Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Vacxin Vaxigrip phòng bệnh gì? Những lưu ý khi tiêm Vắc xin Vaxigrip

Cập nhật: 21/05/2020 11:41 | Người đăng: Lường Toán

Virus Cúm ngày càng có những diễn biến phức tạp, gây nguy hiểm cho người bệnh. Do vậy tiêm phòng cúm được xem là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh bùng phát hiệu quả, trong đó Vắc-xin Vaxigrip được khuyến cáo dùng an toàn cho trẻ nhỏ. Các bạn hãy cùng tìm hiểu về loại vacxin này trong chuyên mục bài viết dưới đây nhé.

Công dụng của vắc-xin cúm Vaxigrip

Vắc-xin Vaxigrip được sản xuất tại Pháp bởi hãng Sanofi Pasteur. Đây được biết là một đơn vị có quy mô lớn nhất thế giới trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm vắc-xin dành cho người, trong đó có vắc xin cúm Vaxigrip.

Vacxin Vaxigrip phòng ngừa bệnh cúm mùa

>>Tham khảo thêm: Hội chứng Reye: Nguyên nhân, cách chữa và cách phòng ngừa hiệu quả

Cúm là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng do chủng virus cúm influenza gây nên. Bệnh lý này thường xảy ra vào thời điểm giao mùa thu đông, chúng có khả năng lây qua đường hô hấp. Và đặc biệt là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời, nhất là với những người có hệ miễn dịch kém.

Thành phần của vắc-xin Vaxigrip

Vacxin Vaxigrip là một loại virus cúm được nuôi cấy trên trứng gà. Sau khi hình thành phôi sẽ được tách, bất hoạt và tinh chế. Chúng là của các chủng virus cúm thường gây bệnh ở người đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hiện nay.

Vac-xin Vaxigrip có hàm lượng: Vaxigrip 0,25ml và Vaxigrip 0,5ml

Chỉ định dùng Vaxigrip:

  •         Vắc-xin Vaxigrip được chỉ định dùng trong trường hợp phòng ngừa bệnh cúm do các loại virus thuộc chủng H1N1, H3N2 và B. Các thành phần này thường có trong vắc-xin dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
  •         Vắc-xin Vaxigrip này không được dùng trong trường hợp bảo vệ cơ thể với mục đích phòng bệnh đối với các chủng virus cúm khác.
  •         Đặc biệt, Vắc-xin Vaxigrip không phòng ngừa trường hợp nhiễm virus cảm lạnh, mặc dù bệnh lý này xuất hiện triệu chứng giống như Cúm.
  •         Thực hiện tiêm Vac xin Vaxigrip theo đúng chỉ định của các bác sĩ.

Hướng dẫn sử dụng Vac-xin Vaxigrip

Liều dùng Vac-xin Vaxigrip:

  • Với đối tượng là trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi: chỉ định tiêm 1 liều 0,25ml.
  • Với người lớn và trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên: tiêm 1 liều 0,5 ml.
  • Còn với trẻ em dưới 9 tuổi chưa từng được tiêm phòng Vacxin Cúm thì sẽ được chỉ định tiêm 2 mũi. Trong đó mũi thứ 2 thường cách mũi 1 tối thiểu khoảng 4 tuần.
  • Phụ huynh nên lưu ý là thời gian duy trì tiêm phòng miễn dịch của vắc-xin Vaxigrip hiệu quả từ 6 -12 tháng. Đó là lý do trẻ nên được tiêm phòng cúm hàng năm.

Cách dùng Vacxin Vaxigrip:

  • Vắc-xin thường được tiêm dưới da sâu hoặc tiêm bắp.
  • Trước khi tiêm thì vắc-xin cần được để ở nhiệt độ phòng đồng thời lắc kỹ cho đến khi đạt được một hỗn dịch đồng nhất.
  • Sát trùng vị trí trước khi tiêm.
  • Khi tiêm vắc xin đúng chỗ sát trùng, đồng thời lưu ý chọn đúng liều đúng lứa tuổi

Chống chỉ định:

  •         Người bị quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc hay bất kỳ một tá dược nào của thuốc dù là một chất nhỏ cũng cần báo cho bác sĩ trước khi tiêm.
  •         Với những trường hợp đang bị sốt vừa hay sốt cao hoặc đang mắc bệnh cấp tính thì cần phải hoãn lịch tiêm.

Những lưu ý khi dùng Vacxin Vaxigrip

  •         Với những trường hợp dùng Vacxin Vaxigrip theo đường tiêm khác thì các bác sĩ sẽ phải chuẩn bị sẵn đầy đủ các phương tiện điều trị nội khoa đồng thời theo dõi tình hình sức khỏe của người bệnh sau khi được tiêm vắc-xin. Từ đó các bác sĩ sẽ kịp thời xử trí ngay với các trường hợp sau khi tiêm bị sốc phản vệ.
Vacxin Vaxigrip chỉ nên dùng khi có sự cho phép của bác sĩ

 

  •         Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được tiêm Vắc-xin Vaxigrip 0.25ml vào mạch máu .
  •         Trường hợp dùng các vắc-xin khác theo đường tiêm bắp, thì người bệnh cần phải tiêm một cách thận trọng, nhất là với những người có tiền sử bị giảm tiểu cầu hay người bị rối loạn chảy máu. Bởi những người này thường bị chảy máu sau khi tiêm bắp
  •         Ngất (bất tỉnh) thường xảy ra sau khi tiêm. Nhưng phụ huynh không nên quá lo lắng bởi đây chỉ là các phản ứng tâm lý với kim tiêm lúc trước tiêm hoặc sau tiêm. Các bác sĩ sẽ phải thực hiện theo quy trình nhằm phòng ngừa những thương tích do bị té ngã đồng thời phải xử trí phản ứng ngất.
  •         Như các loại vắc-xin khác, tiêm chủng với loại Vắc-xin Vaxigrip không bảo vệ được với những trường hợp dễ bị tổn thương.

Những tác dụng phụ không mong muốn của Vắc xin Vaxigrip

Chắc hẳn các bạn đã từng được cảnh báo về các tác dụng phụ sau khi tiêm Vacxin Vaxigrip nhưng không nắm rõ được những thông tin này. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé:

  •         Tác dụng phụ thường gặp: Sau khi tiêm thuốc Vaxigrip  thì người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, ngứa chỗ tiêm, sưng đỏ, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, đau cơ và các khớp. Với trẻ em thì chúng sẽ quấy khóc, cáu kỉnh, buồn ngủ, triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy, sốt, run rẩy, chóng mặt, tăng đổ mồ hôi…
  •         Tác dụng phụ ít gặp:nóng chỗ tiêm, phát ban, mề đay, sưng hạch tại một số vị trí như cổ, nách, bẹn; nôn, triệu chứng giống cúm; xuất huyết.
  •         Tác dụng phụ hiếm gặp: xuất hiện triệu chứng tê như kiến bò, xúc giác giảm cảm nhận, cánh tay đau yếu, dây thần kinh cũng xuất hiện đau dọc đường đi.
  •         Bên cạnh đó người bệnh còn có thể xuất hiện những tác dụng phụ khác, nhưng hiện nay vẫn chưa được chứng minh có liên quan đến thuốc Vaxigrip: viêm mạch máu, co giật, viêm thần kinh, viêm não tủy, giảm tiểu cầu, hội chứng Guillain – Barré...

Với những thông tin được chia sẻ trên đây hi vọng giúp bạn giải đáp được câu hỏi Vaxigrip là vacxin gì, chúng dùng để phòng bệnh gì. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
duoc-luc-hoc-la-gi Dược lực học là gì? Ứng dụng trong ngành Y dược như nào? Dược lực học là cụm từ chuyên ngành quen thuộc trong lĩnh vực Y dược. Vậy thực chất dược lực học là gì? Ứng dụng của Dược lực học trong ngành Y... duoc-dong-hoc-la-gi Dược động học là gì? Quá trình vào cơ thể như thế nào? Với hoạt động nghiên cứu Dược phẩm, các chỉ số Dược động học có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả dùng thuốc. Vậy thực chất Dược động học là... thuoc-tan-duoc Thuốc tân dược là gì? Kiến thức cơ bản cho sinh viên Y Dược Với sự phát triển của công nghệ y sinh, thuốc tân dược đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, dễ dàng mang theo của con người. Cùng tìm hiểu rõ... su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy...
Xem thêm >>



0899 955 990