Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận văn học đạt điểm cao

Cập nhật: 08/05/2024 13:47 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn nghị luận văn học là một phần quan trọng không thể thiếu và chiếm nhiều điểm trong bài. Để giúp các em đạt được điểm cao phần này, chúng tôi xin chia sẻ về cách làm bài văn nghị luận văn học đúng trọng tâm. Các bạn cùng tham khảo nhé.

1. Phần nghị luận văn học đề thi THPT Quốc gia

1.1. Nghị luận văn học là gì?

Nghị luận văn học là một dạng văn bản người viết sử dụng những từ ngữ chính xác, logic và thu hút để bày tỏ quan điểm cá nhân nhằm đánh giá, phân tích, bàn luận về những vấn đề nằm trong lĩnh vực văn học giúp độc giả hiểu rõ hơn về tác phẩm văn học đó. Đây là phần vô cùng quan trọng trong bài thi tốt nghiệp THPT môn Văn.

1.2. Một số yêu cầu chung khi viết một bài văn nghị luận văn học

  • Tìm hiểu thật kỹ về tác giả, hoàn cảnh ra đời cũng như năm tác phẩm ra đời.
  • Tìm hiểu kỹ về tâm tình của tác giả.
  • Các vấn đề cần phân tích, bàn luận là những vấn đề liên quan đến văn học, có thể là về tác giả, tác phẩm; những ý kiến nhận định về tác giả, tác phẩm hoặc các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm.
  • Đối với nghị luận thể loại thơ thì cần lưu ý về cách gieo vần, nhịp điệu, cấu trúc và cả những nghệ thuật ngôn từ… Đặc biệt các bạn cũng cần lưu ý đến tính thẩm mỹ thể hiện trong tác phẩm.
  • Đối với nghị luận tác phẩm văn xuôi thì cần lưu ý đến cốt truyện, tình huống truyện, tình tiết, nhân vật, hình tượng điển hình. Nên khai thác tối đa nội dung hiện thực cũng như nội dung tư tưởng của tác phẩm kèm theo những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. Các dẫn chứng đưa ra cần phải chính xác và có chọn lọc.

➤ Mách bạn: Cách ôn thi môn Văn THPT Quốc gia 2024 hiệu quả cao

2. Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận văn học đạt điểm cao

2.1. Kỹ năng làm dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ

Yêu cầu về kĩ năng

  • Cần có các kĩ năng về phân tích đề, lập được dàn ý.
  • Nêu được các luận điểm, nhận xét cũng như đánh giá được nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
  • Biết vận dụng kiến thức sách vở kết hợp với các thao tác nghị luận và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết được bài nghị luận sâu sắc, hoàn chỉnh.

Yêu cầu về nội dung kiến thức

  • Nắm được mục đích, yêu cầu và cả đối tượng của bài nghị luận, từ đó có thể so sánh giữa các tác phẩm thơ, đoạn thơ với nhau.
  • Nắm được các ý trong bài nghị luận để triển khai viết bài mạch lạc, đủ ý.

Gợi ý các bước lập dàn ý phân tích đoạn thơ

Mở bài:

- Giới thiệu: Tác giả (vị trí, phong cách, có thể trích 1 ý kiến đánh giá về tác giả), bài thơ (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác), bố cục và vị trí của đoạn thơ trong đề thi.

- Chép thơ: Có thể chép hết đoạn hoặc chỉ chép câu đầu và câu cuối, nếu đoạn thơ quá dài.

- Chuyển ý: Phân tích đoạn thơ trên để giúp đọc giả thấy được nội dung tư tưởng sâu sắc và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả.

Thân bài:

- Nhận xét khái quát đoạn thơ: Về thể thơ; về ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh; về câu tứ; về bố cục.

- Lần lượt phân tích theo bố cục cắt ngang: Từ luận điểm đang nghị luận đưa ra các dẫn chứng tương ứng.

- Tổng hợp và nhận xét, đánh giá:

  • Về nội dung: Nêu lại nội dung/chủ đề của đoạn thơ; đoạn thơ bộc lộ vẻ đẹp gì; nó có ý nghĩa như thế nào; đóng góp điều gì cho văn học về đề tài/chủ đề…?
  • Về nghệ thuật: Nêu lại toàn bộ phép nghệ thuật đã phân tích từ đoạn thơ từ đó nên ra phong cách nghệ thuật của tác giả, những điều mới mẻ trong bút pháp sáng tác của tác giả cho văn học nước nhà…

Kết bài:

Tổng kết lại nội dung/chủ đề của đoạn thơ; khẳng định ý nghĩa/ sức hấp dẫn của đoạn thơ trong bài thơ cũng như khẳng định sức sống của bài thơ, của tác giả. Nên có một ý kiến đánh giá về tác phẩm ở kết bài.

Cách làm bài văn nghị luận văn học đạt điểm cao
Cách làm bài văn nghị luận văn học đạt điểm cao

 

➤ Xem thêm: Các tác phẩm văn học lớp 12 thi THPT năm 2024

2.2. Kỹ năng làm bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi

Đối tượng của dạng bài này vô cùng đa dạng, nó có thể là giá trị nghệ thuật và nội dụng của đoạn trích, hay là một phương diện nhất định, hoặc thậm chí là một khía cạnh của nghệ thuật.

Bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi yêu cầu cần có các kỹ năng sau đây:

  • Phải phân biệt được nghị luận về một đoạn trích với nghị luận về một tác phẩm. Tức là đề cập đến tất cả những nội dung liên quan đến tác phẩm nhưng nội dung của đoạn trích lại chỉ nói sơ qua.
  • Tập trung phân tích đoạn trích tuy nhiên cần phải biết vận dụng tất cả kiến thức của toàn tác phẩm bao gồm nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách xây dựng nhân vật, các biện pháp tu từ. Cần phải đặt đoạn văn vào một chỉnh thể của tác phẩm thì chúng ta mới có thể đánh giá chính xác về tác phẩm.
Cách làm 1 bài nghị luận văn học về đoạn trích văn xuôi
Cách làm 1 bài nghị luận văn học về đoạn trích văn xuôi

Gợi ý các bước lập dàn ý phân tích về đoạn trích văn xuôi

Mở bài:

- Giới thiệu: Tác giả (vị trí sự nghiệp, phong cách và quan điểm sáng tác). Nên có một nhận định về tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác); vị trí đoạn trích (nằm ở phần nào trong tác phẩm), nội dung của đoạn trích trong đề thi.

- Chuyển ý: Phân tích đoạn trích trên cho ta thấy được (theo yêu cầu đề).

Thân bài:

- Phân tích đoạn trích: Có thể tóm tắt ngắn gọn nội dung của tác phẩm để người đọc thấy được vị trí đoạn đề cho trong tác phẩm; đoạn trích nói về điều gì, nội dung tư tưởng là gì…

- Phân tích kỹ, sâu, chính xác các tình tiết xuất hiện trong đoạn trích theo trình tự từ đầu đến hết. Nếu là kịch thì cần phân tích các lời đối thoại. Phân tích đến đâu sẽ đánh giá nội dung và nghệ thuật đến đó và đưa thêm dẫn chứng liên hệ để so sánh.

- Tổng hợp, đánh giá nội dung tư tưởng và bút pháp nghệ thuật trong đoạn đoạn trích.

- Làm rõ giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, ý nghĩa thông điệp và phong cách nghệ thuật của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

Kết bài:

- Tóm lược vấn đề chính đã nghị luận.

- Khẳng định ý nghĩa/sức hấp dẫn của đoạn trích và sức sống của tác phẩm, tác giả. Nên có một nhận định về tác phẩm.

Ngữ Văn là một trong ba môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT Quốc gia, và nghị luận văn học là phần nhận được nhiều sự quan tâm nhất đối với đề thi môn học này. Như vậy Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp những lưu ý và một số chia sẻ về cách làm bài văn nghị luận văn học đạt điểm cao. Chúc các bạn làm bài thật tốt và đạt điểm số điểm kỳ vọng.

Thông tin hữu ích khác
cao-dang-y-khoa-pham-ngoc-thach-co-tot-khong Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có tốt không? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có tốt không? Là Trường công hay tư? Bài viết này là review về trường cho các bạn tìm hiểu khi có ý định... nen-hoc-dieu-duong-hay-ho-sinh Nên học Điều dưỡng hay Hộ sinh để phát triển sự nghiệp? Điều dưỡng và hộ sinh đều thực hiện công tác chăm sóc người bệnh. Nhiều người băn khoăn “nên học Điều dưỡng hay Hộ sinh” để có triển vọng nghề... so-sanh-nganh-duoc-va-dieu-duong-khac-nhau-nhu-the-nao Nên học Dược hay Điều dưỡng? Chọn ngành nào tốt hơn? Nên học Dược hay Điều dưỡng? Chọn ngành nào tốt hơn khi hai nhóm ngành đều là chăm sóc sức khỏe. Cùng tìm hiểu sự khác nhau của hai ngành... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... 1-nguyen-vong-bao-nhieu-tien Lệ phí 1 nguyện vọng Đại học nộp bao nhiêu tiền 2024 Các sĩ tử vừa qua tiến hành đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Nhiều bạn quan tâm “Một nguyện vọng bao nhiêu tiền? Mức lệ... khoi-a00 Khối A00 gồm những môn nào? Có ngành và trường nào? Khối A00 gồm những môn nào? Các ngành, các trường khối A00 là gì? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây. Các bạn sinh viên nhanh...
Xem thêm >>



0899 955 990