Bạn đang muốn tìm hiểu học ngành Quản trị kinh doanh ra làm nghề gì?, Học những môn học gì? Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch khám phá sâu hơn về ngành Quản trị kinh doanh trong bài viết này.
Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
Ngành Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo về các hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm quản lý tài chính, quản lý chiến lược, quản lý sản phẩm, quản lý tiếp thị, quản lý nguồn nhân lực, quản lý chuỗi cung ứng cùng nhiều lĩnh vực khác.
Đây là ngành học đa dạng và phổ biến nhất trên thế giới, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế, tư vấn doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan chính phủ. Với mục tiêu là quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh nhằm tối ưu hóa hiệu quả và lợi nhuận.
Những kiến thức và kỹ năng được đào tạo trong ngành Quản trị kinh doanh giúp sinh viên có thể trở thành những nhà quản lý tài ba và có khả năng đưa ra các quyết định chiến lược để mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.
Ngành Quản trị kinh doanh học gì?
Quản trị kinh doanh là một ngành học rộng, tập hợp nhiều kiến thức về kinh tế nên sinh viên hầu như sẽ học tất cả các môn liên quan đến kinh tế và quản trị. Tùy theo chương trình đào tạo của mỗi trường sẽ có những môn học khác nhau, nhưng về cơ bản các môn học trong ngành Quản trị kinh doanh sẽ có các môn cụ thể như:
>>> Bạn đọc hãy tham khảo thêm: Ngành Quản trị kinh doanh xét khối nào? Điểm chuẩn các trường năm 2023
Các môn cơ sở:
- Môn học kinh tế vi mô
- Môn học kinh tế vĩ mô
- Môn quản trị học…
Các môn học chuyên ngành:
- Môn học kinh tế quản trị kinh doanh
- Môn học quản trị doanh nghiệp
- Môn học quản lý chiến lược kinh doanh
- Môn học quản trị marketing
- Môn học quản trị nguồn nhân lực
- Môn học quản trị dự án
- Môn học quản trị chuỗi cung ứng logistic
- Môn học về quản trị truyền thông…
Song song với các khối kiến thức về chuyên ngành kinh tế và quản trị, sinh viên cũng sẽ được học về các kỹ năng mềm như:
- Tư duy hệ thống
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng
- Kỹ năng tổ chức
- Đàm phán thương lượng
- Giải quyết vấn đề
Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh ra làm gì?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, ngành Quản trị kinh doanh đã trở thành lĩnh vực thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh, bạn sẽ có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp khác nhau trong doanh nghiệp, chẳng hạn:
>>> Bạn đọc có thể xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh ra trường làm nghề gì?
- Quản lý doanh nghiệp: Đảm nhiệm vai trò quản lý tại các doanh nghiệp hoặc có thể tự mở doanh nghiệp riêng. Với vị trí công việc này bạn sẽ có trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng về quản lý cũng hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Marketing: Làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị, xây dựng và thực hiện các chiến lược để tiếp thị nâng cao thị phần và nhận diện thương hiệu. Bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí trong Marketing như Giám đốc Marketing, Trưởng phòng Marketing, Chuyên viên Marketing, Chuyên viên SEO, Chuyên viên Social Media Marketing, Chuyên viên Content Marketing, Chuyên viên Event Marketing, PR…
- Quản lý tài chính/CFO: Với vị trí công việc này bạn sẽ chịu trách nhiệm về việc quản lý tài chính và ngân sách của doanh nghiệp, tham gia giám sát các hoạt động tài chính khác như đầu tư, phân tích rủi ro.
- Quản lý nhân sự: Phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý và phát triển nhân viên, quản lý mối quan hệ lao động cũng như xây dựng một môi trường làm việc tích cực
- Quản lý chuỗi cung ứng: Phụ trách chuỗi cung ứng từ việc mua nguyên liệu đến sản xuất và phân phối sản phẩm nhằm đảm bảo hiệu quả và hiệu năng làm việc.
- Tư vấn quản trị: Chịu trách nhiệm tư vấn về cách tối ưu hóa hoạt động và chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Nghiên cứu và phân tích kinh doanh: Bạn sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu và phân tích thị trường, xu hướng kinh doanh tại các công ty nghiên cứu thị trường, các bộ phận kinh doanh của doanh của doanh nghiệp.
- Giảng dạy và nghiên cứu: Với những bạn yêu thích công việc giảng dạy và nghiên cứu thì có thể làm việc tại các trường Đại học và viện nghiên cứu.
- Quản lý dự án: Phụ trách quản lý các dự án từ lúc khởi đầu cho đến khi hoàn thành, đảm bảo chúng được thực hiện đúng thời gian và không vượt quá ngân sách.
Trên đây chỉ là một vài lựa chọn nghề nghiệp của ngành Quản trị kinh doanh, với tính chất công việc linh hoạt nên các bạn sinh viên có thể áp dụng kỹ năng và kiến thức của mình vào rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng nhu cầu càng tăng cao của nhân lực ngành này hứa hẹn mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Với những thông tin hữu ích này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan và đầy đủ về ngành Quản trị kinh doanh để có định hướng rõ hơn về công việc và ngành nghề của mình. Chúc các bạn luôn thành công.