Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bát cương là gì? 8 cương lĩnh theo Y học cổ truyền

Cập nhật: 13/11/2023 14:56 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Bát cương là 8 cương lĩnh chẩn đoán của Y học cổ truyền, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Vậy bát cương là gì? Nội dung của bát cương như thế nào? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.

Bát cương là gì?

Bát cương là tám cương lĩnh xác định bản chất của bệnh dựa trên những thông tin của người bệnh. Qua bát cương, người thầy thuốc có thể nhận biết được vị trí nông sâu của bệnh, trạng thái và xu hướng tiến triển của bệnh. Từ đó, kết luận được nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất.

Có thể thấy, Bát cương trong Y học cổ truyền là bước không thể thiếu trong điều trị bệnh.

8 cương lĩnh theo Y học cổ truyền bao gồm: biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực, âm, dương. Trên cơ sở phân tích, biện chứng bát cương thầy thuốc sẽ có nhận thức toàn diện về tính chất và đặc điểm khác nhau của bệnh.

Bát cương là gì?
Bát cương là gì?

Xem thêm: Cách chẩn đoán bệnh theo Tứ chẩn trong Y học cổ truyền

Nội dung bát cương theo Y học cổ truyền

Biểu - Lý

Biểu và lý là 2 cương lĩnh đầu tiên trong bát cương để đánh giá, xác định vị trí nông sâu của bệnh tật, từ đó tiên lượng bệnh và đề ra các phương pháp chữa bệnh thích hợp.

Biểu chứng

Biểu chứng là bệnh do ngoại tà gây ra, bệnh còn ở bên ngoài, ở phần nông, là các bệnh ở giai đoạn khởi phát hoặc xuất hiện tại gân, cơ nhục, xương, kinh lạc.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh như: Phát sốt, sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng, đau đầu, đau mình, ngạt mũi, ho, mạch phù...

Lý chứng

Lý là chỉ bệnh ở bên trong, ở sâu, thường là các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh về các tạng phủ ở các giai đoạn toàn phát và có biến chứng như chảy máu, mất nước, mất điện giải.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh như : Sốt cao, khát nước, mê sảng, mạch trầm, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, đau bụng, nước tiểu đỏ, nôn mữa, táo hay tiêu chảy,…

Bệnh ở lý có thể là do từ bên ngoài truyền vào, nhưng cũng có thể tà khí trúng ngay tạng phủ, hay do tình chí làm rối loạn hoạt động của tạng phủ.

Để phân biệt bệnh do biểu hay lý thì thường dựa vào các tiêu chí sau: sốt cao hay sốt kèm theo sợ lạnh, mạch phù hay mạch trầm, chất lưỡi đỏ hay nhạt, rêu lưỡi vàng hay trắng,  …

Ngoài ra biểu và lý còn có sự kết hợp với các cương lĩnh khác nhau như: Hư, thực, hàn, nhiệt và có sự pha lẫn giữa biểu và lý.

Hàn - Nhiệt

Hàn và Nhiệt là 2 cương lĩnh để đánh giá tính chất bệnh, giúp thầy thuốc chẩn đoán các loại hình của bệnh, từ đó có thể đề ra phương pháp chữa bệnh hợp lý.

Hàn chứng

Người bệnh mắc hàn chứng sẽ có biểu hiện như: Sợ lạnh, thích ấm, chân tay lạnh, sắc mặt trắng, miệng nhạt không khát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn ướt, đại tiện lỏng, nước tiểu trong dài, mạch trầm trì.

Nhiệt chứng

Người bệnh mắc hàn chứng có triệu chứng sau: Sốt, thích mát, mặt đỏ, sắc mặt đỏ, tay chân nóng, mắt đỏ, tiểu tiện ngắn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác, đại tiện táo.

Để phân biệt được hàn chứng và nhiệt chứng người thầy thuốc sẽ tập trung vào các triệu chứng sau: sốt sợ nóng hay lạnh, thích ấm, sắc mặt đỏ hay trắng xanh; khát hay không khát; tay chân nóng hay lạnh; đại tiện táo hay tiêu chảy; tiểu tiện đỏ ít hay trong dài; rêu lưỡi vàng hay trắng, mạch trì hay sác.

Hàn chứng thuộc âm thịnh, còn nhiệt chứng thuộc dương thịnh. Hàn nhiệt còn phối hợp với các cương lĩnh khác nhau, lẫn lộn, thực giả lẫn nhau.

Bát cương bao gồm: biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực, âm, dương
Bát cương bao gồm: biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực, âm, dương

Hư - Thực

Hư và thực là 2 cương lĩnh để đánh giá trạng thái và tác nhân gây bệnh, từ đó thầy thuốc áp dụng nguyên tắc chữa bệnh phù hợp: Hư thì bổ, Thực thì tả.

Hư chứng

Hư chứng là biểu hiện của chính khí suy nhược, nên sự phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh suy giảm. Chính khí của cơ thể có 4 mặt là âm, dương, khí, huyết nên trên lâm sàng chúng sẽ có những triệu chứng như: âm hư, dương hư, khí hư và huyết hư.

Nhìn chung khi hư chứng sẽ có các biểu hiện sau: tinh thần yếu đuối, người mệt mỏi không có sức, sắc mặt trắng bệch, gầy, hồi hộp, thở ngắn, chất lưỡi nhạt, tự ra mồ hôi hay mồ hôi trộm, đi tiểu luôn hay không tự chủ, mạch tế nhược …

Thực chứng

Thực chứng là bệnh do ngoại tà gây ra, hoặc có thể do khí trệ, huyết ứ, ứ nước, đàm tích, giun sán gây ra bệnh.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh như: Tiếng thở thô mạnh, ngực bụng đầy trướng, phiền táo, đau cự án, táo, mót rặn, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu gắt, rêu lưỡi vàng, mạch thực hữu lực.

Để phân biệt hư chứng và thực chứng chúng ta căn cứ vào các điểm sau: Bệnh cũ hay bệnh mới; hơi thở nhỏ hay to, tiếng nói; chất lưỡi dày cộm hay mềm bệu; đau cự án hay thiện án; mạch vô lực hay hữu lực.

Hư và thực cũng phối hợp với các cương lĩnh khác của bát cương trong đông y, thự hư – thực giả lẫn lộn với nhau.

Âm – Dương

Âm dương là hai cương lĩnh để đánh giá xu thế của bệnh. Sự mất cân bằng âm dương biểu hiện bằng sự thiên thắng hoặc thiên suy.

Thiên thắng

Âm chứng và dương chứng: Âm chứng sẽ bao gồm các chứng hư và hàn; còn dương chứng sẽ gồm các chứng thực và nhiệt.

Thiên suy

Âm hư và dương hư: Âm hư là do tân dịch và huyết không đầy đủ, phần dương trong cơ thể nổi lên sinh ra chứng hư nhiệt. Còn dương hư là do các công năng trong người bị suy giảm, dương khí không ra ngoài được và phần vệ bị ảnh hưởng nên sinh các chứng sợ lạnh, tay chân lạnh.

Vong âm và vong dương

Vong âm là hiện tượng mất nước do ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy nhiều. Vì âm dương nương tựa vào nhau, nên nếu mất nước đến giai đoạn nào đó sẽ gây ra hiện tượng vong dương tức là choáng.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết bát cương là gì. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích giúp bạn học tập tốt hơn. Chúc bạn thành công.

Thông tin hữu ích khác
cac-huyet-dao-tren-ban-tay Các huyệt đạo trên bàn tay: Công dụng và tác hại khi sai cách Bàn tay con người là một phần cơ thể được tạo hóa ban tặng với nhiều chức năng và có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong nền y học cổ truyền. Hãy cùng... cac-huyet-tren-canh-tay Các huyệt trên cánh tay và Các tác dụng cải thiện sức khỏe Trong y học cổ truyền, huyệt vị được coi là những điểm quan trọng trên cơ thể, kết nối với các hệ thống kinh mạch và tạng phủ. Những huyệt đạo... hoc-phi-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Học Phí Trung Cấp Y Học Cổ Truyền 2024 Là Bao Nhiêu? Học phí trung cấp y học cổ truyền TPHCM 2024 hiện nay là bao nhiêu trong khi rất nhiều thí sinh tham gia học ngành Y học cổ truyền thì đều quan... hoc-thuyet-thien-nhan-hop-nhat Nội dung Học thuyết thiên nhân hợp nhất là gì? Học thuyết thiên nhân hợp nhất là một trong những lý luận của Y học cổ truyền, quan niệm rằng con người với tự nhiên và xã hội là một khối thống... ly-luan-co-ban-y-hoc-co-truyen Sách giáo trình lý luận cơ bản Y học cổ truyền Lý luận cơ bản Y học cổ truyền là kiến thức nền tảng mà sinh viên chuyên ngành Y học cổ truyền cần nắm rõ để áp dụng trong việc khám chữa bệnh. Để... ho-so-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen-tphcm-nam-2019 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 bao gồm những gì? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hướng dẫn chi tiết như...
Xem thêm >>



0899 955 990