Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lâm chứng theo Y học cổ truyền và cách điều trị

Cập nhật: 07/12/2023 11:46 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Lâm chứng theo Y học cổ truyền là bệnh liên quan đến tiểu tiện của con người. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu ngay sau đây.

Lâm chứng theo Y học cổ truyền là gì?

Lâm chứng là chứng bệnh thường gặp ở đường tiết niệu. Lâm chứng biểu hiện qua các triệu chứng chủ yếu như đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu khó, đau tức vùng bụng dưới.

Theo Y học hiện đại những bệnh liên quan đến đường tiết niệu như sỏi tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu đục đều có triệu chứng của lâm chứng.

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, Đông y phân lâm chứng làm 5 loại gồm: Nhiệt lâm, thạch lâm, huyết lâm, cao lâm và lao lâm.

Những trường hợp do lao động nặng nhọc mà mắc bệnh gọi là "Lao lâm". Thận yếu chất mỡ thoát ra là "Cao Lâm". Thận âm hư hoả bốc gây thương tổn lạc mạch, nước tiểu có lẫn máu là ‘Huyết Lâm’. Do nhiệt thịnh uất kết tại bàng quang là ‘Nhiệt Lâm’. Trong nước tiểu có sỏi là ‘Thạch Lâm’.

Nguyên nhân dẫn tới Lâm chứng

Lâm chứng theo Y học cổ truyền có các nguyên nhân và bệnh lý dưới đây:

  • Thấp nhiệt tích tụ lâu ngày tại hạ tiêu làm cản trở đến chức năng khí hoá của bàng quang gây ra tiểu nhiều lần, tiểu khó và buốt.
  • Tỳ thận hư: Chứng lâm để lâu ngày thấp nhiệt sẽ làm tổn thương đến chính khí, người cao tuổi lão suy, lao động quá sức, tình dục quá độ đều là những nguyên nhân gây ra tỳ thận hư. Tỳ hư trung khí hạ hãm sẽ gây ra tiểu nhiều lần. Thận hư không làm chủ được tiểu tiện gây nên tiểu rắt.

Để chẩn đoán lâm chứng, y sĩ y học cổ truyền dựa trên các triệu chứng lâm sàng, kết hợp với các biện pháp chẩn đoán bằng phương pháp tứ chẩn và y học hiện đại.

Lâm chứng theo Y học cổ truyền là gì?
Lâm chứng theo Y học cổ truyền là gì?

>>> Bạn đọc có thể xem thêm: Bệnh chứng tý là gì? Bài thuốc điều trị bệnh chứng tý

Cách điều trị chứng lâm theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền biện theo 5 chứng lâm để luận trị:

1. Nhiệt Lâm

Triệu chứng: Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc vàng, đau lưng hoặc đau bụng dưới, người sốt, trong người nóng, miệng khô, táo bón, lưỡi đỏ, rêu dày vàng, mạch sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm.

Phương thuốc: Dùng bài Bát Chính Tán gia giảm (Chi tử, Đại hoàng, Biển súc, Cù mạch, Họat thạch, Mộc thông, Thông lâm).

Sốt nhiều thêm Hoàng bá, Liên kiều, Kim ngân hoa, để tăng cường tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

2. Thạch Lâm

Triệu chứng: Tiểu buốt, nước tiểu vàng hoặc đục có lúc có máu, trong nước tiểu có sạn nhỏ hơi lợn cợn, đau bụng hoặc đau lưng từng cơn, mạch huyền, khẩn hoặc sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, bài thạch (tống sỏi), thông lâm.

Phương thuốc: Dùng bài Thạch Vi Tán gia giảm (Thạch vi, Cù mạch, Hoạt thạch, Xa tiền tử, Lợi thấp, Thông lâm, Kim tiền thảo, Hải kim sa, Kê nội kim, Thông lâm).

3. Huyết Lâm

Triệu chứng: Tiểu buốt, rát, nước tiểu có lẫn máu, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Điều trị: Chia 2 thể bệnh thực và hư để điều trị:

- Chứng thực: Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, lợi thấp.

Phương thuốc: Dùng bài Tiểu Kế Ẩm Tử gia giảm (Tiểu kế, Sinh địa, Bồ hoàng, Ngẫu tiết lương buyết chỉ huyết; Chi tử, Trúc diệp, Mộc thông, Hoạt thạch thanh nhiệt lợi thấp; Đương qui, Cam thảo, Bạch thược).

- Chứng hư: Tư âm, bổ hư, thanh nhiệt, chỉ huyết.

Phương thuốc: Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn (Tri Bá Địa Hoàng, Hoàn tư âm, Thanh nhiệt, Hạn liên thảo, A giao, Bạch mao căn thêm Hạn liên thảo, A giao, Bạch mao).

Trường hợp bệnh đã lâu ngày, phần khí bị hư thêm Hoàng kỳ (sống), Nhân sâm, Cam thảo để bổ khí, nhiếp huyết.

Cách điều trị lâm chứng theo Đông y
Cách điều trị lâm chứng theo Đông y

>>> Bạn đọc xem thêm: Các phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ theo Y học cổ truyền

4. Cao Lâm

Triệu chứng: Nước tiểu đục có màu như nước vo gạo hoặc như có mỡ, mệt mỏi, đường tiểu nóng rát, đau, sút cân, đau lưng gối mỏi, lưỡi nhợt nhạt, rêu dày, mạch tế vô lực. Bệnh khi mới mắc thường là chứng thực, nhưng để lâu ngày không khỏi trở thành chứng hư.

Điều trị:

- Chứng thực:

Pháp trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, khử trọc, phân thanh.

Phương thuốc: Dùng bài Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm gia giảm (Tỳ giải, Thạch xương bổ phân thanh khử trọc, Ô dược ôn thận, Ích trí nhân. Thêm Thạch vi, Xa tiền tử, Hoàng bá, để thanh nhiệt lợi thấp).

- Chứng hư:

Pháp trị: Bổ thận, cố nhiếp.

Phương thuốc: Dùng bài Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm với Lục Vị Địa Hoàng Hoàn thêm Thỏ ty tử, Liên tu, Hoàng kỳ, Khiếm thực, Long cốt, Mẫu lệ để bổ thận cố nhiếp.

Trường hợp thận dương hư, lưng gối bị lạnh, thay bài ‘Lục Vị Địa Hoàng Hoàn’ bằng bài ‘Bát Vị Địa Hoàng Hoàn’.

5. Lao Lâm

Triệu chứng: Tiểu tiện không khó nhưng tiểu nhiều lần, không có chừng lúc nhiều lúc ít, tinh thần mệt mỏi, lao động mệt sẽ bị tiểu nhiều, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược. Trường hợp âm hư thêm gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi thon đỏ, mạch tế sác.

Điều trị: Chia ra 2 thể:

- Tỳ Hư:

Pháp trị: Bổ trung, ích khí.

Phương thuốc: Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang gia giảm (Nhân sâm, Hoàng kỳ, Chích thảo hợp, Thăng ma để thăng đề, bổ khí; Bạch truật, Trần bì gia thêm Bạch linh, Tỳ giải, để lợi thấp giáng trọc).

- Thận Hư:

Triệu chứng: Chủ yếu lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ, mạch tế, sác...

Pháp trị: Tư dưỡng thận âm, thanh nhiệt.

Phương thuốc: Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia vị (Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đan bì, Bạch linh, Trạch tả, Tra mẫu, Hoàng bá).

Khi điều trị nên chú ý đến yếu tố hư thực. Thực chứng chủ yếu là do thấp nhiệt nên phép trị là lợi thấp, thanh nhiệt. Chứng hư là do hư tỳ thận nên chủ yếu vẫn là bổ tỳ thận. Trường hợp bệnh để lâu ngày khiến cơ thể suy nhược, bệnh lý lẫn lộn, lúc này cần chú ý phối hợp một cách thích đáng mang lại hiệu quả điều trị cao.

Với sự phát triển của Y học hiện đại ngày nay, các phương pháp điều trị lâm chứng theo Y học cổ truyền đã được kết hợp với các phương pháp điều trị hiện đại để mang lại hiệu quả cao hơn.

Trên đây là những thông tin về Lâm chứng theo Y học cổ truyền và cách điều trị. Có thể nói, Lâm chứng có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền.

Bằng cách phân tích và tổng hợp các lâm chứng, Y sĩ y học cổ truyền có thể xác định được bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thông tin hữu ích khác
cham-cuu-y-hoc-co-truyen Châm cứu y học cổ truyền có những ưu nhược điểm gì? Theo lịch sử từ lâu Y học cổ truyền là một nghề cao quý, các danh y thường sử dụng châm cứu như phương pháp điều trị cho nhiều bệnh khác nhau.... xoa-bop-bam-huyet-y-hoc-co-truyen Những điều cần biết về xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền Xoa bóp bấm huyệt được coi như liệu pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản, nó tác động lên các huyệt đạo trên da bằng các thủ thuật ấn huyệt, hỗ trợ... dien-cham-la-gi Điện châm là gì? Tác dụng của châm cứu điện Điện châm là một trong những thiết bị được sử dụng nhiều cho phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin... cac-huyet-dao-tren-ban-tay Các huyệt đạo trên bàn tay: Công dụng và tác hại khi sai cách Bàn tay con người là một phần cơ thể được tạo hóa ban tặng với nhiều chức năng và có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong nền y học cổ truyền. Hãy cùng... cac-huyet-tren-canh-tay Các huyệt trên cánh tay và Các tác dụng cải thiện sức khỏe Trong y học cổ truyền, huyệt vị được coi là những điểm quan trọng trên cơ thể, kết nối với các hệ thống kinh mạch và tạng phủ. Những huyệt đạo... hoc-phi-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Học Phí Trung Cấp Y Học Cổ Truyền 2024 Là Bao Nhiêu? Học phí trung cấp y học cổ truyền TPHCM 2024 hiện nay là bao nhiêu trong khi rất nhiều thí sinh tham gia học ngành Y học cổ truyền thì đều quan...
Xem thêm >>



0899 955 990