Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Học Y Nên Chọn Ngành Nào? Những Lý Do Chọn Ngành Y Dược

Cập nhật: 28/10/2023 16:03 | Người đăng: Lường Toán

Trong một buổi hướng nghiệp cho các bạn học sinh thì thật ngạc nhiên khi ngành Y Dược lại được nhiều bạn yêu thích lựa chọn. Lý giải về điều này thì dưới đây là muôn vàn những lý do lựa chọn học ngành Y Dược của học sinh. Hãy cùng theo dõi nhé. 

1. Ngành Y dược là gì?

Y Dược là khái niệm thường xuất hiện trong lĩnh vực y tế hiện nay. Dược học chủ yếu nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính: nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể và cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh, cách sử dụng các chất lấy từ tự nhiên hay tổng hợp để chống lại bệnh tật và bảo vệ cơ thể.

Ngành Y Dược đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống
Ngành Y Dược đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống

Ngành Y Dược trong y tế được hiểu đơn giản là để chữa bệnh cứu người. Người thực hiện công việc này sẽ xoa dịu nỗi đau về thể chất và tinh thần không chỉ cho người bệnh và người thân gia đình. Họ là người dốc hết sức lực, không màng đến lợi ích nào khác để cứu lấy mạng sống cho nhiều người.

2. Học Y nên chọn ngành nào?

Học Y nên chọn ngành nào là câu hỏi được nhiều sĩ tử đặt câu hỏi. Thực tế ngành Y mang đến cho bạn nhiều lựa chọn dưới đây:

2.1. Ngành Dược

Theo ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Ngành dược đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống y tế hiện nay. Khi đất nước phát triển thì ngành Dược đòi hỏi phát triển ngày càng cao. Bạn có nhiều sự lựa chọn về vị trí công việc như kiểm nghiệm thuốc, nhà thuốc, dược sĩ, trình dược viên tại các doanh nghiệp, công ty, bệnh viện...Đặc biệt bạn có thể tự mở quầy thuốc kinh doanh,...

2.2. Ngành Điều dưỡng

Thống kê cho thấy số lượng điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế hiện nay khá khan hiếm. Có thể thấy dù ở bất kỳ thời đại nào hay được trang bị thiết bị y tế tiên tiến thì vị trí này cũng không thể thay thế được. Điều này mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên khi theo học ngành Điều dưỡng hiện nay với chỉ tiêu tuyển dụng viên chức ngành điều dưỡng lên đến 70%. Không chỉ cơ hội việc làm cao mà vị trí này hiện nay được trọng dụng lớn. 

 

2.3. Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

Trong y học, ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng có nhiệm vụ phục hồi và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Đây là ngành học khá mới mẻ nhưng giúp phục hồi chức năng bị mất đi mà không phải dùng thuốc. Do vậy, ngành học này ngày càng được chú trọng trong xã hội hiện nay, các bạn sinh viên cũng không phải lo lắng việc làm sau khi ra trường.

2.4. Ngành Y học cổ truyền

Y học cổ truyền hay còn gọi là Đông Y ngày càng được vận dụng nhiều trong điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp, ngành Y học cổ truyền được đề cao về việc chữa bệnh như hiệu quả lâu dài - ít tác dụng phụ mà y học hiện đại chưa có được. Sinh viên tốt nghiệp có thể tự làm tại nhà mà không mất nhiều thời gian xin việc.

 

 

Ngoài các ngành trên, các sĩ tử có thể lựa chọn một số ngành khác như ngành hộ sinh, kỹ thuật hình ảnh, kỹ thuật xét nghiệm... Dù lựa chọn ngành học nào cũng phải dựa trên niềm đam mê, yêu thích thì mới có sự gắn bó lâu dài. Đồng thời có sự cống hiến và phát huy cơ hội nghề nghiệp được.

Học Y nên chọn ngành nào?
Nhiều cơ hội cho ngành Y Dược thời đại 4.0

3. Tầm quan trọng và ý nghĩa của ngành Y Dược

Ngành Y Dược đóng vai trò quan trọng với sự phát triển xã hội hiện nay. Tuy nhiên cũng khi xã hội được cải thiện thì tầm quan trọng của ngành Y Dược càng được khẳng định. Do vậy mà ngày càng có nhiều bạn trẻ yêu thích ngành này:

Thứ nhất, xác định tâm lý học ngành Y Dược thì bạn phải thật nghiêm túc, nghiên cứu và trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng. Ngành học này liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người nên có yêu cầu cao, tiêu chuẩn đầu vào khắt khe do vậy bạn phải thật nghiêm túc để nắm bắt kiến thức, kỹ năng chuyên môn và có kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người bệnh.

Thứ 2, ngành Y Dược chuyên phục vụ cho công việc khám, chữa bệnh cứu người và mang đến hạnh phúc, bình an cho bệnh nhân. Với nghĩa cử cao đẹp giúp cho các cán bộ ngành Y Dược có tinh thần đóng góp, cống hiến công sức của mình vào xã hội.

Thứ 3, mục tiêu ngành Y Dược gắn liền với công việc chăm sóc, thăm khám, điều trị mang lại sức khỏe cho con người. Do vậy các Y Dược sĩ đều nhận được sự biết ơn, quý mến và tin tưởng của người dân.

Do vậy để gánh trên vai trọng trách lớn lao của nghề cứu người thì bạn phải thực sự tâm huyết và có trách nhiệm với công việc. Họ phải có tính kỷ luật cao, viết cách làm việc tập thể, tôn trọng đồng nghiệp và hết lòng cứu chữa người bệnh.

Xem nhanh điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược mới nhất hiện nay

4. 10+ lý do lựa chọn ngành Y Dược của các sĩ tử

Ngành Y Dược với sứ mệnh cao cả để chữa bệnh và chăm lo cho sức khỏe của mọi người. Đây là một nghề cao quý trong tất cả những nghề cao quý và đáng được được tôn vinh và trân trọng… Tuy nhiên đến với ngành Y Dược thì mỗi người có lý do khác nhau và đều hết sức thuyết phục. 

4.1. ”Nhất Y, nhì Dược“

Từ xưa đến nay thì ông ba ta đã truyền tai nhau câu “Nhất y, Nhì dược.” Đáng chú ý thì ngày nay, ngành học này vẫn phát huy được thế mạnh, nhất là trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển.

Với sứ mệnh chữa bệnh, cứu người thì Nghề Y Dược chưa bao giờ là hết hot, nó mang đến sự đam mê, thu hút với những người lựa chọn. Điều này không khó hiểu khi mà điểm chuẩn của các trường Y – Dược luôn nằm trong top đầu các trường Đại học trên cả nước.

4.2. Ngành Y Dược là một ngành linh hoạt

Nhiều người cho rằng nghề Y Dược thực sự rất nhàm chán với áp lực công việc cao. Cụ thể như ngành Dược, chính bởi cái nhìn sai lệch về nghề này dẫn đến tư tưởng và định kiến sai lầm. Thực chất thì phạm vi hoạt động của ngành Dược rất rộng mở và linh hoạt, người Dược sĩ thì đều có thể đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc. Bạn vừa có thể tham gia vào công tác giảng dạy tại những cơ sở đào tạo dược, vừa tham gia nghiên cứu thuốc, hay làm việc tại các bệnh viện, công ty dược phẩm.

Theo chuyên gia các trường Cao đẳng Dược HCM, ngành Dược phù hợp với mọi đối tượng đồng thời có tiềm năng phát triển theo định hướng tương lai. Do vậy với những ai theo đuổi ngành học này thì không quá lo lắng về việc làm.

4.3. Nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai

Năm 2020 - 2021 là thời điểm khó khăn khi trên toàn cầu đối diện với đại dịch covid 19. Đây là một bài toán khó của ngành Y Dược trong việc giải quyết nguồn nhân lực ngành Y tế để phục vụ cho mục tiêu chung.

Đứng trước thách thức đó thì đây lại là cơ hội rộng mở với các bạn đang và sẽ theo học ngành Y Dược để khẳng định tài năng và tâm huyết của mình. Cùng với đó thì Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng phát triển và đầu từ ngành Dược, đây cũng sẽ là cơ hội để bạn có thêm nhiều sự lựa chọn công việc phù hợp với năng lực.

Chắc chắn bạn sẽ lựa chọn được môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức lương hấp dẫn cùng với nhiều chế độ đãi ngộ tốt. 

4.4. Phát triển khả năng kinh doanh

Với người có đầu óc kinh doanh, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Dược thì đều có thể quản lý thuốc, tự mở quầy thuốc tư nhân hoặc làm trình dược viên. So với những ngành nghề khác thì kinh doanh Dược phẩm đòi hỏi phải có sự am hiểu sâu sắc và thị trường ít tính cạnh tranh hơn. Bởi ngành Dược có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và và tính mạng của con người, nên trong kinh doanh ngoài yếu tố lợi nhuận thì bạn phải có đủ cái tâm và sự am hiểu. 

4.5. Chữa bệnh cứu người

Đối với Y – Dược có mục tiêu chữa bệnh, cứu người thì ngành nghề này còn mang lại sự hạnh phúc, an lành cho người bệnh và gia đình họ.

Nghề Y luôn đặt yếu tố sức khỏe và tính mạng của người bệnh lên hàng đầu. Bởi vậy khi bạn đăng ký học ngành này, thì công sức bạn cống hiến sẽ cực kỳ có ý nghĩa. 

4.6. Công việc ổn định

Ở bất kỳ thời điểm nào, nhất là khi xã hội phát triển thì người dân luôn cần bác sĩ để thực hiện công tác khám chữa bệnh. Sau khi tốt nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm để có công việc ổn định, mà không phải chật vật lo lắng như những ngành ngành khác.

Thống kê cho thấy số lượng các cán bộ y tế ở nước ta còn thiếu rất nhiều, vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực của các trung tâm y tế, phòng khám, bệnh viện Trung ương và địa phương. Bởi vậy mà ngành Y – Dược sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm rất tốt cho bạn.

4.7. Tu dưỡng đạo đức

Với những người đang học ngành Y Dược thì Y đức là điều không thể thiếu. Với người học ngành Y thì đòi hỏi phải có quá trình học đồng thời phải tự tu dưỡng nghề nghiệp, có lòng nhân từ hay lòng thương yêu qua đó giúp giảm đi sự đau khổ đối với người bệnh.

Theo đó thì thế hệ sinh viên ngành Y – Dược trải qua quá trình đào tạo bằng cách học hỏi, quan sát, được ứng xử của người thầy. Tại đây các bạn sinh viên sẽ được trải nghiệm thực tế, thể hiện sự đồng cảm với những khó khăn, lắng lo, cùng với nỗi đau của người bệnh và người thân của họ.

Từ đó giúp bạn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu hết được những nỗi đau mà người bệnh phải gánh chịu từ đó xuất phát trong tâm của người thầy thuốc luôn có lòng bao dung, nhân ái hơn.

4.8. Thu nhập tốt

Với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ hay y tá đang công tác trong ngành y Dược với trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho mọi người đều là những người có thu nhập khá cao.

Ngành Y Dược được trọng dụng hiện nay

Sau khi tốt nghiệp ra trường thì bạn có cơ hội được làm việc tại các bệnh viện, nhìn chung thì công việc hàng ngày cũng có khá nhiều áp lực và vất vả. Như phải đối diện với nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể tước đi mạng sống của người bệnh. Do vậy mà yếu tố công việc ngành Y Dược đòi hỏi sự khắt khe, và tập trung cao độ trong quãng thời gian theo học dài. Như vậy có thể thấy nghề Y rất xứng đáng với lương cao vì những gì họ cống hiến cho xã hội.

4.9. Nhận được sự tin tưởng, yêu quý

Nghề Y Dược với công việc chủ yếu là chăm sóc, điều trị và nâng cao sức khỏe cho người dân. Ngành nghề này đang ngày càng được xã hội tôn vinh, đồng thời còn mở rộng cơ hội mang lại niềm vui cho từng gia đình.

Do vậy mà các bác sĩ, dược sĩ và y tá đều đang nhận được sự tin tưởng và yêu quý của mọi người. Do vậy mà nghề Y vẫn luôn được mọi người gọi với cái tên là “ lương y như từ mẫu” hay “người thầy thuốc của nhân dân” .

4.10. Tinh thần trách nhiệm cao

Những người làm nghề Y Dược thì luôn phải có sự tâm huyết với nghề, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc. Đồng thời luôn đề cao tính kỷ luật, được làm việc tập thể, tôn trọng đồng nghiệp đồng thời luôn hết lòng mang đến sức khỏe cho người dân.

4.11. Chuyên môn giỏi

Để trở thành các y, bác sĩ thì bạn phải trải qua thời gian đào tạo, nghiên cứu và học tập khá dài mới có được kiến thức chuyên môn. Cụ thể tùy từng ngày thời gian đào tạo khác nhau có thể lên đến 6-7 năm học, nhiều hơn 1-2 năm so với những ngành nghề khác.

Đó là bởi ngành Y – Dược luôn có sự đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn đầu vào bởi vậy mà trong quá trình học tập, thì việc đào tạo lại càng khắt khe hơn nữa. Sau khi tốt nghiệp ra trường, các bác sĩ, dược sĩ tương lai mới là những người cần thiết phải có đủ kiến thức chuyên môn với kinh nghiệm nhằm giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

 

>>> Bạn có thể quan tâm tới Mục tiêu nghề nghiệp dược sĩ là gì? Lưu ý khi viết CV xin việc

5. Các ngành nghề Y Dược được nhiều người lựa chọn hiện nay

Các nghề thuộc ngành Y Dược dưới đây sẽ mở rộng sự lựa chọn với các bạn sinh viên khi theo học ngành này. Từ đó giúp học sinh và phụ huynh có định hướng nghề nghiệp tốt hơn:

5.1. Bác sĩ đa khoa

Bác sĩ đa khoa còn được gọi là “bác sĩ tổng quát” có nhiệm vụ điều trị bệnh cấp và mãn tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh và hướng dẫn phục hồi sức khỏe. Trong khối ngành Y Dược thì bác sĩ đa khoa lấy điểm cao nhất, họ làm việc tại trung tâm chăm sóc sức khỏe.

Tại các quốc gia phát triển, bác sĩ đa khoa còn có thể hoạt động tại các phòng khám tư nhân.

5.2. Bác sĩ y học cổ truyền

Học ngành Y Dược ra làm gì? Với chức danh bác sĩ y học cổ truyền là một lĩnh vực nằm trong hệ thống Y Dược có thời gian đào tạo 6 năm. Với kiến thức chuyên sâu về công dụng, cách sử dụng thuốc Nam, thuốc Bắc, châm cứu, xoa bóp hay bấm huyệt,… Thì Bác sĩ Y học cổ truyền còn thực hiện nghiên cứu thêm các phương pháp tập luyện, phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

5.3. Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Bác sĩ Răng Hàm Mặt sẽ đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Răng – Hàm – Mặt. Họ đảm nhiệm công tác và nhiệm vụ khám, chữa bệnh, phẫu thuật đồng thời khôi phục các chức năng về răng, hàm, mặt cho người bệnh.

5.4. Bác sĩ y học dự phòng

Bác sĩ y học dự phòng có vai trò quan trọng hiện công tác phòng chống, kiểm soát các bệnh truyền nhiễm. Xử lý các tác nhân gây ra dịch bệnh bao gồm bệnh cộng đồng, xã hội, dinh dưỡng, quản lý vắc xin, sinh phẩm y tế hay hóa chất chế phẩm diệt côn trùng,…

5.5. Kỹ thuật y học

Tốt nghiệp ngành kỹ thuật y học sẽ trở thành kỹ thuật viên gồm các chuyên ngành chính là : xét nghiệm, kỹ thuật hình ảnh và vật lý trị liệu. Sinh viên khi theo học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên sâu về ngành bao gồm: huyết học tế bào, giải phẫu bệnh hay huyết học cơ bản,…

5.6. Cử nhân điều dưỡng

Cử nhân ngành điều dưỡng có nhiệm vụ chăm sóc, bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm cho xã hội. Khi học ngành Điều dưỡng còn được trang bị kỹ năng chuyên sâu giúp nâng cao trình độ chuyên môn. Điều đó sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, ổn định, thu nhập cao và dễ dàng thăng tiến trong công việc.

5.7. Giảng viên y dược

Nếu bạn có ước mơ đứng trên giảng đường để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho thế hệ Y Dược sĩ sau này thì trở thành giảng viên là lựa chọn chính xác. Đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và thực hành.

5.8. Công nhân dược

Công nhân dược là những người đảm nhiệm công việc trong mọi quy trình sản xuất dược phẩm tại các nhà máy xí nghiệp chuyên sản xuất các loại dược phẩm. Họ sẽ được tổ chức đào tạo theo yêu cầu của những đơn vị sản xuất. Theo đó, công nhân dược còn có cơ hội trở thành lao động kỹ thuật hay đơn giản thực hiện nhiệm vụ trong dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư. 

5.9 Dược tá

Tại các Sở y tế địa phương sẽ có mở lớp học dược tá và sau khi kết thúc khóa học sẽ được cấp bằng dược tá. Theo đó, các bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại những vị trí như công nhân bán thuốc ở quầy thuốc, cấp thuốc cho các khoa dược trong bệnh viện và phụ việc cho các dược sĩ. 

5.10. Dược sĩ trung cấp

Các dược sĩ trung cấp có thể tham gia vào các lĩnh vực khác của ngành Dược. tại các địa phương nếu như bị thiếu thốn nguồn nhân lực ngành Y Dược thì dược sĩ trung cấp sẽ được uỷ nhiệm vai trò của dược sĩ Đại học. Họ sẽ đảm nhiệm các công việc gồm chủ nhiệm quầy thuốc huyện hoặc phụ trách khoa dược của trung tâm y tế huyện. 

5.11. Dược sĩ đại học

Tốt nghiệp ngành Dược hệ đại học sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn bao gồm nghiên cứu dược phẩm, Quản lý nhà nước về Dược. Không chỉ vậy, các bạn còn có cơ hội tham gia vào lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông thuốc,…

Bên cạnh đó, còn có cơ hội làm việc tại các tổ chức trong và ngoài nước về chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lĩnh vực dược phẩm. Ngành này được đánh giá có tiềm năng phát triển với nhiều cơ hội mở cho sinh viên.

6. Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược tại Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trong số các trường có ngành Y Dược hiện nay, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong số ít nơi có chất lượng đào tạo tốt. Ngôi trường luôn tự tin khẳng định được vị thế vững chắc của mình.

Tuyển sinh Cao đẳng Dược bằng học bạ, không bằng điểm chuẩn
Tuyển sinh Cao đẳng Dược bằng học bạ, không bằng điểm chuẩn

Được thành lập từ năm 2008, trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch được Bộ lao động Thương binh và Xã hội đánh giá cao. Bằng chứng là sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường trong những năm gần đây đều thể hiện được năng lực cực kỳ tốt. Các cử nhân của trường có khả năng thích ứng công việc nhạy bén và kiến thức chuyên môn vững chắc nên được nhà tuyển dụng săn đón từ khâu đầu ra. 

Hiện tại, trường đang xét tuyển 4 ngành học chính là:

  • Cao đẳng Điều dưỡng
  • Cao đẳng Dược
  • Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng
  • Trung cấp Y học Cổ truyền

Với điều kiện xét tuyển đơn giản chỉ cần tốt nghiệp THPT, mỗi mùa tuyển sinh tới thì rất nhiều bạn đã nộp hồ sơ đăng ký ngành học yêu thích. Cùng với đó, nhà trường luôn hết mình cải thiện chất lượng đào tạo, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất tốt nhất cho sinh viên khi theo học.

7. Các câu hỏi thường gặp về ngành Y Dược

7.1. Ngành y dược học bao nhiêu năm?

Với mỗi hệ đào tạo ngành Dược sẽ có thời gian khác nhau. Thậm chí, mỗi trường có chương trình đạo tạo khác nhau thì thời gian cũng khác nhau.

  • Với chương trình Đại học Y Dược: Thời gian đào tạo từ 5 - 6 năm. Chẳng hạn như thời gian đào tạo ngành Dược tại trường Đại học Y Hà Nội là 6 năm còn khi học tại Đại học Y TPHCM là 5 năm 
  • Với chương trình Cao đẳng Y Dược: Thời gian đào tạo ngành Y Dược ở mức 2,5 đến 3 năm. Tại trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch hiện nay có khung chương trình đào tạo chuẩn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong 3 năm. Đây là khoảng thời gian được các chuyên gia cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng đủ để mỗi sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng phục vụ công việc sau này. Các bạn sẽ nắm được đầy đủ về kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành với chuyên môn cao. Đồng thời hội tụ đủ các kỹ năng cần thiết phục vụ công việc.

Tốt nghiệp Cao Đẳng Y Dược Chính Quy, các bạn được cấp bằng Cao đẳng chính quy và có cơ hội tìm kiếm công việc sau khi ra trường hoặc được liên thông lên ngành Dược hệ Đại học.

  • Với chương trình thạc sĩ Y Dược: Khi bạn muốn học lên Thạc sĩ ngành Y Dược sẽ có khoảng thời gian đào tạo 2 năm. Đây là chương trình có kiến thức nâng cao và chuyên sâu hơn về lĩnh vực này từ đó giúp tăng cơ hội việc làm hấp dẫn và thăng tiến trong công việc.

7.2. Ngành y dược thi khối nào?

Hiện nay, các trường Đại học Y Dược danh tiếng như Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TPHCM, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch…vẫn giữ nguyên hình thức thi tuyển.

Ngành Dược xét khối nào? Cũng như ngành Y Dược nói chung thì bạn hãy đăng ký khối thi: 

  • Khối B00 (Toán học, Hoá học và Sinh học)
  • Khối thi A00 (Toán, Lý, Hóa); 
  • D07 (Toán, Hóa, Anh); 
  • C08 (Văn, Hóa, Sinh).

Tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh theo học các ngành Y Dược mà không đủ điều kiện đăng ký trường Đại học thì các trường Cao đẳng Y Dược nới lỏng hình thức xét tuyển. Nhiều trường áp dụng hình thức xét tuyển bằng học bạ để tăng cơ hội trúng tuyển cho sinh viên.

Có lẽ việc theo đuổi ngành Y Dược là bạn cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thiệt thòi không phải ai cũng thấu hiểu. Có thể bạn sẽ phải hi sinh thời gian, sức khỏe để chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên trên hết thì đó là tình yêu, sự hi sinh, dũng cảm luôn được đặt lên hàng đầu. Đây là yếu tố giúp các bạn học sinh luôn yêu thích ngành Y Dược hiện nay.

Thông tin hữu ích khác
truong-cao-dang-y-duoc Top 10 Các Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM Tốt Nhất Các trường Cao Đẳng Dược ở TPHCM ở đâu uy tín? Bài viết dưới đây sẽ bật mí danh sách TOP 10 các trường Cao Đẳng Y Dược TP HCM đào tạo chất lượng để... giai-dap-hoc-nganh-duoc-co-can-gioi-tieng-anh-khong Học ngành Dược có cần giỏi tiếng Anh không? Học ngành Dược có cần giỏi tiếng Anh không? Những người theo đuổi ngành Dược chắc hẳn cũng khá quan tâm đến ứng dụng tiếng Anh đối với ngành học... ho-so-xet-tuyen-cao-dang-duoc Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược TPHCM năm 2024 Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2024 gồm những gì? Hình thức nộp hồ sơ như thế nào? Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch hướng dẫn đầy đủ tại... cao-dang-duoc-thi-khoi-nao-de-duoc-xet-tuyen Ngành Dược thi khối nào? Lấy bao nhiêu điểm? Học cao đẳng Dược thi khối nào? Lấy bao nhiêu điểm đang được rất nhiều bạn thí sinh quan tâm trong khi Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng mỗi năm... nganh-duoc-hoc-nhung-mon-gi Ngành Dược là gì? Ngành Dược học những môn gì? Ngành Dược học những môn gì được gửi rất nhiều đến hòm thư Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Cùng tìm hiểu các bộ môn sinh viên cần học qua 4... cao-dang-duoc-hoc-may-nam Học Dược mất bao nhiêu năm ra trường? Học cao đẳng dược mấy năm? Học dược hệ đại học bao nhiêu năm? Cùng Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu về thời gian học bao lâu...
Xem thêm >>



0899 955 990