Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Học Y Có Khó Không? Khổ Không? Có Nên Học Y Không?

Cập nhật: 25/05/2024 16:53 | Người đăng: Bảo Bình

Học Y có khổ không là vấn đề được nhiều bạn quan tâm. Do đó, để giải đáp về học ngành Y liệu có khổ không thì hãy tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

Rất nhiều người trong xã hội nghĩ rằng học y, học dược vừa nhàn, vừa dễ xin việc, vừa dễ kiếm tiền. Các cụ xưa nay có câu " nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa". Tuy nhiên bất cứ ai đi theo con đường ngành này, nghiệp này đều hiểu rằng đó là con đường gian nan nhất, vất vả nhất từ trước đến nay.

Học Y có khổ không?

Có nhiều người thắc mắc "học Y có khổ không?". Học ngành nào mà không khổ không vất vả chứ, mà nhất là học ngành Y. Thực ra những người nào theo ngành Y đều phải hy sinh rất nhiều điều. Ngay từ khi chọn nghề y, mỗi học sinh phải đối diện một khó khăn rất lớn, điểm trúng tuyển của các trường đại học y thuộc hàng Top ten.

Vì thế, vượt qua kỳ tuyển sinh hàng năm là điều kiện tiên quyết.Thời gian sinh viên dành cho việc học cả lý thuyết và thực hành rất nhiều học lý thuyết, học thực hành, đi trực ngày, trực đêm....

Học Y có khổ không?
Học Y có khổ không?

 

Học Y tài liệu được tính bằng KG

Lượng kiến thức mà sinh viên học Y - Dược cũng thuộc dạng nhiều nhất. Sinh viên học trên dưới 100 môn học và thi khoảng 200 lần, có những học rất vất vả như ngành đa khoa.

Không những thế nhiều khi kiến thức, tài liệu ngành Tiếng Việt về môn học không đáp ứng được nhu cầu, sinh viên còn phải tự tìm hiểu thêm những kiến thức tài liệu nước ngoài. Ngoài đi học trên trường, đi trực trên bệnh viện, sinh viên học Y - Dược cũng phải trạnh thủ học thêm các lớp tiếng Anh để nâng cao trình độ.

Học Y phải nắm rõ được bản chất

Sinh viên Cao đẳng Dược, Đại học Dược hay những ngành học khác trong Y tế cần phải hiểu kiến thức một cách rõ ràng, hiểu bản chất của kiến thức vì Y - Dược là ngành học liên quan đến sức khỏe con người. Việc nhầm lẫn kiến thức trong Y - Dược có hậu quả vô cùng nghiêm trọng nên sinh viên cần phải thuộc lòng, hiểu cặn kẽ từng câu chữ, từng vấn đề nhỏ nhất.

Học Y phải chấp nhận vất vả

Dù công việc học vất vả, khổ cực nhưng mỗi sinh viên theo ngành Y - Dược luôn sẵn sàng vượt qua, đối mặt với những khó khăn và không bao giờ muốn rời ngành học mình đang theo đuổi bởi lẽ học Y, học Dược chính là ngành học nhân sinh.

Học Y khoa cần phải thực hành rất nhiều

Những buổi thực tập, kiến tập khi bạn học tập tại các trường Đại Học hay Cao Đẳng Y Dược luôn gắn liền với sinh viên y khoa. Với sinh viên ngành Y - dược thời gian họ trên bệnh viện, trong phòng thí nghiệm còn nhiều hơn thời gian trên thư viện hay nhà sách.

Nhiều môn học cực kỳ khó như giải phẫu, vi sinh học mô học, sinh hóa, dược lý học, sinh lý học, sinh lý bệnh học, giải phẫu bệnh học, phôi thai học, sinh học, và lý sinh y học... thường là cứ học lý thuyết sáng, tới chiều lại tiếp tục lên phòng thí nghiệm thực hành, không ngừng nghỉ.

Chỉ cần nghỉ một buổi là mất kiến thức, bởi vì mỗi bài thực tập như vậy, nhà trường phải tốn nhiều hóa chất, tốn động vật, các mẫu bệnh phẩm, rồi những nhân viên chuẩn bị… chi phí rất tốn kém, nên rất khó tổ chức một buổi khác chỉ để cho một sinh viên học lại.

Học những môn này cực kỳ quan trọng vì đây đều là cơ sở để hiểu về con người, hiểu về bệnh con người, nếu như thiếu đi những kiến thức này sẽ không bao giờ trở thành bác sĩ!

Sinh viên ngành Y dược cần phải thực hành rất nhiều
Sinh viên ngành Y dược cần phải thực hành rất nhiều

Học Y khoa là phải tích lũy được kỹ năng thủ thuật y khoa

Để tích lũy được kỹ năng, thủ thuật y khoa thì tất cả sinh viên đều cần phải có một quá trình trại nghiệm thực tế từ đơn giản nhất như quan sát cho đến thực hành. Thường các có được những kỹ năng đó một cách nhanh nhất chính là thông qua những bài kiểm tra thực tế. Thầy cô sẽ quan sát quá trình thực hành của mỗi sinh viên và điều chỉnh cho sinh viên. Với sinh viên học Y khoa nếu chỉ là bác sĩ chữa bệnh trên giấy và không được thực hành thì sẽ không thể thành công được, không bệnh nhân nào dám giao tính mạng cho những thầy thuốc chỉ biết lý thuyết.

Trong quá trình xây dựng hình thành kỹ năng y khoa của người thầy thuốc, thì sự thông minh chỉ là một loại phương tiện thôi nhé, còn niềm đam mê, cùng sự chặt chẽ trong tư duy, và cẩn trọng trong động tác và đức tính chăm chỉ mới là quyết định chính tạo lên một người thầy thuốc giỏi.

Học Y dược phải biết vượt qua nỗi sợ hãi

Học Y dược là ngành học mà sinh viên đối mặt và vượt qua nỗi sợ hãi như sợ máu, sợ ma, sợ xác chết.. vì nhiều khi sinh viên phải học những môn học về giải phẫu học. Sinh viên mà theo ngành Y dược thì cần xác định ngay từ ban đầu là không có ngày nghỉ hoặc có ngày nghỉ nhưng mà rất ít vì việc học và nghiên cứu thực hành kiến thức chiếm hầu hết thời gian của sinh viên.

Tuy nhiên mỗi khi chữa trị, điều trị thành công cho người bệnh thì đó chính là động lực rất lớn cho mỗi sinh viên Đại Học, Cao Đẳng Y Dược, là niềm vui của những người học Y. Vì thế mỗi khi có ai đó hỏi Học Y có khổ không thì học Y khổ chứ nhưng mà rất XỨNG ĐÁNG!

Đào tạo nguồn nhân sự ngành Y là một trong những nhiệm vụ không chỉ là của riêng các trường cao đẳng và đại học mà còn là nhiệm vụ chung cho ngành. Người có kinh nghiệm cần phải chia sẻ kiến thức, lưu ý cho những người chưa có kinh nghiệm.

Giáo viên, giảng viên của các ngành như ngành xét nghiệm của Cao đẳng xét nghiệm, ngành Kỹ thuật vật lý trị liệu của Cao đẳng kỹ thuật phục hồi chức năng và rất nhiều ngành học khác trong lĩnh vực Y tế phải hướng dẫn kiến thức chính xác cho sinh viên sao cho sinh viên có được một lượng kiến thức chính xác nhất vì Y- Dược là ngành học liên quan đến tính mạng con người.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng chú trọng công tác đào tạo kèm thực hành cho sinh viên từ quy chuẩn về chất lượng giảng viên cho đến cơ sở vật chất. Vì thế, học sinh, thí sinh nào có mong muốn trở thành dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên xét nghiệm có thể tham gia kỳ xét tuyển của trường.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990