Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Huyệt đạo là gì? Các vị trí huyệt đạo trên cơ thể người chi tiết

Cập nhật: 31/01/2024 17:50 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Trên cơ thể của chúng ta có rất nhiều huyệt đạo, nó không nằm ở một nơi mà phân bố rộng khắp cơ thể. Nếu bạn muốn tìm hiểu huyệt đạo là gì thì cùng Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Huyệt đạo là gì?

Huyệt đạo là các vị trí trên cơ thể liên quan đến các kinh mạch và tạng phủ. Là nơi tập trung các dây thần kinh, mạch máu, cơ xương khớp và có tác dụng điều hòa, lưu thông khí huyết trong cơ thể.

Theo Y học cổ truyền, huyệt đạo nằm trên hoặc được nối trực tiếp với kinh lạc qua các dây thần kinh do đó nó có mối quan hệ mật thiết với kinh lạc và tạng phủ trong cơ thể. Như vậy, nếu học các huyệt đạo trên cơ thể sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ thể mình để có lối sống và rèn luyện khỏe mạnh.

Con người có bao nhiêu huyệt đạo?

Theo Y học cổ truyền, trong cơ thể con người có 108 huyệt đạo, trong đó có 72 huyệt đạo cơ bản và 36 huyệt tử.

Các huyệt này nằm trên 12 đường kinh chính đó là:

  • Thái âm phế
  • Dương minh đại trường
  • Thiếu âm tâm
  • Thái dương tiểu trường,
  • Thái âm Tỳ
  • Dương minh Vị
  • Thiếu âm Thận
  • Thái dương Bàng quang
  • Quyết âm Can
  • Thiếu dương Đởm
  • Quyết âm Tâm bào
  • Thiếu dương Tam tiêu

Và 8 mạch kỳ kinh đó là:

  • Đốc mạch
  • Nhâm mạch
  • Xung mạch
  • Đới mạch
  • Âm kiểu mạch
  • Dương kiểu mạch
  • Âm duy mạch
  • Dương duy mạch.
Sơ đồ huyệt đạo trên cơ thể
Sơ đồ vị trí các huyệt đạo trên cơ thể người

Cách phân biệt những huyệt đạo trên cơ thể

Huyệt đạo nằm trên đường kinh

Tất cả huyệt đạo trên cơ thể người nằm trên đường kinh đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý. Huyệt đạo nằm trên đường kinh gồm có các huyệt sau:

  • Huyệt nguyên
  • Huyệt lạc
  • Huyệt bối du
  • Huyệt mộ
  • Huyệt ngũ du
  • Huyệt khích
  • Huyệt hội
  • Huyệt giao hội

Huyệt nằm ở ngoài đường kinh

Đây là loại huyệt đạo nằm bên ngoài 12 đường kinh chính. Huyệt ngoài kinh có đủ các tiêu chí sau đây: là những huyệt đạo thông dụng, có vị trí giải phẫu rõ ràng, có hiệu quả khi trị liệu lâm sàng và có khoảng cách với huyệt trên đường kinh ít nhất là 0,5 thốn. Hiện tại có đến 48 huyệt ngoài đường kinh đáp ứng được các yêu cầu này và nó được phân bố trên khắp cơ thể ở nhiều vị trí khác nhau.

Các huyệt Á thị

Huyệt Á thị là huyệt nằm ở chỗ đau, so với hai loại huyệt đạo ở trên thì nó không có vị trí cố định và không phải lúc nào cũng tồn tại. Huyệt Á thị chỉ xuất hiện khi cơ thể bạn có hiện tượng đau. Để xác định đúng huyệt, bạn ấn vào vùng đau, vùng nào bạn cảm thấy đau gọi là huyệt Á thị.

Các huyệt đạo trên cơ thể thường hay dùng

Dưới đây là 10 huyệt đạo thường dùng để chữa bệnh mà không cần dùng đến thuốc Tây y. Các bạn hãy tham khảo nhé.

Huyệt phong trì

Vị trí của huyệt phong trì nằm ở hai cạnh của hai dây chằng lớn ngay phía sau trán, song song với dái tai. Huyệt này có tác dụng làm giảm các chứng bệnh đau đầu, ù tai, chóng mặt, căng cứng xương cổ và thư giãn các cơ vùng cổ. Đặc biệt là vào mùa đông, khi thường xuyên phải tiếp xúc với luồng khí lạnh đột ngột, bạn nên ấn huyệt phong trì để ngăn ngừa nguy cơ cảm lạnh.

Huyệt hợp cốc

Huyệt hợp cốc nằm ở phần lõm của xương nối giữa ngón cái và ngón trỏ. Huyệt đạo này có tác dụng như một liều thuốc giảm đau. Vì vậy, bất kể là khi bạn bị đau đầu, đau bụng, đau răng,... bạn hãy nhấn vào huyệt hợp cốc trong 15 phút.

Huyệt quan nguyên

Huyệt này có vị trí nằm ở vùng hạ đan điền, trên đường trục giữa cơ thể, dưới rốn khoảng 7 - 8cm. Để xác định chính xác huyệt này, bạn đặt 4 ngón tay lên bụng, sao cho ngón đầu tiên chạm rốn, vị trí của ngón tay thứ 4 phía dưới chính là huyệt quan nguyên.

Đối với nam giới, massage huyệt quan nguyên giúp khai thông kinh lạc, bổ thận, tráng dương. Còn đối với phụ nữ, bấm huyệt này sẽ giúp điều trị các bệnh về phụ khoa như: khí hư, đau bụng kinh, tắc kinh,.. Ngoài ra, nó còn có một số tác dụng cải thiện các trường hợp tiểu ra máu, tiêu chảy, trĩ,... và giúp tăng cường sức đề kháng.

Huyệt túc tam lý

Bịđau dạ dày, tiêu hóa kém, viêm ruột, nôn mửa, thần kinh suy nhược... hãy bấm huyệt túc tam lý
Đau dạ dày, tiêu hóa kém, viêm ruột, nôn mửa, thần kinh suy nhược... hãy bấm huyệt túc tam lý

Vị trí của huyệt này nằm ở mặt trước của cẳng chân, dưới đầu gối 7 - 8 cm, giữa nơi tiếp nối 2 cẳng xương. Huyệt này có tác dụng trị đau dạ dày, tiêu hóa kém, viêm ruột, nôn mửa, liệt chi dưới, cơ thể, thần kinh suy nhược.

Để thực hiện, bạn dùng ngón tay cái hoặc tay trỏ của cả hai tay bấm đồng thời liên tục lên huyệt túc tam lý của cả hai chân từ nhẹ đến mạnh.

Huyệt tam âm giao

Huyệt này nằm ở vị trí mặt trong của cổ chân, tính từ đỉnh xương mắt cá trong tiến lên khoảng 4 ngón tay. Tác dụng của huyệt này sẽ giúp đả thông kinh mạch, điều hòa chức năng của buồng trứng và tử cung. Ngoài ra, nó còn có thể xóa nếp nhăn, trị tàn nhang, trị mụn và dị ứng da rất tốt.

Huyệt ủy trung

Huyệt này nằm ở vị trí giữa nếp gấp phía sau đầu gối, có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng, đau đầu gối vô cùng hiệu quả. Huyệt này bạn nên tiến hành ấn 1 lần rồi thả 1 lần và phối hợp co duỗi chân.

Huyệt dũng tuyền

Huyệt dũng tuyền xuất hiện ở chỗ lõm 2/3 gan bàn chân chính. Thông qua huyệt này, con người có thể thúc đẩy hệ thống lưu thông máu, và ổn định nội tiết, kích thích thải độc qua thận.

Huyệt nội đình

Huyệt nội đình nằm ở sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và 3. Áp dụng huyệt này có thể làm giảm nóng trong, phòng ngừa các bệnh về nướu, đau họng, ngăn ngừa táo bón, loại bỏ mùi hôi của hơi thở.

Huyệt cực tuyền

Huyệt xuất hiện ở vị trí lõm xuống ở giữa nách, huyệt này có tác dụng trong điều trị các bệnh viêm mạch vành, viêm màng ngoài tim, cơn đau thắt ngực. Vì vậy, nếu massage mỗi ngày là cách rất tốt để giúp nâng cao chức năng trái tim.

Huyệt đại chùy

Huyệt này nằm trên đường thẳng của xương cột sống, dưới đốt sống cổ thứ 7, tức là phần nhô cao nhất ở phía sau đầu và cổ. Huyệt có tác dụng khơi thông tình trạng tắc kinh lạc, trừ phong, loại bỏ gió lạnh.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn thông tin vị trí huyệt đạo trên cơ thể người. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã nắm được vị trí của các huyệt đạo từ đó áp dụng để nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Thông tin hữu ích khác
hoc-thuyet-thien-nhan-hop-nhat Nội dung Học thuyết thiên nhân hợp nhất là gì? Học thuyết thiên nhân hợp nhất là một trong những lý luận của Y học cổ truyền, quan niệm rằng con người với tự nhiên và xã hội là một khối thống... ly-luan-co-ban-y-hoc-co-truyen Sách giáo trình lý luận cơ bản Y học cổ truyền Lý luận cơ bản Y học cổ truyền là kiến thức nền tảng mà sinh viên chuyên ngành Y học cổ truyền cần nắm rõ để áp dụng trong việc khám chữa bệnh. Để... ho-so-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen-tphcm-nam-2019 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 bao gồm những gì? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hướng dẫn chi tiết như... thoi-gian-dao-tao-cao-dang-y-hoc-co-truyen-ha-noi Thời gian học Ngành Y học cổ truyền học mấy năm? Ngành Y học cổ truyền học mấy năm là thắc mắc của không ít các bạn đọc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi đó tới các... thoi-gian-xet-tuyen-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Thời Gian Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2024 Thời gian xét tuyển Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM năm 2023 khi nào được nhiều bạn thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các... dieu-kien-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen Điều Kiện Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2024 Từ xa xưa khi y học hiện đại chưa phát triển thì chữa bệnh bằng Y học cổ truyền được xem là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất. Cho đến nay thì Y...
Xem thêm >>



0899 955 990