Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cập nhật: 23/05/2020 11:21 | Người đăng: Lường Toán

Vi khuẩn Salmonella là một trong những tác nhân gây ra bệnh về đường tiêu hóa. Chúng có thể di chuyển sang các bộ phận khác của cơ thể, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra vi khuẩn Salmonella có thể lây lan sang người khác, do vậy chúng ta cần tìm hiểu về loại vi khuẩn này để

Vi khuẩn Salmonella là gì?

Vi khuẩn Salmonella gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như trong dạ dày và ruột. Những triệu chứng của bệnh tương tự với bệnh viêm dạ dà

Vi khuân Salmonella gây bệnh thương hàn

>> Xem thêm: Vacxin Vaxigrip phòng bệnh gì? Những lưu ý khi tiêm Vắc xin Vaxigrip

Đa số những bệnh nhân bị nhiễm Salmonella nhẹ thì sẽ tự khỏi sau khoảng từ 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Trong y học thì vi khuẩn Salmonella còn được gọi là vi khuẩn thương hàn gồm S. typhi và S. paratyphi A, B, C. Những loại vi khuẩn này thường là tác nhân gây bệnh thương hàn.

Vi khuẩn Salmonella khi vào cơ thể sẽ theo đường tiêu hóa sau khi chúng bị chết sẽ giải phóng ra một loại độc tố. Khi mà vi khuẩn Salmonella chết càng nhiều thì chúng càng giải phóng nhiều độc tố tấn công vào người bệnh tấn công vào cơ thể người nhiễm. Loại độc tố này có ảnh hưởng rất xấu với đường ruột của người bệnh. Chúng sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột gây ra những triệu chứng như đau bụng, làm chảy máu ruột thậm chí là thủng ruột. Những triệu chứng nặng nhẹ phụ thuộc vào tình trạng bệnh ở mỗi người. Nguy hiểm hơn cả là khi salmonella giải phóng độc tố từ máu đến hệ thần kinh trung ương. Chúng có thể làm tổn thương hệ thần kinh và gây ra tình trạng nhiễm độc toàn thân.

Vi khuẩn Salmonella có sức đề kháng rất tốt. Chúng có thể sống được ở nhiệt độ lạnh, trong khoảng từ 2 - 3 tháng, với nước thường chúng có thể sống trên 1 tháng. Còn với các loại rau quả chúng có thể tồn tại trong 5 - 10 ngày, và trong phân khoảng từ 1 đến vài tháng. Tuy nhiên Salmonella sẽ bị tiêu diệt khi sống trong nhiệt độ 55 độ C khoảng 30 phút, và chỉ vài phút nếu chúng sống trong cồn 90 độ C. Bạn có thể dùng các nước diệt khuẩn để tiêu diệt Salmonella dễ dàng.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Salmonella

Những triệu chứng nhiễm khuẩn Salmonella  thường xuất hiện trong khoảng từ 12 – 72 tiếng sau khi phơi nhiễm. Tùy vào thể trạng ở mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng nặng nhẹ. Bạn hãy chú ý đến những biểu hiện dưới đây nhé:

  •         Tiêu chảy: phân màu vàng nâu, lỏng hoặc sền sệt, rất khắm, kéo dài khoảng 5 - 6 lần/ngày
  •         Biểu hiện sốt cao liên tục (39 hoặc 40 độ C)
  •         Xuất hiện máu trong phân
  •         Tình trạng đau bụng sôi bụng hoặc chướng bụng tại vùng hố chậu phải.
  •         Có thể xuất hiện những triệu chứng nhiễm độc thần kinh như đau nhức đầu, mất ngủ, thường gặp ác mộng, ù tai, nói ngọng.
  •         Xuất hiện tình trạng phát ban nhỏ, đặc biệt xuất hiện ở ngực, bụng hay mạn sườn. Tình trạng ban xuất hiện nhiều trong khoảng từ 7 - 12 ngày rồi biến mất.
  •         Với những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Salmonella nặng thì thường xuất hiện triệu chứng bủn rủn chân tay bắt chuồn chuồn hoặc nằm bất động, vẻ mặt li bì, thờ ơ, đờ đẫn, mê sảng hoặc hôn mê.

Trong số đó có một số ít trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể dẫn đến tử vong nếu như người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ. Dù vậy thì một số người có kháng thể hay sức đề kháng tốt thì dù bị vi khuẩn phóng nhiều độc tố thì chúng cũng hoạt động rất yếu. Người bệnh chỉ xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa nhẹ một vài ngày rồi tự khỏi.

Vi khuẩn Salmonella lây lan như thế nào?

Vi khuẩn salmonella thường tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài. Chúng có thể rời khỏi cơ thể người bệnh theo đường đào thải phân từ người hay động vật bị nhiễm bệnh. Nếu như bạn tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với vi khuẩn cho vào miệng thì khả năng nhiễm khuẩn rất lớn.

Bên cạnh đó vi khuẩn Salmonella trong thực phẩm nếu như bạn chế biến không kỹ không tránh khỏi vi khuẩn này. Người bệnh bị nhiễm Salmonella có thể truyền sang người khác nếu như họ không rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh.

Bên cạnh đó, người có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella do nguyên nhân khác như:

    • Thực phẩm hoặc đồ uống như nước, sữa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
    • Chạm vào động vật bị nhiễm khuẩn sau đó cho tay lên miệng mà chưa rửa ta. Với các động vật khi bị nhiễm khuẩn thường không có vẻ bị ốm. Bạn chú ý khi tiếp xúc với các loại động vật gia cầm như: gà, vịt, lợn, bò, loài động vật gặm nhấm hay động vật bò sát như rắn, rùa, thằn lằ. Và thú nuôi cũng là động vật có thể nhiễm khuẩn.
    • Thực phẩm được chế biến sẵn thì bạn không ngoại trừ khả năng nhiễm khuẩn trên các bề mặt chế biến thực phẩm hoặc ngay cả đồ dùng trong nhà cũng có thể bị nhiễm khuẩn.

Tác hại của vi khuẩn salmonella

Vi khuẩn Salmonella gây nên các bệnh về đường tiêu hóa

Vi khuẩn Salmonella typhi gây ra bệnh thương hàn với triệu chứng sốt kéo dài. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nó có thể gây ra những biến chứng nặng như:

  •         Viêm não nặng
  •         Xuất huyết tiêu hóa
  •         Thủng ruột
  •         Viêm cơ tim

Như ở trên đã nói là không phải ai cũng gặp phải những biến chứng do khuẩn Salmonella gây nên như trên. Nhưng người bệnh không được chủ quan, hãy đến bệnh viện y tế nếu xuất hiện triệu chứng bất thường ở cơ thể.

Phòng ngừa vi khuẩn Salmonella

Với những thông tin về khuẩn Salmonella vừa được các dược sĩ trường Cao Đẳng Y Dược HCM giải đáp trên đây thì chắc hẳn mọi người đang thắc mắc về cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Bạn hãy chú ý đến các vấn đề sau nhé:

Sau khi đi vệ sinh hãy nhớ rửa tay bằng xà phòng và nước ấm. Đồng thời hãy tự tạo thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị thức ăn và khi ăn. Rửa tay đúng cách bằng xà phòng kháng khuẩn mỗi ngày. Bên cạnh đó cần chú ý khi ăn thực phẩm chế biến sẵn hay thức ăn sống:

- Không nên uống sữa nếu chưa qua tiệt trùng.

- Không nên ăn trứng sống, chúng cần được nấu chín đến ít nhất khoảng 70 độ C để diệt hết vi khuẩn Salmonella. Bên cạnh đó một số chế phẩm từ trứng sống như cà phê trứng…cũng nên hạn chế dùng

- Hãy luôn vệ sinh sạch sẽ vị trí bếp ăn đồng thời vệ sinh sạch sẽ sau khi chế biến và chuẩn một số thực phẩm như thịt và gia cầm sống.

- Nên để riêng đồ sống với thực phẩm nấu chín khác trong bếp ăn hay tủ lạnh. Với những dụng cụ đựng thịt sống thì cần phải rửa sạch sẽ sau khi sử dụng xong

- Nấu chín thức ăn trước khi dùng để ngăn chặn sự lây truyền của salmonella.

- Hạn chế ăn rau sống và rửa sạch hoa quả trước khi ăn

- Với trẻ sơ sinh thì hãy cẩn trọng trong từng bước chuẩn bị đồ ăn và pha sữa cho trẻ.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về Salmonella là vi khuẩn gì? Chúng gây ra bệnh gì? Nếu có thắc mắc nào liên quan bài viết trên đây thì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990