Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Sỏi Niệu Quản Chi Tiết

Cập nhật: 09/11/2022 12:02 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Nếu biết cách chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi sỏi niệu quản chu đáo sẽ giúp bạn làm giảm thiểu tối đa những biến chứng sau phẫu thuật. Công việc này được thực hiện theo kế hoạch do bác sĩ đưa ra cho đến khi người bệnh hồi phục. Để nắm rõ hơn, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Biến chứng có thể gặp phải sau mổ sỏi niệu quản

Mổ sỏi thận là phương pháp được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng phương pháp khác. Thường bệnh nhân có sỏi niệu quản trên 20mm sẽ được chỉ định điều trị bằng 2 phương pháp chính là mổ nội soi và mổ mở.

Mổ nội soi niệu quản giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục
Mổ nội soi niệu quản giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục

Dựa vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật và sức khỏe của mỗi người sẽ gặp phải những biến chứng khác nhau. Đó là lý do cần phải có biện pháp chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản. Trước tiên tìm hiểu về một số rối loạn xảy ra với bệnh nhân:

– Rối loạn tiêu hóa (táo bón): Phẫu thuật mổ nội soi sỏi niệu quản thì các bác sĩ sẽ dùng thuốc gây mê, gây tê, thuốc chống viêm, giảm đau. Loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là khô miệng, buồn nôn, ợ hơi và thậm chí là táo bón sau mổ vài ngày đầu tiên.

– Đau: Phương pháp mổ sỏi niệu quản nào cũng sẽ đều gây đau đớn cho bệnh nhân, tuy nhiên khi mổ nội soi sẽ hạn chế tình trạng đau nhất và thời gian phục hồi được kéo ngắn lại.

– Nước tiểu có máu: Vài ngày đầu tiên sau mổ thì bệnh nhân có thể thấy nước tiểu màu hồng hay đỏ nhạt, nguyên nhân là bởi cặn sỏi cọ xát gây trầy xước niêm mạc niệu quản khi phẫu thuật.

Ngoài những rối loạn ở trên thì bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản có thể gặp phải những nguy cơ biến chứng dưới đây:

– Tổn thương niệu quản: nguyên nhân gây chảy máu nhiều trong đường niệu quản, làm hẹp niệu quản và để lại sẹo gây xơ hóa.

– Đi tiểu thất thường: Trong thời gian hậu phẫu thì người bệnh có thể bị tiểu không tự chủ trong thời gian dài, tiểu sót, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu...

– Tổn thương đến các cơ quan khác: Thường gặp nhất là các cơ quan gần sát niệu quản bao gồm như gan, thận, và lách…

– Nhiễm trùng máu và nhiễm khuẩn niệu quản: Biến chứng này khiến cho bệnh nhân bị đau đớn và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Công việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản là cực kỳ quan trọng, nó sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị biến chứng đồng thời giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe tốt nhất. Bởi vậy cần phải chú ý đến công tác này để người bệnh nhanh chóng được phục hồi.

Bạn có thể muốn xem về Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân U Xơ Tiền Liệt Tuyến An Toàn

2. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì sự thành bại của ca phẫu thuật này có đến 50% thuộc về chế độ chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản. Cụ thể nếu như bệnh nhân không được chăm sóc tốt thì sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng, từ đó sẽ bị gia tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau mổ sỏi niệu quản.

2.1. Vai trò của việc chăm sóc người bệnh sau mổ sỏi niệu quản

Những ngày đầu hậu phẫu thì bệnh nhân thường rất nhiều, bởi vậy để cải thiện được sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra thì bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Ngoài những biện pháp chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ thì người nhà cần phải chú ý đến công việc chăm sóc dưới đây:

2.2. Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản tại viện

Sau mổ sỏi niệu quản, người bệnh sẽ được chỉ định ở lại viện theo dõi từ 1 - 10 ngày tùy từng loại phẫu thuật.

  • Chăm sóc vết mổ tại chỗ: Thường xuyên thay băng vết mổ cho người bệnh để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng nếu can thiệp qua da. Với bệnh nhân bị chảy máu vết mổ kèm theo những dấu hiệu sưng đỏ và biểu hiện sốt, khó thở, tim đập nhanh, ...thì tốt nhất hãy thông báo sớm cho bác sĩ.
  • Dùng ống thông tiểu: Đa số người bệnh sau phẫu thuật đều phải dùng ống thông tiểu trong khoảng 1 – 2 ngày.
  • Theo dõi số lượng và màu sắc nước tiểu: Trường hợp bệnh nhân tiểu ít, nước tiểu lẫn máu, có mùi hôi khó chịu và có nhiều máu thì tốt nhất hãy thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Hoạt động sau mổ: Bệnh nhân cần thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và không nên di chuyển nhiều. Khi ngồi dậy thì cần nhớ khóa ống nối để tránh tình trạng dịch chảy ngược vào trong.
  • Theo dõi mức độ và tần suất các cơn đau ở vết mổ và ở quanh khu vực lưng, bụng với nhu động ruột.
  • Bệnh nhân cần thực hiện chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, điều độ sau mổ để phục hồi nhanh.

Có thể bạn muốn xem Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Máu An Toàn Và Hiệu Quả

2.3. Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu ở nhà

2.3.1. Chăm sóc vết mổ

Bệnh nhân sau khi mổ xong thì đòi hỏi công việc chăm sóc vết mổ là điều rất cần thiết. Công việc này cần được tiến hành trong thời gian dài kể từ khi nằm viện và sau khi vết thương đã lành. 

Chế độ chăm sóc quyết định đến việc thành công của ca phẫu thuật
Chế độ chăm sóc quyết định đến việc thành công của ca phẫu thuật

Tại vết mổ nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường bao gồm: bệnh nhân sốt cao, khó thở, chảy máu tại vết mổ, vết mổ mưng mủ…. tốt nhất hãy báo cho bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. 

2.3.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Với mỗi chúng ta luôn phải chú ý đến dinh dưỡng hàng ngày, và khi chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi niệu quản cũng vậy. Bên nhân cần phải chú ý đến việc bổ sung các thực phẩm dạng lỏng, điều đó giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bệnh nhân diễn ra dễ dàng hơn. 

  • Nguồn thực phẩm giàu canxi

Bệnh nhân cần được bổ sung canxi đúng cách, qua thực phẩm từ đó giúp ngăn lại quá trình oxalat hấp thụ tại đường ruột khiến sỏi tái phát. Các chuyên gia khuyến cáo, lượng canxi cần bổ sung hàng ngày là 1000 – 200mg. Nên bổ sung canxi từ thực phẩm sẽ tốt hơn như các loại rau xanh lá và chế phẩm từ sữa. 

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Sau mổ sẽ khiến cho lượng nhu động ruột bị suy giảm đáng kể. Bởi vậy khi thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mổ sỏi niệu quản thì cần chú ý. Tốt nhất hãy cho người bệnh ăn nhiều chất xơ giúp cải thiện khả năng tiêu hóa. Đây là chất xúc tác cho phân giải dưỡng chất, giảm bớt gánh nặng cho thận. Tốt nhất hãy ăn nhiều loại ngũ cốc, rau xanh và trái cây… hàng ngày. 

  • Bổ sung lượng nước đầy đủ

Mỗi ngày, bệnh nhân cần phải được bổ sung nước đầy đủ khoảng 2.5l, nó sẽ giúp cho hệ bài tiết hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó sẽ đào thải được những mảnh vụn còn sót lại ra bên ngoài. Đồng thời đưa dưỡng chất đến các cơ quan, tế bào giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

  • Tránh sử dụng các thực phẩm nguy hiểm cho người sỏi niệu quản

Ngoài chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân thì khi chăm sóc người bệnh sau mổ sỏi niệu quản thì hãy hạn chế tối đa các loại thực phẩm gây nguy hiểm và tăng nguy cơ tái phát như sau: 

  • Thực phẩm cứng: Những loại thực phẩm như sụn, thịt khô, hạt khô sẽ khiến cho thận hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra tình trạng co bóp dạ dày hoạt động mạnh thì sẽ làm ảnh hưởng đến vết mổ. 
  • Thực phẩm lâu lành sẹo: thịt gà, đồ nếp và rau muống…
  • Những loại thực phẩm có tính chất cay, nóng: Thực phẩm cay, nóng sẽ làm cản trở hoạt động của hệ bài tiết. 
  • Đồ uống và các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá sẽ có thể làm gây hại đến hoạt động của đường ruột… 

Bạn nên tìm hiểu thêm về Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Phổi Để An Tâm Điều Trị

3. Học Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản

Trong thời gian phục hồi tại bệnh viện thì điều dưỡng viên là người đảm nhiệm công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản. Để có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và chuyên môn tốt, thì bạn phải hoàn thành khóa học Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM trở lên với thời gian đào tạo 3 năm.

Nếu bạn yêu thích ngành Điều dưỡng thì hãy chuẩn bị hồ sơ để gửi về Văn phòng tuyển sinh của trường hoặc đăng ký thông tin online TẠI ĐÂY.

Những chia sẻ về việc chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi sỏi niệu quản trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo ở mục Tin tức Y Dược để cập nhật thông tin hữu ích khác, chúc các bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
phu-cap-doc-hai-nganh-y-te Quy định và cách tính phụ cấp độc hại ngành y tế mới nhất 2025 Tùy vào tính chất của mỗi công việc thì ngoài mức tiền lương được hưởng thì người lao động còn được hưởng một khoản phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ... nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp...
Xem thêm >>



0899 955 990