Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Huyệt đạo bàn chân và những tác dụng với sức khỏe

Cập nhật: 11/12/2023 15:26 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Các huyệt đạo ở bàn chân là có mối liên hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng của con người. Do đó việc nắm rõ các huyệt đạo bàn chân sẽ giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, cải thiện sức khỏe tốt hơn. Dưới đây Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tổng hợp các huyệt đạo bàn chân mà bạn cần biết.

Sơ đồ huyệt đạo bàn chân

Bàn chân có bao nhiêu huyệt đạo là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, bàn chân là nơi tập trung của rất nhiều huyệt khác nhau, tuy nhiên trong trị liệu chúng ta chỉ thường sử dụng khoảng 20 huyệt đạo trên chân, trong đó có 6 huyệt đạo thông dụng nhất. Đó là:

  • Các huyệt đạo trong lòng bàn chân: Huyệt Dũng tuyền, huyệt Bát phong.
  • Các huyệt đạo trên lòng bàn chân: Huyệt Thương khâu, huyệt Nội đình, huyệt Thái xung, huyệt Giải khê.

Việc nắm được sơ đồ huyệt đạo bàn chân và cách ấn huyệt bàn chân sẽ giúp chữa được các bệnh lý.

Huyệt Thương khâu

– Vị trí: Nằm ở mu bàn chân, dưới hõm mắt cá chân phía trong.

– Tác dụng: Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh đầy bụng, khó tiêu, viêm ruột, táo bón, tiêu chảy, dạ dày… Ngoài ra nó còn có khả năng dưỡng lá lách, giúp khí huyết lưu thông từ vị trí huyệt đến các kinh mạch và ngược lại.

– Cách bấm huyệt: Bấm huyệt và giữ trong vòng 3 phút đến khi chân có cảm giác tê mỏi. Bạn kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 3 - 5 lần với mỗi chân.

Huyệt Nội đình

– Vị trí: Nằm ở mu bàn chân, cách nửa thốn từ kẽ ngón chân cái đến ngón giữa mu bàn chân.

– Tác dụng: Điều trị các chứng đầy bụng, đau răng hàm dưới, liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 và sốt cao, chảy máu cam.

– Cách bấm huyệt: Bấm và giữ huyệt từ 1-3 phút nhẹ nhàng, sau đó đổi chân và thực hiện lại động tác.

Hình ảnh các huyệt đạo trên bàn chân
Hình ảnh các huyệt đạo trên bàn chân

>>> Bạn đọc tìm hiểu thêm: Các huyệt đạo trên cơ thể con người

Huyệt Thái xung

– Vị trí: Đây là một trong các huyệt đạo trên mu bàn chân, nằm ở mu bàn chân, từ khe ngón chân cái và ngón áp út đo lên 2 thốn.

– Tác dụng: Bấm huyệt Thái xung sẽ có tác dụng điều hòa cơ thể, hạ huyết áp, chữa bệnh mất ngủ, ù tai, hen phế quản, đau khớp cổ chân, bí tiểu, rối loạn kinh nguyệt…

– Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái ấn một lực vừa phải, và giữ khoảng 4 phút. Thực hiện đến lúc có cảm giác hơi đau thì dừng lại.

Huyệt Giải khê

– Vị trí: Nằm ở mu bàn chân, nằm ở giữa nếp gấp cổ chân, chỗ lõm giữa gân cơ duỗi chung ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái.

– Tác dụng: Điều trị chứng tê liệt, đau dây thần kinh tọa, đau khớp cổ chân.

– Cách bấm huyệt: Dùng lực tay ấn và day huyệt nhẹ nhàng từ 1 – 3 phút tùy mức độ bệnh. Ngoài ra để tăng hiệu quả bạn nên kết hợp với các động tác xoa bóp thư giãn.

Huyệt Dũng tuyền

– Vị trí: Là huyệt đạo ở lòng bàn chân, nằm cách gan bàn chân khoảng ⅓ về phía trước thuộc điểm thấp nhất của cơ thể.

– Tác dụng: Hỗ trợ trong việc dưỡng thận, điều hòa và giải độc cơ thể.

– Cách bấm huyệt: Khi bấm huyệt đạo này, bạn nên dùng lực hợp lý vì đây là 1 trong 36 yếu huyệt. Bạn sử dụng ngón tay cái ấn và day nhẹ khoảng 5 phút. Lưu ý nên thực hiện trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 giờ sáng, sau đó uống một cốc nước ấm để thận lọc tốt hơn.

Huyệt Bát phong

– Vị trí: Đây là huyệt đạo dưới bàn chân, nằm giữa các vị trí đầu 5 ngón chân tiếp giáp nhau. Đây là huyệt ngoài kinh, nó có 8 huyệt chạy xen kẽ giữa các đốt ngón chân.

– Tác dụng: Điều trị các triệu chứng của bệnh viêm đốt ngón chân, bàn chân sưng đỏ, sưng đau, cước chân, tê thấp, chẩn thấp.

– Cách bấm huyệt: Bạn bấm và day từng huyệt trong khoảng 1 phút.

Lợi ích bấm huyệt đạo bàn chân đối với sức khỏe con người

Massage, bấm huyệt bàn chân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người
Massage, bấm huyệt bàn chân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Theo các chuyên gia sức khỏe khi massage, bấm huyệt những huyệt đạo ở bàn chân sẽ mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe của con người như:

  • Đả thông kinh mạch, kích thích lưu thông tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể.
  • Thư giãn tinh thần, loại bỏ căng thẳng mệt mỏi, tái tạo năng lượng tích cực, kích thích cảm giác buồn ngủ, từ đó giúp bạn nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ loại bỏ mọi chứng rối loạn giấc ngủ.
  • Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh rối loạn chức năng gan, tiêu chảy, táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Điều hòa âm dương, tăng cường tốc độ bài tiết, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể từ đó bổ thận ích khí, cân bằng các chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Một số lưu ý khi bấm các huyệt đạo ở lòng bàn chân

Trước khi thực hiện phương pháp xoa bóp bấm huyệt này, bạn cần tìm hiểu kỹ vị trí tùng huyệt và động tác chính xác. Điều này giúp tránh những hậu quả không đáng có như đau nhức, chấn thương do thực hiện sai kỹ thuật. Sau đây là những lưu ý quan trọng khi bấm huyệt:

  • Khi vừa mới ăn no hoặc sử dụng chất có cồn, bạn không nên bấm huyệt ngay mà hãy nghỉ ngơi sau 1 giờ đồng hồ mới thực hiện các động tác này
  • Không bấm và day huyệt khi cơ thể bị đau hoặc đang có chấn thương.
  • Các bệnh bị ung thư, viêm cấp tính, phụ nữ có thai hay cơ thể đang bị sốt nên tránh bấm huyệt bàn chân.
  • Không thực hiện động tác xoa bóp quá mạnh khiến chân bị đau, ê ẩm và sưng phù. Việc sử dụng sai kỹ thuật có thể dẫn đến trật khớp chân.
  • Sau khi tập thể dục xong, có thể xoa bóp bấm huyệt lòng bàn chân nhẹ nhàng để được thư giãn.
  • Khi bấm huyệt lòng bàn chân bạn nên thực hiện bên trái trước, phải sau để đem lại hiệu quả tốt nhất

Phía trên chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn các huyệt đạo bàn chân cơ bản nhất. Thường xuyên xoa bóp, bấm huyệt ở bàn chân kết hợp với ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp đẩy lùi hàn khí, lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh tật. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Thông tin hữu ích khác
thoi-gian-xet-tuyen-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Thời Gian Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2025 Thời gian xét tuyển Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM năm 2025 khi nào được nhiều bạn thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các... dieu-kien-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen Điều Kiện Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2025 Điều kiện xét tuyển Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM năm 2025 như thế nào? Có khác gì các năm trước không? Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết... ho-so-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen-tphcm-nam-2019 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2025 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2025 bao gồm những gì? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hướng dẫn chi tiết như... cham-cuu-y-hoc-co-truyen Châm cứu y học cổ truyền có những ưu nhược điểm gì? Theo lịch sử từ lâu Y học cổ truyền là một nghề cao quý, các danh y thường sử dụng châm cứu như phương pháp điều trị cho nhiều bệnh khác nhau.... xoa-bop-bam-huyet-y-hoc-co-truyen Những điều cần biết về xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền Xoa bóp bấm huyệt được coi như liệu pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản, nó tác động lên các huyệt đạo trên da bằng các thủ thuật ấn huyệt, hỗ trợ... dien-cham-la-gi Điện châm là gì? Tác dụng của châm cứu điện Điện châm là một trong những thiết bị được sử dụng nhiều cho phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin...
Xem thêm >>



0899 955 990