Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Vị trí và tác dụng của các huyệt đạo trên mặt

Cập nhật: 12/12/2023 15:57 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Mặt tập trung rất nhiều huyệt đạo quan trọng của cơ thể, mỗi huyệt đạo sẽ có công dụng và điều trị các loại bệnh khác nhau. Để tìm hiểu vị trí các huyệt đạo trên mặt cũng như tác dụng và lưu ý khi bấm huyệt, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch mời bạn theo dõi bài viết đây.

Sơ đồ các huyệt đạo trên khuôn mặt và tác dụng

Mặt là nơi tập trung của 20 huyệt đạo quan trọng, được phân bố đồng đều trên khuôn mặt. Huyệt đạo tập trung nhiều ở phần nhân trung kéo dọc lên trán và ở phần xương gò má.

Để tác dụng đúng huyệt đạo trên mặt, bạn cần phải xác định chính xác vị trí và công dụng của từng huyệt. Dưới đây là vị trí và tác dụng những huyệt đạo trên mặt được ứng dụng phổ biến nhất trong điều trị và làm đẹp.

  • Huyệt Bách hội: Huyệt này nằm tại điểm tiếp giáp giữa đường đi ngang hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể. Bấm huyệt này sẽ có tác dụng điều trị đau đầu, ngạt mũi, ù tai, hoa mắt, mất ngủ, trúng phong,…
  • Huyệt Đầu duy: Vị trí huyệt này nằm ở góc trán, cách bờ chân tóc 0,5 thốn, trên đường khớp đỉnh trán, từ huyệt Thần đình đo ra 4 thốn. Bấm huyệt này có tác dụng trị các bệnh đau nửa đầu, đau dây thần kinh trước trán, mí mắt rung giật.
  • Huyệt Dương bạch: Nằm ở trước trán, trên đường thẳng qua chính giữa mắt, phía trên lông mày 1 thốn. Bấm huyệt này giúp điều trị các bệnh liệt mặt, đau đầu, bệnh về mắt
  • Huyệt Toản trúc: Nằm ở đầu 2 lông mày. Bấm huyệt này để chữa đau đầu, hoa mắt, mờ mắt, liệt dây thần kinh mặt,...
  • Huyệt Ấn đường: Nằm chính giữa đường nối hai đầu lông mày. Bấm huyệt này để chữa các chứng bệnh đau đầu.
  • Huyệt Quyền liêu: Có vị trí nằm ở bên cạnh gò má. Bấm huyệt này giúp trị liệt mặt, cơ mặt co giật, đau dây thần kinh số ba, đau răng.
  • Huyệt Nhân trung: Nằm ở vùng môi trên, ở chính giữa vùng rãnh lõm nối liền sống mũi và môi. Bấm huyệt Nhân trung giúp hỗ trợ điều trị ngất, méo mặt, chóng mặt, co giật.
  • Huyệt Nghinh hương: Nằm trên đường giao của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi - miệng. Bấm huyệt này giúp điều trị phù mặt, liệt mặt.
  • Huyệt Địa thương: Nằm trên đường ngang qua mép và rãnh mép mũi. Bấm huyệt này điều trị liệt mặt, chảy nước dãi, đau dây thần kinh tam thoa.
  • Huyệt Thừa tương: Nằm ở đáy chỗ lõm chính giữa và dưới môi dưới, trên đường bổ dọc giữa hàm dưới. Bấm huyệt này sẽ điều trị bệnh méo miệng, đau răng, sưng lợi, chảy nước dãi,...
  • Huyệt Thừa khấp: Nằm ở giao điểm của trục dọc trung điểm mắt và bờ dưới xương ổ mắt. Huyệt này được dùng để điều trị các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, thần kinh thị giác teo, thần kinh thị giác viêm, cận thị, viễn thị,…
  • Huyệt Hạ quan: Nằm ở phần lõm trước tai và xương dưới gò má. Mấm huyệt này liên tục từ 2 – 3 phút sẽ giúp hỗ trợ tích cự trong việc điều trị các bệnh như liệt mặt, đau răng, viêm khớp hàm dưới,…
  • Huyệt Thái dương: Nằm ở vị trí lõm ở hai bên đuôi lông mày. Huyệt Thái dương thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh liệt dây thần kinh mặt, đau đầu, cảm, các bệnh về mắt,… Ngoài ra khi bấm huyệt này, người bệnh cũng sẽ được thư giãn, giảm cảm giác căng thẳng, mệt mỏi.
Hình ảnh các huyệt đạo trên mặt
Hình ảnh các huyệt đạo trên mặt

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Huyệt đạo bàn chân và những tác dụng với sức khỏe

Hướng dẫn bấm huyệt đạo trên khuôn mặt hiệu quả và an toàn

Những huyệt trên mặt vô cùng quan trọng, nên chúng ta cần phải tuân thủ các nguyên tắc bấm huyệt thì mới đem lại tác dụng như mong đợi. Sau đây là cách bấm huyệt Đông y hay áp dụng nhất:

  • Khi bấm huyệt trên mặt, bạn cần lựa chọn tư thế nằm hoặc ngồi sao cho phù hợp nhất và cảm thấy thoải mái nhất.
  • Xác định chính xác huyệt đạo cần bấm.
  • Thực hiện bấm huyệt theo đúng kỹ thuật của từng huyệt đạo khác nhau. Để đạt hiệu quả tối đa bạn có thể đan xen kết hợp với vỗ hoặc xoa bóp huyệt.
  • Bấm huyệt không quá mạnh cũng không nên quá nhẹ để phát huy hiệu quả của huyệt.
  • Sau khi bấm huyệt xong bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Tùy theo chỉ định của từng huyệt mà có chu trình bấm huyệt mỗi ngày. Thông thường với mỗi huyệt sẽ được thực hiện từ 2 – 5 lần mỗi ngày.
Những lưu ý cần nhớ khi bấm các huyệt đạo trên mặt
Những lưu ý cần nhớ khi bấm các huyệt đạo trên mặt

Bạn đọc tìm hiểu thêm: Tìm hiểu thông tin các huyệt đạo trên cơ thể con người

Những lưu ý khi bấm các huyệt trên mặt

Để việc day bấm các huyệt trên mặt an toàn và đạt hiệu quả tối đa cho cơ thể, bạn cần tuân thủ các lưu ý sau đây:

  • Trước khi bấm huyệt nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
  • Bấm đúng huyệt, đúng quy chuẩn.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên thực hiện .
  • Khi bấm huyệt trên mặt, cần lựa chọn tư thế phù hợp và thoải mái nhất.
  • Có thể kết hợp đan xem vừa bấm vừa vỗ hoặc xoa bóp huyệt.
  • Không bấm quá mạnh cũng không quá nhẹ.
  • Sau khi bấm huyệt xong người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn.

Trên đây là các thông tin về huyệt đạo trên mặt được áp dụng nhiều nhất trong phòng và chữa bệnh. Bạn nên tìm hiểu và thực hiện thường xuyên để phát huy tối đa công dụng của phương pháp bấm huyệt nhé. Chúc bạn thành công.

Thông tin hữu ích khác
hoc-thuyet-thien-nhan-hop-nhat Nội dung Học thuyết thiên nhân hợp nhất là gì? Học thuyết thiên nhân hợp nhất là một trong những lý luận của Y học cổ truyền, quan niệm rằng con người với tự nhiên và xã hội là một khối thống... ly-luan-co-ban-y-hoc-co-truyen Sách giáo trình lý luận cơ bản Y học cổ truyền Lý luận cơ bản Y học cổ truyền là kiến thức nền tảng mà sinh viên chuyên ngành Y học cổ truyền cần nắm rõ để áp dụng trong việc khám chữa bệnh. Để... ho-so-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen-tphcm-nam-2019 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 bao gồm những gì? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hướng dẫn chi tiết như... thoi-gian-dao-tao-cao-dang-y-hoc-co-truyen-ha-noi Thời gian học Ngành Y học cổ truyền học mấy năm? Ngành Y học cổ truyền học mấy năm là thắc mắc của không ít các bạn đọc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi đó tới các... thoi-gian-xet-tuyen-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Thời Gian Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2024 Thời gian xét tuyển Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM năm 2023 khi nào được nhiều bạn thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các... dieu-kien-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen Điều Kiện Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2024 Từ xa xưa khi y học hiện đại chưa phát triển thì chữa bệnh bằng Y học cổ truyền được xem là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất. Cho đến nay thì Y...
Xem thêm >>



0899 955 990