Top
Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Xử lý khi bị đột quỵ đúng cách và phòng ngừa biến chứng

Cập nhật: 04/05/2019 10:32 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng thiếu máu lên não có thể gây dị tật ở người bệnh hoặc có nguy cơ tử vong. Tuy nhiên nếu biết cách xử lý khi bị đột quỵ thì người bệnh có thể giảm đc những biến chứng.

Cách nhận biết bệnh nhân bị đột quỵ

Nguyên nhân gây di chứng và tử vong cao cho người bệnh là do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ, khiến cho não không được cung cấp đủ oxy.Do vậy mỗi người cần phải trang bị cho mình những kiến thức về bệnh này như dấu hiệu nhận biết, cách xử lý khi gặp người bị đột quỵ để có thể giúp người thân và những người khác khi bị mắc phải.

Xem thêm:

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị đột quỵ

Để có cách xử lý khi bị đột quỵ kịp thời, thì trước hết cần phải xác định những dấu hiệu của bệnh để nhận biết sớm.

Các cơn đột quỵ thường có những triệu chứng như người bệnh đột nhiên bị gặp khó khăn khi nói, mất khả năng nói, lú lẫn và thay đổi nét mặt.Ngoài ra còn xuất hiện một vài biểu hiện khác về não bộ như hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng, mất thăng bằng hoặc những cơn đau đầu bất chợt.

Những cơn tai biến còn có thể gây ảnh hưởng đến một vài bộ phận khác trên cơ thể như:

  • Tay, chân, mặt đột ngột yếu hoặc bị liệt ( đặc biệt là một bên của cơ thể)
  • Một hoặc cả hai bên mắt mất thị lực
  • Khó khăn trong việc nói hoặc không nói, không hiểu được ngôn ngữ
  • Buồn nôn, mệt mỏi, khó đi lại

Ngay khi gặp người bệnh xuất hiện những dấu hiệu này thì cần phải đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Hoặc biết cách sơ cứu bệnh đột quỵ tại nhà cũng là một phương pháp giúp bệnh nhân thoát khỏi biến chứng của bệnh.

Những cách xử lý khi có người bị đột quỵ

Các thầy cô trường Cao Đẳng Y Dược Hồ Chí Minh cho biết, bệnh nhân bị đột quỵ trong 3 giờ đầu nếu được sơ cứu và đưa đến bệnh viện kịp thời thì cơ hội phục hồi và sống sót rất cao. Tự bản thân bệnh nhân khi mắc phải bệnh này đều không có khả năng tự gọi cấp cứu bởi họ không thể nhấc cánh tay, nói cách khác là họ bị rối loạn và mất luôn nhận thức. Do vậy người nhà, người thân cần phải chủ động gọi cấp cứu nhất là những bệnh nhân bị tiền sử cao huyết áp, bệnh tim mạch…

Cách ép tim khi tim bệnh nhân ngừng đập

Với những triệu chứng bệnh đột quỵ kể trên, nếu bạn cho rằng một ai đó đang mắc phải bệnh này thì hãy thực hiện theo cách xử lý khi bị đột quỵ dưới đây sau khi gọi xe cấp cứu nhé:

  • Đưa bệnh nhân tới một mặt phẳng nằm ngang, không nên để bệnh nhân trên đệm lò xo có độ lún sâu dễ khiến đầu bệnh nhân bị thay đổi tư thế.
  • Đặt bệnh nhân hơi nghiêng sang một bên để dịch trong miệng sẽ chảy ra ngoài thay vì chảy xuống họng gây ngạt thở
  • Nếu bệnh nhân bị nôn thì đặt bệnh nhân nghiêng sang một bên để tránh đờm, dãi chui vào phổi và mũi.
  • Bệnh nhân có biểu hiện thở dốc do khó thở thì cần thổi hơi vào miệng. Trường hợp bệnh nhân tim ngừng đập thì cần ép tim vào lồng ngực
  • Nên yêu cầu bệnh nhân thực hiện động tác giơ tay, cười hoặc lặp lại câu nói gì đó . Nếu bệnh nhân không thực hiện được hãy nhanh chóng gọi cấp cứu.

Lưu ý: Đối với bệnh nhân bị đột quỵ, người nhà không được tự ý chở đến bệnh viện mà thay vào đó hãy gọi xe cấp cứu. Bởi những nhân viên y tế hiểu rõ bệnh nhân cần phải làm gì để vượt qua cơn bệnh này.

Những điều không nên làm với bệnh nhân bị đột quỵ

Ngoài những cách xử lý khi gặp người bị đột quỵ trên thì khi gặp những người có dấu hiệu đột quỵ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Người nhà nhầm tưởng dấu hiệu đột quỵ với trúng gió. Nên thường cho bệnh nhân uống nước chanh thay vì phải đưa đến bệnh viện.

Người nhà cạo gió, xoa bóp hoặc những biện pháp hạ huyết áp cho bệnh nhân trước khi đến bệnh viện là cực kỳ nguy hiểm. Với những bệnh nhân đột quỵ là do thiếu máu lên não nếu hạ huyết áp sớm có thể khiến lượng máu càng kém được lưu thông và tình trạng bệnh càng trở lên nặng hơn.

Để phòng tránh bệnh: các chuyên gia y tế khuyên rằng mỗi người nên có chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, tăng cường rau xanh và hạn chế chất béo, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, không nên tắm khuya, thức khuya…Đồng thời tập thể dục mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe phòng tránh bệnh tật.

Trên đây là những thông tin về phương pháp xử lý khi bị đột quỵ trong khi chờ nhân viên y tế đến hỗ trợ. Với bài viết này hi vọng sẽ giúp các bạn có cách sơ cứu kịp thời để giúp bệnh nhân phòng tránh được những biến chứng khó lường. Nếu bạn còn băn khoăn nào về phương pháp trên thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
tong-quan-ve-benh-vay-nen-va-cach-dieu-tri Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân và cách điều trị Bệnh vảy nến là một trong những bệnh về da mãn tính, xảy ra do tình trạng tăng sinh tế bào và viêm. Biểu hiện của bệnh xuất hiện những mảng màu đỏ,... cach-lam-dep-da-bang-mat-ong 10+ cách làm đẹp da mặt bằng mật ong hữu hiệu Mật ong cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho da. Do vậy mà từ lâu mật ong đã trở thành một trong những cách làm đẹp được nhiều chị em quan tâm.... uong-toi-ngam-mat-ong-vao-luc-nao-tot-nhat-tim-hieu-tac-dung-cua-toi-ngam-mat-ong Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì? Uống vào lúc nào tốt nhất? Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với công dụng của tỏi trong việc cải thiện sức khỏe tốt hơn. Trong đó thì tỏi ngâm mật ong còn mang lại nhiều giá trị... thuoc-canesten-cream Thuốc Canesten Cream có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng Thuốc Canesten Cream được sử dụng bôi ngoài da với tác dụng là kháng nấm với ký sinh trùng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả dùng thuốc... lap-ke-hoach-cham-soc-benh-nhan-tai-bien-mach-mau-nao Cách Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu Não Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có thể gây nguy hiểm cho người bệnh do tình trạng tắc hoặc vỡ động mạch. Bởi vậy bạn phải biết cách lập kế... thuoc-daktarin Daktarin là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc an toàn Thuốc Daktarin được điều trị kháng nấm ở miệng và đường tiêu hóa, an toàn cho trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ về liều dùng, cách...
Xem thêm >>



0899 955 990