Do sức hút của nhu cầu nhân lực, hiện nay ngành Y được rất nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành Y học và muốn biết học Y mấy năm ra trường và chương trình học như thế nào, hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.
Tìm hiểu học Y mấy năm ra trường?
Trong ngành Y sẽ có nhiều chuyên ngành khác nhau như: Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Y tế công cộng. Thời gian học ngành Y thông thường sẽ kéo dài từ 4 đến 6 năm tùy thuộc vào chuyên ngành cụ thể.
Tuy nhiên hiện nay, thời gian gian đào tạo của hệ Đại học chính quy tại các trường Đại học Y đã rút ngắn xuống còn 4 năm, ngay cả các chuyên ngành như Y đa khoa và Y học cổ truyền cũng chỉ đào tạo 4 năm thay vì mất 6 năm như trước đây.
Sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo tại các trường Đại học Y, sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân. Nếu sinh viên muốn tiếp học học thêm để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn có thể lựa chọn hai hướng đi là: một là hệ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý và hai là hệ nghiên cứu do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực thuộc quản lý.
Còn đối với những Cử nhân không muốn học thêm có thể tham gia trực tiếp vào thị trường lao động, có thể xin làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám…. Những ai muốn trở thành Bác sĩ Y đa khoa sẽ học thêm 2 năm nữa để hành nghề khám chữa bệnh. Trong đó sẽ có 1 năm thực hành tại các bệnh viện và sau đó tham gia kỳ thi cấp quốc gia để nhận chứng chỉ hành nghề phạm vi đa khoa. Để trở thành Bác sĩ Y đa khoa bắt buộc bạn phải đạt được chứng chỉ này mới được phép hành nghề.
Còn để trở thành Bác sĩ chuyên khoa, sinh viên sẽ phải vừa học vừa thực hành tại các bệnh viện trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm để đạt được chứng chỉ hành nghề phạm vi chuyên khoa.
>>> Bạn đọc tìm hiểu thêm Học Y có khó không? Có nên học Y không?
Sinh viên ngành Y học những gì?
Trong chương trình đào tạo của ngành Y sinh viên sẽ được đảm bảo trang bị kiến thức cơ bản về khoa học và y học cơ sở tạo nền tảng cho y học lâm sàng, bên cạnh đó có thể chẩn đoán và xử lý các bệnh thông thường; cách chẩn đoán một số bệnh chuyên khoa, cách cấp cứu cơ bản. Bên cạnh đó sinh viên cũng được hướng dẫn về cách làm chỉ định và đánh giá các xét nghiệm liên quan đến bệnh lý và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục cụ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Để làm tốt các công việc thực tế đó, sinh viên sẽ được cũng cấp đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cơ bản cụ thể như sau:
Về mặt kiến thức
Cũng như sinh viên những ngành khác, sinh viên ngành Y sẽ được đào tạo kiến thức về đại cương với những môn học như: Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tâm lý học, Đạo đức Y học, và những kiến thức chuyên sâu của từng ngành nghề khác nhau.
Một số kiến thức được đánh giá là quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Y bao gồm:
- Sinh lý
- Giải phẫu
- Giải phẫu bệnh
- Dược lý
- Điều dưỡng cơ bản
- Chẩn đoán hình ảnh
- Nội cơ sở
- Ngoại cơ sở
- Phụ sản
- Nhi khoa
- Truyền nhiễm
- Lao
- Răng hàm mặt
- Tai mũi họng
- Mắt
- Thần kinh
- Ung thư
>>> Tham khảo thêm Học Y nên chọn ngành nào? Những lý do chọn ngành Y dược
Về mặt kỹ năng
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, để đáp ứng yêu cầu công việc và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người, sinh viên còn được trang bị những kỹ năng ngành nghề cơ bản và quan trọng bao gồm:
chẩn đoán và xử lý các bệnh thông thường và cấp cứu, định hướng chẩn đoán một số bệnh chuyên khoa, chỉ định và đánh giá các xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản, đề xuất biện pháp chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Thực hiện xét nghiệm đơn giản tại cộng đồng, phát hiện và phòng chống dịch bệnh. Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh, tham gia nghiên cứu khoa học, và sử dụng ngoại ngữ, tin học và tiếng Anh để
- Thực hiện các cấp cứu thông thường, chẩn đoán và xử lý các bệnh thường gặp.
- Tham gia định hướng chẩn đoán một số bệnh chuyên khoa.
- Chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm, kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản.
- Đưa ra những đề xuất, biện pháp xử lý phù hợp để chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Thực hiện một số xét nghiệm đơn giản tại cộng đồng.
- Phát hiện kịp thời dịch bệnh và thực hiện công tác phòng chống dịch trong cộng đồng.
- Áp dụng Y học cổ truyền trong công tác phòng và điều trị cho người bệnh.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học để nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Sau 4 năm học tập tại trường sinh viên ngành Y được trang bị đầy đủ cả về kiến thức, kỹ năng chuyên môn hoàn toàn có thể đảm nhận các công việc tại bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế, phòng khám...
Với những chia sẻ trên đây của Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch hy vọng đã giúp bạn đọc tìm hiểu được học Y mấy năm ra trường và sinh viên ngành Y học những gì từ đó có thêm nhiều thông tin về ngành nghề và có sự chủ động hơn trong việc ôn tập kiến thức. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới và thực hiện được mơ ước của mình.