Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh chứng tý là gì trong Đông y? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 06/12/2023 17:31 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Chứng tý theo Y học cổ truyền là bệnh do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể làm bế tắc kinh lạc gây đau nhức các khớp ở tay chân. Để hiểu rõ hơn về bệnh chứng tý là gì? Phương thuốc điều trị ra sao? Cùng Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Bệnh chứng tý là gì?

Chứng tý là một chứng bệnh có các biểu hiện lâm sàng là đau nhức, tê bì, sưng nóng, co duỗi khó khăn ở khớp xương, gân cốt (nếu nặng có thể gây phù nề hoặc biến dạng các khớp) do khí huyết vận hành trong kinh mạch bị bế tắc gây ra.

Theo Y học cổ truyền, tý có nghĩa là bế tắc, không thông. Khi khí huyết lưu thông bình thường, cơ thể sẽ khỏe mạnh, không đau nhức. Nhưng khi khí huyết bị bế tắc, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến đau nhức, khó chịu.

Nguyên nhân dẫn đến chứng tý

Nguyên nhân gây chứng tý trong Đông y là do ngoại cảm phong hàn thấp xâm nhập vào mạch lạc gây ra tình trạng khí huyết ứ trệ, mạch lạc không thông gây đau thống tắc bất thông; hoặc do nội thương như ăn uống thất thường, lao động quá sức, hay do các bệnh lý.

Cụ thể:

– Cảm thụ tà khí phong hàn thấp:

Những người sống ở nơi ẩm thấp, làm việc thường xuyên dưới môi trường nước, khí hậu nóng lạnh thay đổi thất thường,… nhân lúc cơ thể hư yếu tà khí phong hàn thấp sẽ xâm nhập vào, lưu trú ở kinh lạc làm cho khí huyết bị đình trệ gây ra chứng phong hàn thấp tý.

Bệnh chứng tý là gì?
Bệnh chứng tý là gì?

>>> Click xem thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền có tốt không? Dùng bài thuốc nào?

Ngoại cảm tà khí ở mức độ mạnh yếu khác nhau sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau:

+ Nếu như phong thắng thì do phong có tính thay đổi và lưu động, với biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau có tính di chuyển gây chứng hành tý.

+ Nếu như hàn thắng thì do hàn có tính ngưng sáp khiến khí huyết ngưng trệ không thông, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là gây đau nhức các cơ khớp gây chứng thống tý.

+ Nếu như thấp thắng thì do thấp có tính nặng nề và dính trệ nên biểu hiện lâm sàng chủ yếu là bị chân tay nặng nề, tê nhức cơ khớp, đau có tính cố định gây chứng trước tý.

+ Vốn dĩ cơ thể luôn ở trạng thái dương khí thịnh, uẩn nhiệt bên trong. Nếu cảm phải tà khí phong hàn thấp có thể sẽ theo dương hóa nhiệt hoặc phong hàn thấp tà bị lâu ngày không khỏi có thể uẩn trệ hóa nhiệt.

– Cảm thụ tà khí phong thấp nhiệt: Người sống ở nơi ẩm thấp, oi bức, làm phong thấp nhiệt tà xâm nhập cơ thể, ủng trệ ở kinh lạc làm khí huyết kinh mạch trì trệ, đình lưu ở cơ khớp gây nên ra phong thấp nhiệt tý.

– Hoạt động không thích đáng: Nếu nghỉ ngơi không phù hợp, sinh hoạt tình dục quá độ sẽ khiến tinh khí hao tổn, vệ ngoại bất cố hoặc hoạt động thể lực quá sức làm cơ thể suy giảm khả năng phòng ngự, mồ hôi ra nhiều làm cho ngoại tà thừa hư xâm nhập.

– Bệnh lâu ngày: Cơ thể suy yếu, mệt mỏi, can thận suy nhược, chi thể cân mạch không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ khiến khí huyết bất túc, tấu lý sơ hở làm ngoại tà xâm nhập vào.

– Uống nhiều bia rượu, ăn nhiều chất béo, chất ngọt cũng làm rối loạn kiện vận của tỳ, thấp nhiệt đàm trọc nội sinh; hoặc trường hợp bị chấn thương cũng làm tổn thương chi thể cân mạch, khí huyết kinh mạch tắc trệ gây chứng tý trong Đông y.

Cách điều trị chứng tý trong Y học cổ truyền

Phong hàn thấp tý

Hành tý

– Lâm sàng: Biểu hiện đau nhức cơ khớp toàn thân, đau có tính di chuyển, kèm theo sưng đỏ khớp, gặp khó khăn khi co duỗi khớp hoặc thấy sợ gió sợ lạnh, mạch phù hoãn, phù khẩn hoặc rêu lưỡi trắng dầy.

– Pháp điều trị: Khứ phong thông lạc, tán hàn trừ thấp.

– Bài thuốc: Phòng phong thang (Phòng phong, đương quy, xích linh, hạnh nhân, hoàng cầm, cát căn, khương hoạt, quế chi, cam thảo, sinh khương).

Thống tý

– Lâm sàng: Cơ khớp đau dữ dội, có tính đau cố định, gặp lạnh đau tăng, kèm co duỗi khó khăn, không nóng đỏ, mạch huyền khẩn hoặc trầm trì huyền, chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng nhớt.

– Pháp điều trị: Tán hàn thông lạc, khứ phong trừ thấp.

– Bài thuốc: Ô đầu thang (Ma hoàng, thược dược, hoàng kỳ, cam thảo, xuyên ô).

Trước tý

– Lâm sàng: Tê nhức các khớp tay chân kèm sưng nề, đau cố định, vận động hạn chế, chân tay nặng nề, tê bì ngoài da, chất lưỡi hồng, rêu trắng dày nhớt, mạch nhu hoãn.

– Pháp: Trừ thấp thông lạc, khứ phong tán hàn.

– Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang hoặc Quyên tý thang.

+ Ý dĩ nhân thang: Ý dĩ, thược dược, đương quy, ma hoàng, quế chi, thương truật, cam thảo, sinh khương.

+ Quyên tý thang: Khương hoạt, độc hoạt, quế tâm, tần giao, đương qui, xuyên khung, cam thảo, hải phong đằng, tang chi, nhũ hương, mộc hương.

Bệnh phong thấp nhiệt tý nhớ dùng bài thuốc bạch hổ gia quế chi thang
Bệnh phong thấp nhiệt tý nhớ dùng bài thuốc bạch hổ gia quế chi thang

Xem thêm: Các phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ theo Y học cổ truyền

Phong thấp nhiệt tý

– Lâm sàng: Biểu hiện sưng, nóng đỏ, đau dữ dội tại một khớp hay nhiều khớp, kèm theo sốt, khát nước, sợ gió, nước tiểu vàng, chất lưỡi hồng, rêu vàng nhớt mạch hoạt sác, không thích xoa nắn, gặp lạnh thì giảm đau.

– Pháp điều trị: Thanh nhiệt thông lạc, khứ phong trừ thấp.

– Bài thuốc: Bạch hổ gia quế chi thang (Bạch hổ gia quế chi thang: Thạch cao, tri mẫu, ngạnh mễ, cam thảo, quế chi).

Đàm ứ tắc trở

– Lâm sàng: Cơ khớp đau dữ dội, co duỗi khó khăn, đau cố định, sắc da quanh khớp ám tím, sưng nề, ban ứ huyết quanh khớp, tương đối cứng hoặc biến dạng khớp. Có thể nổi cục quanh khớp, phù quanh mắt, tức ngực, khạc nhiều đờm, chất lưỡi ám tím, rêu lưỡi trắng nhớp, mạch huyền sáp.

– Pháp điều trị: Hóa đàm hành ứ, quyên tý thông lạc.

– Bài thuốc: Song hợp thang (Khổ sâm, chích thảo, ích mẫu thảo).

Can thận hao hư

– Lâm sàng: Bệnh lâu ngày không đỡ, khớp đau dữ dội, sưng nề, biến dạng, cứng khớp, kèm theo khớp vận động khó khăn, co quắp chân tay, teo cơ, hoặc sợ lạnh, tay chân lạnh, nam giới còn có thể bị liệt dương hay di tinh, khô miệng, lòng bàn tay hoặc bàn chân nóng, bứt rứt, chất lưỡi hồng nhợt ít tân, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế nhược hoặc tế sác.

– Pháp điều trị: Bồi bổ can thận, thư cân chỉ thống.

– Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang (Độc hoạt, tang ký sinh, tần giao, phòng phong, tế tân, đương quy, thược dược, xuyên khung, địa hoàng, đỗ trọng, ngưu tất, nhân sâm, chích thảo, quế tâm).

Bài viết vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về bệnh chứng tý là gì và cách điều trị. Hy vọng rằng nội dung trên sẽ hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công.

Thông tin hữu ích khác
dieu-kien-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen Điều Kiện Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2024 Từ xa xưa khi y học hiện đại chưa phát triển thì chữa bệnh bằng Y học cổ truyền được xem là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất. Cho đến nay thì Y... hoc-phi-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Học Phí Trung Cấp Y Học Cổ Truyền 2024 Là Bao Nhiêu? Học phí trung cấp y học cổ truyền TPHCM 2024 hiện nay là bao nhiêu trong khi rất nhiều thí sinh tham gia học ngành Y học cổ truyền thì đều quan... giai-dap-hoc-y-hoc-co-truyen-o-dau Top Các trường đào tạo ngành Y học cổ truyền chất lượng Học Y học cổ truyền ở đâu uy tín? Các trường đào tạo Y học cổ truyền ở đâu chất lượng luôn thu hút nhiều thí sinh quan tâm. Nhằm giúp các bạn thí... diem-chuan-trung-cap-y-hoc-co-truyen-tphcm-nam-2019 Điểm chuẩn Trung Cấp Y học cổ truyền TPHCM năm 2024 Điểm chuẩn Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM năm 2024 như thế nào khi thời gian đào tạo y học cổ truyền trong vòng 2 năm? Liệu các bạn có đầy đủ kiến... thoi-gian-xet-tuyen-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Thời Gian Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2024 Thời gian xét tuyển Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM năm 2023 khi nào được nhiều bạn thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các... huyet-dao Huyệt đạo là gì? Các vị trí huyệt đạo trên cơ thể người chi tiết Trên cơ thể của chúng ta có rất nhiều huyệt đạo, nó không nằm ở một nơi mà phân bố rộng khắp cơ thể. Nếu bạn muốn tìm hiểu huyệt đạo là gì thì cùng...
Xem thêm >>



0899 955 990