Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kỹ thuật hút đờm là gì? Các bước quy trình kỹ thuật chi tiết

Cập nhật: 14/09/2024 11:16 | Người đăng: Thúy Hạnh

Đờm là một loại chất nhầy được tạo ra ở phổi và đường hô hấp nhằm bảo vệ những khu vực này không bị khô, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Nhưng lượng chất nhầy quá nhiều hay ứ đờm trong cổ họng lại gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Vào lúc nào, người bệnh sẽ cần đến bác sĩ để được thực hiện kỹ thuật hút đờm cải thiện tình trạng.

Kỹ thuật hút đờm là gì?

Kỹ thuật hút đờm là kỹ thuật cơ bản quan trọng với người bệnh cần can thiệp nội khí quản, mở khí quản trong hồi sức cấp cứu nhằm giúp khai thông và kiểm soát đường thở cho người bệnh. Nếu thực hiện kỹ thuật không đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như:

  • Tổn thương đường hô hấp
  • Nhiễm trùng
  • Tăng áp lực nội sọ

Đặc biệt với các trường hợp người bệnh có tổn thương phổi nặng, liệt cơ hô hấp, việc làm gián đoạn đường thở còn làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Hút đờm là kỹ thuật thông và làm sạch đường hô hấp của bệnh nhân
Hút đờm là kỹ thuật thông và làm sạch đường hô hấp của bệnh nhân

Những đối tượng được áp dụng kỹ thuật hút đờm gồm:

  • Người bệnh có nhiều đờm nhớt không tự khạc ra được.
  • Trẻ em hôn mê, lơ mơ, động kinh, co giật.
  • Trẻ sơ sinh mới đẻ.
  • Người bệnh hậu phẫu còn ảnh hưởng của thuốc mê.
  • Người bệnh đang thở qua ống nội khí quản hoặc mở khí quản.
  • Người bệnh hít phải chất nôn.
  • Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm.

Bạn đã nắm vững các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản chưa? Đây là những kỹ năng cực kỳ quan trọng và là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của bạn. Hãy khám phá ngay 30 kỹ thuật cần thiết để trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp!

Các bước quy trình kỹ thuật hút đờm chi tiết

Dưới đây là các bước thực hiện quy trình kỹ thuật hút đờm mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo sinh viên cơ bản cần biết như sau:

Bước 1: Chuẩn bị cho người bệnh

- Điều dưỡng mang khẩu trang, kiểm tra số phòng, số giường, họ tên, tuổi người bệnh.

- Kiểm tra máy hút đờm có hoạt động tốt không?

- Nhận định tình trạng hồ hấp (Khó thở / Đang thở máy / Đang đặt nội khí quản).

- Tính chất đờm (Ít / Nhiều, Đặc / Loãng).

- Bệnh lý đi kèm.

- Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết việc mình sắp làm (nếu được).

Nhận định người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật hút đờm
Nhận định người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật hút đờm

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ

Hút đàm nhớt ở đường hô hấp trên

Dụng cụ vô khuẩn

Dụng cụ sạch

Dụng cụ khác

- 1 chum chứa NaCl 0.9 %;

- Gạc;

- Ống hút đàm phù hợp;

- Găng tay vô khuẩn (hoặc một chiếc găng vô khuẩn, một chiếc găng sạch).

 

- Khẩu trang, kính bảo hộ (nếu cần);

- Máy hút + dây nối (đã kiểm tra);

- Giấy lót không thấm (nếu cần).

 

- Túi đựng rác y tế, rác sinh hoạt;

- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

 

Hút đàm nhớt đường hô hấp dưới

Dụng cụ vô khuẩn

Dụng cụ sạch

Dụng cụ khác

- 2 chum chứa NaCl 0.9 %;

- Gạc;

- 2 ống hút đàm;

- Găng tay vô khuẩn.

 

- Khẩu trang, kính bảo hộ (nếu cần);

- Máy hút + dây nối (đã kiểm tra);

- Giấy lót không thấm (nếu cần).

 

- Túi đựng rác y tế, rác sinh hoạt;

- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

 

Bước 3: Tiến hành kỹ thuật hút đờm

Hút đàm nhớt ở đường hô hấp trên

Hút đàm nhớt đường hô hấp dưới

- Nhận định tình trạng người bệnh.

- Vệ sinh tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

- Chuẩn bị dụng cụ, mang đến giường bệnh.

- Báo và giải thích cho người bệnh (nếu được).

- Kiểm tra hệ thống máy hút, áp lực máy hút.

- Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp với tình trạng bệnh lý, mặt nghiêng một bên về phía điều dưỡng.

- Trải giấy lót không thấm choàng qua cổ người bệnh (nếu cần).

- Tăng liều oxy cho người bệnh theo y lệnh 2-3phút (nếu người bệnh đang thở oxy qua ống thông hay cannula), hoặc hướng dẫn người bệnh hít thở sâu, chậm, ho.

- Rửa tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

- Mở mâm vô khuẩn hoặc mở gói hút đàm vô khuẩn.

- Mang găng vô khuẩn.

- Gắn ống hút vào dây nối an toàn (một tay vô khuẩn cầm ống hút đàm, một tay sạch giữ chỗ nối ống hút đàm và máy hút).

- Bật máy, hút dung dịch NaCl 0,9% làm trơn ống.

- Dùng tay sạch lấy mask/cannula ra.

- Làm mất sức hút (bấm ống hoặc để hở bộ phận điều khiển trên ống hút đàm), đưa ống nhẹ nhàng vào mũi đến hầu hoặc miệng.

- Tạo sức hút (thả lỏng ống hoặc bịt kín bộ phận điều khiển trên ống hút), tiến hành hút đàm với động tác vừa xoay ống, vừa rút từ từ ống ra.

- Hút nước tráng ống làm trơn và sạch lòng trong  của ống hút (nếu cần).

- Nhận định tình trạng người bệnh, dừng 1 phút giữa các lần hút, gắn lại mask/cannula cho người bệnh (nếu cần), khuyến khích người bệnh hít thở sâu. Tiếp tục hút như trên đến khi thông thương đường hô hấp.

- Tắt máy, tháo ống hút.

- Tháo găng tay, vệ sinh tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

- Điều chỉnh liều oxy như ban đầu cho người bệnh.

- Báo cho người bệnh biết việc đã xong, cho người bệnh nằm lại tư thế tiện nghi.

- Thu dọn dụng cụ, xử lý chất thải lây nhiễm và đồ vải đúng cách.

- Vệ sinh tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

- Ghi hồ sơ.

- Nhận định tình trạng người bệnh.

- Vệ sinh tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

- Chuẩn bị dụng cụ, mang đến giường bệnh.

- Báo và giải thích cho người bệnh (nếu được).

- Kiểm tra hệ thống máy hút, áp lực máy hút.

- Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp với tình trạng bệnh lý, mặt ngửa, kê gối dưới vai.

- Trải giấy lót không thấm choàng qua cổ người bệnh (nếu cần).

- Tăng oxy lên 100% trong 2-3 phút (nếu người bệnh có thở oxy)/điều chỉnh FiO2 100% trên máy thở; hoặc hướng dẫn người bệnh hít thở sâu, chậm (nếu được).

- Rửa tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

- Mở mâm vô khuẩn hoặc mở gói hút đàm vô khuẩn.

- Mang găng vô khuẩn.

- Gắn ống hút vào dây nối an toàn (một tay vô khuẩn cầm ống hút đàm, một tay sạch giữ chỗ nối ống hút đàm và máy hút).

- Bật máy, hút dung dịch NaCl 0,9% làm trơn ống.

- Làm mất sức hút (bấm ống hoặc để hở bộ phận điều khiển trên ống hút đàm), đưa ống nhẹ nhàng vào nội khí quản/mở khí quản (sâu bằng chiều dài của ống NKQ/MKQ cộng thêm 1-1,5cm) hoặc cho đến khi cảm thấy vướng/phản xạ ho thì kéo lui ống khoảng 1cm.

- Tạo sức hút (thả lỏng ống hoặc bịt kín bộ phận điều khiển trên ống hút), tiến hành hút đàm với động tác vừa xoay ống, vừa rút từ từ ống ra.

- Hút nước tráng ống làm trơn và sạch lòng trong của ống hút (nếu cần).

- Nhận định tình trạng người bệnh, dừng 1 phút giữa các lần hút, gắn lại máy thở cho người bệnh (nếu cần), khuyến khích người bệnh hít thở sâu. Tiếp tục hút như trên đến khi thông thương đường hô hấp.

- Tiếp tục hút đàm ở mũi - miệng (giống như kỹ thuật hút đàm đường hố hấp trên).

- Tắt máy, tháo ống hút.

- Tháo găng tay, vệ sinh tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

- Tăng liều oxy cho người bệnh theo y lệnh 2-3 phút (nếu người bệnh có thở oxy)/ấn nút FiO2 100% trên máy thở; hoặc hướng dẫn NB hít thở sâu, chậm (nếu được) để tăng thông khí.

- Điều chỉnh liều oxy như ban đầu hoặc điều chỉnh thông số máy thở như y lệnh cho người bệnh.

- Báo cho người bệnh biết việc đã xong, cho người bệnh nằm lại tư thế tiện nghi.

- Thu dọn dụng cụ, xử lý chất thải lây nhiễm và đồ vải đúng cách.

- Vệ sinh tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

- Ghi hồ sơ.

 

Các nguy cơ tai biến, biện pháp phòng ngừa và xử trí tai biến

Dấu hiệu triệu chứng

Tai biến

Nguyên nhân

Xử trí

Phòng ngừa

Trầy xước, chảy máu niêm mạc mũi miệng

Tổn thương niêm mạc mũi, miệng

- Áp lực hút quá cao

- Thao tác hút đàm không nhẹ nhàng

- Điều chỉnh lại áp lực hút.

- Đưa ống hút đàm vào nhẹ nhàng, săn sóc tổn thương bằng dung dịch nước muối sinh lý 9‰

- Luôn kiểm tra áp lực trước mỗi lần hút đàm.

- Thao tác hút nhẹ nhàng. - Thời gian nghỉ giữa hai nhịp hút ≠ 30s.

Tím tái hoặc SpO2 < 91% hay ngưng thở trong khi hút

Thiếu Oxy

Thời gian hút 1 lần quá lâu .

Ngưng hút, thở oxy hoặc bóp bóng qua mặt nạ, trong trường hợp ngưng thở → báo bác sĩ

Đảm bảo thời gian mỗi lần hút không quá 10 giây.

Dịch nôn ói trào ra mũi miệng

Nôn ói trong khi hút đàm

- Thao tác hút không nhẹ nhàng gây kích thích nôn.

- Bệnh nhi vừa ăn xong

Nhanh chóng đặt bệnh nhân đầu bằng, mặt nghiêng, hút sạch để tránh hít sặc chất nôn ói.

- Nên hút đàm trước cử ăn.

- Thao tác hút nhẹ nhàng.

- Tư thế người bệnh nằm đầu cao 30-45

Dấu hiệu nhiễm trùng: sốt, khó thở, nhiều đàm đặc, vàng xanh, có thể có mùi hôi…

Viêm phổi bệnh viện

Không tuân thủ nguyên tắc vô trùng khi hút đàm

Báo bác sĩ và ghi nhận các dấu hiệu bất thường.

Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc vô trùng khi hút đàm

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật hút đờm được Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp trong bài viết, hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Để cập nhật thêm các kiến thức mới về ngành Y dược hãy thường xuyên ghé chuyên mục này nhé!

Thông tin hữu ích khác
dieu-duong-thi-khoi-c-duoc-khong Thi khối C học Điều dưỡng được không? Học trường nào? Nhóm ngành Y Dược luôn đứng đầu về số lượng thí sinh đăng ký mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều câu hỏi đặt ra “ Điều dưỡng thi khối C được... dieu-duong-co-luong-huu-khong Điều dưỡng có lương hưu không? Tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu? Điều dưỡng viên là một vị trí quan trọng trong ngành Y tế, có thu nhập cùng chế độ đãi ngộ tốt. Vậy Điều dưỡng có lương hưu không? Công thức tính... dieu-duong-co-duoc-tiem-filler-khong Điều dưỡng có được tiêm Filler không? Quy định như thế nào? Tiêm filler đang là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện hành... lap-ke-hoach-cham-soc-dieu-duong Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng cho sinh viên Để trở thành một người Điều dưỡng giỏi, các bạn cần hiểu rõ về lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng. Vậy kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của Điều dưỡng... quy-trinh-ky-thuat-dieu-duong Các Quy Trình Kỹ Thuật Điều Dưỡng Của Bộ Y Tế Mới Nhất Nhiệm vụ chính của ngành Điều dưỡng là chăm sóc người bệnh. Để thực hiện điều đó thì mỗi Điều dưỡng viên cần nắm rõ quy trình kỹ thuật Điều dưỡng... ky-thuat-tiem-truyen-tinh-mach Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì? Quy trình như thế nào? Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là một kỹ thuật phổ biến mà người Điều dưỡng phải nắm vững. Vậy thực chất Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì?...
Xem thêm >>



0899 955 990