa trị, xạ trị… Thường với các trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau tại nhà để bệnh nhân dễ chịu hơn.

Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối ở nhà thì người bệnh cần phải trao đổi với bác sỹ về cách giảm đau cho bệnh nhân bao gồm:

  • Các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như: paracetamol, aspirin, ibuprofen,… khi người bệnh bị đau nhẹ.
  • Các loại thuốc giảm đau trung ương mạnh như: morphin hoặc các dẫn xuất của morphin.
  • Một số thuốc hỗ trợ giảm đau khác bao gồm: thuốc chống trầm cảm (pamelor, elavil, norpramin), corticosteroid…

Người bệnh không được tùy ý cho bệnh nhân ung thư phổi sử dụng các loại thuốc trên mà chưa được sự cho phép của bác sĩ. Bên cạnh đó thì cần phải theo dõi những tác dụng phụ có thể xảy ra ở người bệnh để bào cho bác sỹ kịp thời và có biện pháp xử lý.

Có thể bạn muốn biết Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân U Xơ Tiền Liệt Tuyến An Toàn

2.2. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi

Chế độ dinh dưỡng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi, nhất là ở giai đoạn cuối là rất quan trọng. Điều đó giúp cho bệnh nhân tăng cường sức khỏe để chống lại sự di căn của các khối u, ngoài ra là để tăng cường sức chịu đựng của người bệnh ở thời kỳ nguy hiểm này.

 

Bệnh ung thư phổi nên hạn chế đồ ăn cay nóng
Bệnh ung thư phổi nên hạn chế đồ ăn cay nóng

Bởi vậy, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý được xem là chìa khóa vàng giúp bệnh nhân được tăng cường sức khỏe. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày với bệnh nhân ung thư: 

  • Tinh bột: các loại gạo, ngũ cốc...
  • Protein, chất béo: sữa, trứng, thịt, cá.
  • Vitamin và khoáng chất: hoa quả, rau xanh, trái cây tươi.

Người bệnh ung thư phổi có thể gặp khó khăn khi nhai, nuốt bởi vậy mà khi chăm sóc bệnh nhân thì nên chú ý chế biến các món ăn ninh nhừ, sôi kỹ cho mềm giúp người bệnh dễ nhai, nuốt. Bên cạnh đó thì cần phải cho thêm một số loại gia vị để tăng độ hấp dẫn, hợp khẩu vị của người bệnh.

>>> Bạn nên xem chi tiết Người bị ung thư phổi nên ăn gì và kiêng gì?

 

2.3. Sinh hoạt cho bệnh nhân ung thư phổi

Ngoài chú ý đến việc ăn uống của bệnh nhân ung thư phổi thì bạn đừng lơ là việc sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân.

Với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thì cơ thể yếu và mệt mỏi, nên không thể vệ sinh cá nhân hay tự chăm sóc, tắm giặt được. Bởi vậy cần phải có sự giúp đỡ của người thân rất cần thiết. Thông qua những sự quan tâm, chăm sóc ân cần hàng ngày sẽ giúp cho bạn nhanh chóng vượt qua sự khó khăn trong sinh hoạt đời thường đấy.

Bên cạnh đó, người bệnh đừng quên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng hàng này giúp cho lưu thông khí huyết, tránh nằm lâu một chỗ gây khó chịu, bí bách với bệnh nhân.

2.4. Chăm sóc, động viên tinh thần cho những bệnh nhân ung thư phổi

Cũng như những căn bệnh ung thư khác thì người bệnh thường rất hoang mang, lo sợ khi phát hiện căn bệnh nhân. Nhất là khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thì gia đình càng phải là điểm tựa vững vàng cho người bệnh khi mà thời gian sống của họ không còn nhiều nữa.

Ngoài những tổn thương, đau đớn, mệt mỏi về thể xác thì bệnh nhân có thể sẽ tiếc nuối và dằn vặt nhiều thứ trong cuộc sống. Đó đều là những yếu tố khiến cho tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề.

Lúc này thì gia đình là điểm tựa vững chắc là cũng là "liều thuốc tinh thần" giúp bệnh nhân tăng cường hiệu quả điều trị ung thư phổi.

Những câu nói khích lệ tinh thần, truyền cảm hứng sẽ tiếp thêm sức mạnh cực kỳ lớn để họ dũng cảm đối diện với thử thách cam go này.

Cùng tìm hiểu thêm Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Sỏi Niệu Quản Chi Tiết

3. Học Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi

Bệnh nhân ung thư phổi cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bởi vậy để biết cách thực hiện tại nhà thì bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ và điều dưỡng chuyên môn.

Tại bệnh viện, điều dưỡng viên là người đảm nhiệm công tác chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi. Để có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và chuyên môn tốt, thì bạn phải hoàn thành khóa học Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM trở lên với thời gian đào tạo 3 năm.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là địa chỉ tin cậy để theo đuổi ngành Y Dược, hiện nay trường đào tạo 4 ngành học chính là:

  • Cao đẳng Điều Dưỡng
  • Cao đẳng Dược
  • Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng
  • Trung cấp Y sỹ Y học cổ truyền

Nếu bạn yêu thích ngành Điều dưỡng thì hãy chuẩn bị hồ sơ để gửi về Văn phòng tuyển sinh của trường hoặc đăng ký thông tin online TẠI ĐÂY.

Với những chia sẻ trên đây nhằm giúp cho bạn nắm được việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức khác tại chuyên mục Cẩm nang Y Dược nhé, xin chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990