Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Giới thiệu về Phương pháp cấy chỉ trong Y học cổ truyền

Cập nhật: 09/11/2023 08:44 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Phương pháp cấy chỉ trong Y học cổ truyền là phương pháp trị liệu kết hợp giữa kỹ thuật châm cứu truyền thống với sự tiến bộ của khoa học hiện đại. Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy chỉ, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ chia sẻ chi tiết qua nội dung dưới đây.

Phương pháp cấy chỉ trong Y học cổ truyền là gì?

Cấy chỉ được cải tiến từ phương pháp châm cứu truyền thống với việc kết hợp chỉ tự tiêu (catgut). Thời gian tác dụng của phương pháp cấy chỉ sẽ dài hơn so với châm cứu thông thường. Hơn nữa cấy chỉ được xem là phương pháp tối ưu mang lại hiệu quả cao mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật gây đau đớn.

Ở phương pháp châm cứu thông thường, bác sĩ châm kim vào huyệt vị và lưu lại trong khoảng 30 phút để kích thích chỉ tạo ra trong thời điểm châm cứu, thường phương pháp này sẽ kéo dài khoảng vài giờ đồng hồ và bệnh nhân cần được làm hàng ngày.

Còn đối với trị liệu cấy chỉ, đoạn chỉ catgut sẽ được đưa trực tiếp vào huyệt vị và lưu lại nhiều ngày, tạo ra kích thích liên tục nên thời gian sẽ kéo dài hơn và bệnh nhân không cần phải làm hàng ngày.

Cấy chỉ là phương pháp kết hợp giữa châm cứu truyền thống với khoa học hiện đại
Cấy chỉ là phương pháp kết hợp giữa châm cứu truyền thống với khoa học hiện đại

Ưu nhược điểm của phương pháp cấy chỉ 

Ưu điểm

Phương pháp cấy chỉ mang lại nhiều ưu điểm trong việc điều trị bệnh, cụ thể như sau:

  • Mang lại hiệu quả cao và lâu dài: Bệnh nhân sẽ cảm nhận được hiệu quả ngay từ lần đầu tiên điều trị, đồng thời phương pháp này mang lại hiệu quả lâu dài, tránh tái phát lại.
  • Điều trị bệnh không cần dùng thuốc: Phương pháp này không cần dùng đến thuốc nên rất an toàn cho sức khỏe, và hầu như không có tác dụng phụ.
  • Áp dụng cho nhiều đối tượng: Vì là phương pháp lành tính nên nó có thể áp dụng để điều trị cho cả trẻ em và người già.
  • Tăng lưu thông máu và sức đề kháng: Cấy chỉ tự tiêu khi vào huyệt vị sẽ có tác dụng tăng phản ứng đồng hoá, giảm dị hóa, tăng cường khả năng lưu thông máu, tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị: Cấy chỉ sẽ đưa thẳng chỉ tự tiêu vào huyệt vị, tạo ra kích thích liên tục nên sẽ có tác dụng kéo dài hơn. Hơn nữa khoảng cách giữa 2 lần cấy chỉ thường kéo dài từ 15-20 ngày, do đó bệnh nhân không cần phải thường xuyên đến bệnh viện.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, phương pháp cấy chỉ cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:

  • Chảy máu: Nếu người thực hiện cấy chỉ có kỹ thuật không tốt sẽ cấy chỉ lệch khỏi huyệt đạo vào mạch máu hoặc vào vùng cơ bên cạnh, làm cho người bệnh bị chảy máu.
  • Nhiễm trùng: Nếu quy trình cấy chỉ không được vô khuẩn triệt để sẽ dẫn đến việc nhiễm trùng cho bệnh nhân điều trị.
  • Nguy cơ lây nhiễm chéo: Việc dùng chung kim châm để đưa chỉ tự tiêu vào, nếu không được tiệt trùng kỹ có thể sẽ dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo từ người này qua người khác.
  • Vượng châm: Là hiện tượng người bệnh sau khi châm cứu xong sẽ cảm thấy hoa mắt, buồn nôn, khó chịu, tay chân lạnh, toát mồ hôi, trụy tim mạch, có khi bị ngất.

Những ai không nên sử dụng phương pháp cấy chỉ?

Để đảm bảo tính an toàn, sau đây là những đối tượng không nên cấy chỉ. Nếu muốn thực hiện, bệnh nhân nên trao đổi trước với bác sĩ về tình trạng của mình:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Những người có thể trạng yếu ớt, mệt mỏi, sốt cao.
  • Người đang mắc các bệnh viêm nhiễm, bệnh ngoài da.
  • Người có huyết áp cao trên 180/140 mmHg.
  • Người dị ứng chỉ tự tiêu.
  • Bệnh nhân chống chỉ định với phương pháp châm cứu
Những người mệt mỏi, mắc các bệnh ngoài da không nên thực hiện cấy chỉ
Những người mệt mỏi, mắc các bệnh ngoài da không nên thực hiện cấy chỉ

>>>Tham khảo thêm:

Những lưu ý đối với người bệnh trước khi thực hiện phương pháp cấy chỉ

Để đảm bảo an toàn và phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh trước khi thực hiện trị liệu cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Sau khi cấy chỉ xong người bệnh không nên về ngay mà ngồi lại nghỉ ngơi ít nhất 15 phút để bác sĩ theo dõi các phản ứng của cơ thể.
  • Sau khi thực hiện trị liệu, trong vòng 4 – 6 giờ người bệnh không nên tắm, ra ngoài gió và tránh nơi có nhiều khói bụi.
  • Trong quá trình trị liệu hạn chế ăn các thực phẩm có mùi tanh như tôm, cua, cá…
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, uống rượu bia trước khi trị liệu cấy chỉ.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tắm rửa và vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi tiến hành trị liệu.
  • Những đối tượng không nên thực hiện cấy chỉ là: Phụ nữ có thai và cho con bú, người đang mệt mỏi, sốt cao, người bị dị ứng chỉ tự tiêu, người mắc các bệnh ngoài da.

Ứng dụng của phương pháp cấy chỉ

Cấy chỉ là phương pháp tiên tiến, hiện được nhiều nước trên thế giới áp dụng, chủ yếu trên hai lĩnh vực chính là điều trị và thẩm mỹ. Cụ thể:

Trong lĩnh vực điều trị:

  • Chữa các bệnh về mũi dị ứng, viêm xoang, hen phế quản.
  • Chữa bệnh về xương khớp như: thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, đau lưng, thoát vị đĩa đệm.
  • Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Chữa mất ngủ, đau đầu.
  • Chữa bệnh các bệnh của phụ nữ như: Lãnh cảm, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
  • Chữa bệnh về nam khoa: yếu sinh lý, thận yếu, mộng tinh, di tinh.
  • Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.

Trong lĩnh vực thẩm mỹ:

  • Có tác dụng giảm béo; giúp căng da mặt, cổ, bụng.

Như vậy chúng tôi vừa chia sẻ chi tiết thông tin về phương pháp cấy chỉ trong Y học cổ truyền. Hy vọng rằng, với những thông tin trên đây sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc đang quan tâm đến phương pháp trị liệu này.

Thông tin hữu ích khác
hoc-thuyet-thien-nhan-hop-nhat Nội dung Học thuyết thiên nhân hợp nhất là gì? Học thuyết thiên nhân hợp nhất là một trong những lý luận của Y học cổ truyền, quan niệm rằng con người với tự nhiên và xã hội là một khối thống... ly-luan-co-ban-y-hoc-co-truyen Sách giáo trình lý luận cơ bản Y học cổ truyền Lý luận cơ bản Y học cổ truyền là kiến thức nền tảng mà sinh viên chuyên ngành Y học cổ truyền cần nắm rõ để áp dụng trong việc khám chữa bệnh. Để... ho-so-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen-tphcm-nam-2019 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 bao gồm những gì? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hướng dẫn chi tiết như... thoi-gian-dao-tao-cao-dang-y-hoc-co-truyen-ha-noi Thời gian học Ngành Y học cổ truyền học mấy năm? Ngành Y học cổ truyền học mấy năm là thắc mắc của không ít các bạn đọc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi đó tới các... thoi-gian-xet-tuyen-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Thời Gian Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2024 Thời gian xét tuyển Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM năm 2023 khi nào được nhiều bạn thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các... dieu-kien-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen Điều Kiện Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2024 Từ xa xưa khi y học hiện đại chưa phát triển thì chữa bệnh bằng Y học cổ truyền được xem là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất. Cho đến nay thì Y...
Xem thêm >>



0899 955 990