Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên như thế nào? Nội dung này rất cần thiết đối với những điều dưỡng viên và cả những sinh viên ngành Điều dưỡng. Đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp các bạn trở thành điều dưỡng viên chuyên nghiệp và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1. Khái niệm về chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên
Chuẩn đạo đức nghề nghiệp với mỗi điều dưỡng viên là những giá trị nghề nghiệp, nguyên tắc theo khuôn mẫu nhằm đưa ra quyết định về chuẩn đạo đức trong việc hành nghề. Đây còn là cơ sở để người dân, người bệnh và người quản lý giám sát, đánh giá việc thực hiện của hội viên trên phạm vi cả nước. Mọi điều dưỡng viên qua đó cũng phải cam kết áp dụng chuẩn đạo đức nghề nghiệp mọi lúc, mọi nơi tại mọi cơ sở y tế.
Mọi quy tắc về chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam xây dựng dựa theo cơ sở Pháp lý, nghĩa vụ nghề nghiệp được Hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành, được sự đồng thuận của Bộ Y tế, Bộ Nội Vụ, Ban tuyên giáo TƯ và Tổng Hội Y học Việt Nam. Nội dung này cũng sẽ được bổ sung sửa đổi theo từng thời kỳ phù hợp với bối cảnh mới trong công tác y tế và của Ngành Điều dưỡng.
(Tham khảo theo Chuẩn Đạo đức nghề nghiệp của Hội Điều dưỡng Quốc tế - THE ICN CODE OF ETHICS FOR NURSES REVISED 2021 và Sổ tay Đạo đức Y Khoa Medical Ethics Manual 2015)
Nghề Y nói chung và Điều dưỡng nói riêng khác với các nghề khác ở nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp. Với điều dưỡng viên có nhiệm vụ chung trong công tác: chăm sóc, điều trị bệnh, cứu người đồng thời giúp làm giảm nhẹ sự đau đớn do bệnh tật lên bệnh nhân hoặc do các can thiệp y tế.
Mỗi điều dưỡng viên muốn hoàn thành nghĩa vụ nghề nghiệp thì đòi hỏi vừa phải giỏi chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp. Với tính chuyên nghiệp và có đạo đức nghề nghiệp được xem là nền tảng của nghề điều dưỡng.
>>> Bạn có thể tìm hiểu về Lịch sử ngành điều dưỡng ở trên Thế giới và Việt Nam
2. 8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên không thể thiếu
Giá trị nghề nghiệp cốt lõi ngành Điều dưỡng được thể hiện trong 8 nội dung Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên: An toàn, tôn trọng, thân thiện, năng lực, trung thực, tự tôn, đoàn kết và cam kết:
2.1. Đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân
- Bảo đảm an toàn cho bệnh nhân được đặt lên hàng đầu với mỗi người điều dưỡng viên. Mỗi điều dưỡng có kỹ năng thực hành tốt để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
- Chịu trách nhiệm về công việc chuyên môn bản thân trong quá trình chăm sóc người bệnh.
- Ngăn chặn và báo cáo kịp thời các hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp.
2.2. Tôn trọng người bệnh với người nhà bệnh nhân
- Về các quy tắc chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên nêu rõ về tôn trọng bệnh nhân, đặc biệt là tuổi tác, giới tính, tín ngưỡng và dân tộc của người bệnh.
- Tôn trọng nhu cầu với quyền của bệnh nhân trong thời gian chăm sóc.
- Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người bệnh.
- Đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết cho người bệnh đồng thời trả lời câu hỏi cho người bệnh muốn biết.
- Giữ bí mật liên quan đến tình trạng bệnh tật của bệnh nhân.
- Chăm sóc tận tình, công bằng cho người bệnh là tố chất cần có với nghề Điều dưỡng.
2.3. Thân thiện với người bệnh và người nhà bệnh nhân
Thân thiện là nội dung chuẩn đạo đức điều dưỡng Việt Nam không thể thiếu. Đây là tính cách cần có của mỗi điều dưỡng viên khi tiếp xúc, gần gũi với người bệnh. Điều dưỡng viên là cầu nối giữa người bệnh và bác sĩ, trong đó thì người điều dưỡng cần phải có sự lắng nghe, giải đáp mọi thắc mắc cho bệnh nhân với thái độ chu đáo, ân cần.
Có thái độ lịch sự, gần gũi, cử chỉ ân cần nhằm giúp làm giảm sự đau đớn cho người bệnh trong thời gian điều trị bệnh của bệnh nhân. Đây được xem là yếu tố quan trọng trong quy tắc chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên.
2.4. Trung thực trong công việc
Trung thực trong quản lý và sử dụng thuốc, các vật dụng y tế cho bệnh nhân.
Trung thực trong việc ghi chép thông tin về tình trạng sức khỏe của người bệnh.
2.5. Cải thiện và nâng cao năng lực hành nghề
Điều dưỡng viên được đánh giá chuẩn đạo đức điều dưỡng Việt Nam khi đảm bảo đúng mọi quy trình kỹ thuật trong công việc, đồng thời thực hiện đầy đủ mọi chức năng được giao.
Bên cạnh đó thì điều dưỡng viên đòi hỏi không ngừng học tập và cải thiện việc nghiên cứu nâng cao kỹ năng tay nghề
2.6. Tiêu chuẩn 6: Sự tự tôn nghề nghiệp
- Tự tôn nghề nghiệp được coi là ý thức giữ gìn danh dự và giá trị nghề nghiệp, làm việc với sự tự tin trong nghề.
- Mỗi người điều dưỡng viên, thực hiện bất kỳ công việc nào cũng không được nhận tiền của người bệnh vì mục đích cá nhân sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của nghề.
2.7. Đoàn kết, thật thà với đồng nghiệp
Trong danh sách 8 chuẩn đạo đức của điều dưỡng viên thì không thể thiếu được sự đoàn kết giữa đồng nghiệp, đòi hỏi điều dưỡng viên phải biết hợp tác cùng nhau, giúp đỡ đồng thời bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cùng nhau.
2.8. Cam kết với xã hội và cộng đồng
Mỗi người điều dưỡng viên gồm các nhân viên Y tế có sự đóng góp quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và đời sống cộng đồng, bởi vậy mà tiêu chuẩn đạo đức điều dưỡng cần đảm bảo mọi cam kết dưới đây:
- Mọi hành vi và lời nói cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Tham gia mọi hoạt động trong cộng đồng, gương mẫu trong công tác sinh hoạt tại địa phương…Qua đó mỗi người người cán bộ và nhân viên y tế đều phải giữ được hình ảnh đẹp.
3. Thông tin xét tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy
Nếu bạn đang có nguyện vọng học Điều dưỡng và băn khoăn trong việc chọn trường thì hãy đăng ký xét tuyển Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch được xem là sự lựa chọn đúng đắn. Đây là ngôi trường uy tín do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thành lập từ năm 2006.
Với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng khối ngành Y Dược, Nhà trường không ngừng xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nâng cao năng lực đào tạo. Với điểm mạnh về cơ sở vật chất, phòng thực hành được trang bị đầy đủ thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, qua đó giúp cho sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng nắm được nhiều kiến thức thực tế bổ ích.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch còn chú trọng chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên, tập trung phát triển các “kĩ năng mềm” gồm Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tin học văn phòng và tiếng Anh bởi các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra còn có các bác sĩ đầu ngành trực tiếp giảng dạy giúp sinh viên có nhiều bài học thực tế trong công tác, phát triển đồng thời lý thuyết với kiến thức thực tế tốt hơn.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tiếp tục tuyển sinh cao đẳng Điều Dưỡng qua hình thức xét học bạ. Với điều kiện đơn giản, chỉ cần đã tốt nghiệp THPT thì các bạn thí sinh có cơ hội trúng tuyển lớn và được tạo điều kiện học tập tốt nhất.
Bài viết trên đây chia sẻ về 8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên của Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Mỗi người bất kỳ, đã, đang và có nguyện vọng công tác trong ngành này có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của mình. Luôn có ý thức trách nhiệm cao cả của mình trong việc chăm sóc người bệnh.