Toán học là môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT Quốc gia và là môn trắc nghiệm “khó nhằn” khiến nhiều thí sinh e ngại. Để đạt được điểm tối đa thì không thể bỏ qua các mẹo làm trắc nghiệm Toán trong bài viết này.
Mẹo làm trắc nghiệm Toán THPT Quốc gia 2024 đạt điểm cao
Nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa
Đối với cấu trúc đề thi môn Toán, phần kiến thức cơ bản sẽ chiếm khoảng 60% nội dung bài thi (tương đương với 6 điểm). Do đó, việc tập trung ôn tập kiến thức trong SGK là rất cần thiết.
Hiện tại, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã công bố chính thức bộ đề thi tham khảo môn Toán 2024 đến với toàn thể giáo viên và học sinh. Do đó để đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới các thí sinh cần bám sát vào mẫu bộ đề tham khảo và ôn tập kiến thức trong SGK.
Sử dụng máy tính cầm tay để giải Toán trắc nghiệm
Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp thí sinh giải Toán nhanh và chính xác ở một số câu hỏi trong đề thi (khoảng từ 7-10 câu), đặc biệt trong các câu hỏi liên quan đến: Mũ – Logarit, số phức, giải phương trình, nguyên hàm – tích phân. Nếu biết sử dụng máy tính để giải Toán sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian làm bài đáng kể.
➤ Bạn có thể xem thêm Hướng dẫn Giải Toán nhanh trên máy tính cầm tay Casio
Vận dụng các mẹo giải Toán nhanh
Khác biệt với hình thức thi tự luận, thi trắc nghiệm sẽ không yêu cầu ghi chi tiết cách giải, vì vậy để tiết kiệm thời gian làm bài thi bạn hãy áp dụng các mẹo giải Toán nhanh và tính thật nhanh ở giấy nháp.
Đối với môn Toán thì yếu tố thời gian và sự nhanh nhạy cần phải được ưu tiên hàng đầu. Do đó, trong quá trình học, thí sinh nên “bỏ túi” các bí quyết giải Toán nhanh và hiệu quả, trong đó có các công thức “tắt”.
>>> Bạn đọc xem thêm: Hồ sơ xét tuyển Đại học năm 2024 gồm những gì?
Áp dụng phương pháp loại trừ và phỏng đoán
Nếu như bạn chưa chắc chắn được câu trả lời thì loại trừ chính là mẹo làm bài thi trắc nghiệm Toán hiệu quả nhất. Các đáp án trong câu trả lời thường không quá khác nhau về nội dung, tuy nhiên cũng không phải là không có cơ sở để bạn loại trừ.
Đầu tiên, bạn hãy vận dụng kiến thức để loại ngay các đáp án không liên quan đến đề bài nhất. Sau đó, bạn hãy dùng kỹ năng phân tích, và suy luận logic để chọn phương án nào khả thi hơn.
Phân bổ thời gian làm bài hợp lý
Dù làm bài thi theo bất cứ hình thức nào thì việc phân bổ thời gian là hết sức quan trọng, đặc biệt đối với bài thi trắc nghiệm thì tuyệt đối không được bỏ trống bất cứ một đáp án nào.
Đầu tiên bạn hãy đọc qua đề thi một lượt, làm ngay những câu hỏi “trúng tủ” của mình, sau đó mới làm đến các câu hỏi khác. Bạn nên lựa chọn trả lời các câu hỏi dễ trước, khó sau.
Cụ thể: Nếu trong 90 phút giải 50 câu đề toán tốt nghiệp THPT thì mỗi câu các em tính trung bình là 1,8 phút. Do vậy, bí quyết giải nhanh toán mang lại kết quả chính xác là các em phải biết phân bổ thời gian giải đề hợp lý như sau:
- Câu hỏi dễ: dành khoảng 1 phút giải đề
- Câu hỏi trung bình: dành khoảng 2 phút
- Câu hỏi khó, cực khó: tối đa 3,5 phút
Với hình thức thi trắc nghiệm môn toán như hiện nay thì yếu tố về thời gian các em phải cân nhắc và đặt lên hàng đầu. Theo đó khi ôn tập ở nhà các em cũng phải tự bấm giờ hoàn thiện đề thi qua đó giúp làm quen với việc phân chia thời gian làm bài hợp lý để tránh bị bỏ sót, không kịp làm hết đề.
Không được bỏ trống đáp án
Không giống như bài thi tự luận, điểm số của tất cả các câu hỏi thi trắc nghiệm đều như nhau, không có sự khác biệt. Khi làm bài thi trắc nghiệm bạn hãy áp dụng chiến lược “giết nhầm còn hơn bỏ sót”.
Lúc này, dù biết hay không biết câu trả lời chính xác bạn cũng tuyệt đối không được bỏ trống đáp án, may – rủi là yếu tố hiển nhiên khi làm dạng đề thi này do đó bạn hãy chọn ngẫu nhiên một phương án để có cơ hội ghi được điểm ở câu hỏi đó.
Tự trả lời câu hỏi trước khi nhìn đáp án
Thay vì nhìn vào bốn đáp án trong đề thi dễ khiến phân tâm thì các em nên đưa ra câu trả lời trước xem có trùng khớp không. Điều này vừa đưa ra sự chính xác mà trong việc giải đề của các em.
Cụ thể, với mỗi đề bài sau khi đọc câu hỏi thì các em cần bắt tay vào suy nghĩ, tư duy để đưa ra kết quả nhanh nhất. Từ đó, các em hãy so sánh kết quả của mình với đáp án bài cho.
Rèn luyện tính nhẩm nhanh
Tính nhẩm nhanh giúp các bạn thí sinh rèn luyện tính nhanh nhẹn, học tập dễ dàng, tính tập trung và cải thiện sự hứng thú hơn. Đồng thời giúp tăng tư duy giải đề.
Theo đó các bạn phải biết cách tính qua máy tính để giải đề nhanh, tính tư duy giải. Hình thức này các bạn có thể rèn luyện qua các bài tập thực hành trên máy tính, học qua internet. Việc rèn luyện mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện sự tư duy hơn.
Kiểm tra lại bài
Khi giải đề thi toán trắc nghiệm hay hình thức tự luận thì luôn đòi hỏi các bạn thí sinh phải biết cách kiểm tra lại bài. Bên cạnh đó thì kỹ năng này nên được các em rèn luyện thành thói quen để áp dụng không chỉ môn toán và còn với các môn học khác.
Đối với hình thức thi trắc nghiệm thì càng không thể bỏ qua kỹ năng này bởi lẽ việc áp lực giải đề trong thời gian ngắn dễ khiến các em khoanh nhầm đáp án hoặc đưa ra câu trả lời không chính xác.
Bởi vậy, ngay sau khi giải đề xong các em cũng nên dành khoảng 5 phút cuối giờ để kiểm tra lại toàn bộ đáp án để đảm bảo chắc chắn mình không sai sót.
➤ Xem thêm Cách ôn thi Toán thi tốt nghiệp THPT Quốc gia hiệu quả
Chia sẻ kinh nghiệm khi làm bài thi Toán trắc nghiệm
Cấu trúc đề thi môn Toán THPT quốc gia là 60% cơ bản và 40% nâng cao, các câu hỏi dễ và khó đan xen lẫn nhau. Theo như chia sẻ của thầy cô, giảng viên Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, cách làm trắc nghiệm Toán giật điểm cao là thí sinh không nên làm bài theo thứ tự mà nên làm thành 3-4 lượt:
- Lượt một, thí sinh đọc lướt và phát hiện câu hỏi dễ làm thật nhanh và bỏ qua các câu hỏi khó.
- Lượt hai, thí sinh làm những câu hỏi khó trung bình, cần có sự tính toán và vẽ hình.
- Các lượt sau sẽ làm đến những câu khó.
Những lỗi cần tránh khi làm bài trắc nghiệm Toán
Khi làm bài thi, thí sinh cần chú ý để tránh các lỗi thường gặp như:
- Không đọc kỹ đề bài: Điều này rất nguy hiểm, bởi nếu hiểu sai đề bài bạn sẽ chọn câu trả lời sai.
- Bấm máy tính sai: Chỉ cần một chút sai sót nhỏ như ấn nhầm số, thiếu dấu ngoặc, nhầm đơn vị khi tính sẽ dẫn đến sai đáp án.
- Nhầm lẫn giữa các khái niệm và tính chất: Điều này sẽ khiến cho bạn hiểu sai vấn đề, bị lạc hướng dẫn đến kết quả bị sai lệch.
- Phân bố thời gian không phù hợp: Khi phân bố thời gian không hợp lý sẽ khiến cho bạn dễ bị căng thẳng khi sắp hết thời gian làm bài, vì vậy không nên sử dụng quá 6 phút/ câu, cho dù đó là câu khó.
- Trong quá trình tô đáp án trả lời cần phải tô kín ô, tô đậm nhằm tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
➤ Bạn có thể xem ngay Cách tô đáp án trắc nghiệm nhanh, không vi phạm quy chế
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp các mẹo làm trắc nghiệm Toán cần thiết để các bạn thí sinh có thể đạt được điểm cao. Hy vọng thông qua đây các em sẽ học hỏi và bỏ túi thêm được các mẹo hay khi làm bài để đạt kết quả tốt nhất.