Tiêm vacxin BCG cho trẻ là việc làm rất cần thiết. Vậy cần tiêm vacxin BCG khi nào? Có những lưu ý gì? Câu trả lời này sẽ được giải đáp trong chuyên mục bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Giải đáp vacxin BCG là gì?
BCG được biết đến là một loại vacxin phòng ngừa bệnh lao, nó có chứa một dạng vi khuẩn gây ra bệnh lao. Tuy nhiên loại vi khuẩn này có thể bị yếu đi vì nó không có khả năng gây bệnh hay có tác dụng bảo vệ.
Vacxin lao BCG là một loại Vacxin sống giảm động lực, được sản xuất dưới dạng bột đông khô kèm theo dung môi để pha thuốc. Loại Vacxin sau khi pha phải được đảm bảo trong nhiệt độ từ 2 – 8 độ C, phần còn lại sau khi tiêm không được sử dụng nếu ngoài 6 tiếng từ khi mở nắp.
>> Tham khảo thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện
Hiện tại Vacxin BCG có hai loại là Vacxin BCG sống và Vacxin BCG chết, tuy nhiên thời gian tồn tại Vacxin BCG chết tương đối ngắn, nếu sử dụng phải được lặp lại nhiều lần thì mới mang lại hiệu quả. Bởi vậy mà hiện nay thường sử dụng Vacxin BCG sống để tiêm dự phòng lao, chỉ cần một liều duy nhất thì sẽ mang lại hiệu quả phòng bệnh.
Vacxin BCG thường được khuyến cáo tiêm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nó mang lại hiệu quả rất tốt trong việc phòng ngừa hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên đến 70%. Với người lớn không mắc bệnh lao mà chưa được tiêm chủng trước đây nếu như thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố phơi nhiễm cũng nên phải được tiêm phòng ngừa. Ngoài ra BCG còn rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm loét Buruli hay các khuẩn lao không điển hình khác. Tuy nhiên loại vacxin lao BCG này chỉ cần tiêm chủng ngừa một liều duy nhất mà không cần phải tiêm thêm những liều bổ sung khác.
Vacxin BCG tiêm khi nào?
Theo các dược sĩ của các trường Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch, vacxin lao được khuyến cáo tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 1 tháng ngay từ khi sinh ra. Với những trẻ sinh ra, sức khỏe ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt thì có thể được tiêm phòng lao ngay từ ngày đầu tiên sau sinh.
Còn với những trẻ sinh non có vấn đề về sức khỏe thì cần phải được theo dõi, chăm sóc đặc biệt. Đợi đến khi trẻ có thể trạng tốt thì nên được tiến hành tiêm phòng lao càng sớm càng tốt.
Đặc biệt với những trẻ đang bị nhiễm khuẩn cấp, trẻ bị bệnh ngoài da diện rộng, đang sốt cao, bị suy giảm miễn dịch, thiếu cân hay suy dinh dưỡng nặng thì cần phải hoàn lịch tiêm Vacxin lao BCG.
Chuẩn bị trước khi tiêm phòng Vacxin BCG
Thời điểm tiêm Vacxin BCG phù hợp
Bố mẹ cần phải cho trẻ sơ sinh đi tiêm phòng càng sớm càng tốt, theo đó Vacxin BCG mang hiệu quả tốt nhất khi ở tuần thứ 2 hay tuần thứ 3 sau khi sinh bé. Việc tiêm phòng muộn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở trẻ cao hơn.
Với trẻ em sau 1 tháng tuổi mà chưa được tiêm Vacxin BCG thì nó chỉ có tác dụng với trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao. Với trường hợp dương tính với lao thì bố mẹ không phải quá lo lắng vì vi khuẩn lao chưa ở dạng gây bệnh.
Trang phục và ăn uống cho bé trước khi đi tiêm
Bố mẹ hay cho bé mặc thoải mái, đồ rộng rãi. Ngoài ra hãy vệ sinh cho bé sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng. Không nên cho trẻ bú hay ăn quá no cũng không nên để trẻ bị quá đói để tránh tình trạng hạ đường huyết sau khi tiêm vacxin phòng lao đầy đủ.
Kiểm tra sức khỏe của bé trước khi đưa trẻ đi tiêm
Với những trẻ sinh ra khỏe mạnh thì bố mẹ có thể thực hiện tiêm Vacxin lao BCG theo lịch tiêm chủng dự kiến. Còn với những trẻ đang bị ốm hay bệnh thì bố mẹ hãy khai báo với bác sĩ để hoãn lịch tiêm. Bởi thể trạng không tốt thì sẽ làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ sau khi tiêm Vacxin.
Những trường hợp không nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh:
- Trẻ đang bị sốt
- Trẻ bị viêm da mủ
- Trẻ sinh non, thiếu cân
- Trẻ vừa hết bệnh và đang trong thời gian hồi phục
- Trẻ bị mắc các bệnh mãn tính như viêm phổi, sởi…
Một số lưu ý sau khi đưa trẻ đi tiêm Vacxin lao BCG
Mỗi trẻ cần phải ở lại cơ ở tiêm ít nhất 30 phút để được theo dõi các phản ứng hay dấu hiệu bất thường với Vacxin lao. Trong vòng 4 ngày sau khi tiêm thì bố mẹ hãy theo dõi thể trạng của con để có biện pháp ứng phó kịp thời với những triệu chứng bất thường
Nếu trẻ xuất hiện tình trạng sưng mủ hay sốt thì là phản ứng rất bình thường của cơ thể sau khi tiêm phòng lao. Còn với những bé bị sốt nhẹ thì mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ bằng cách lau nước ấm hay nước mát. Với trẻ bị sốt trên 39 độ C với triệu chứng cơ thể tím tái, sưng chỗ tiêm thì cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời
Hiện tượng mưng mủ vết tiêm có thể kéo dài 3 -4 tháng, sau đó sẽ tự hết nếu như bố mẹ vệ sinh sạch sẽ vết tiêm. Để làm giảm triệu chứng sưng đỏ thì mẹ có thể rắc thêm vào vùng da tiêm của bé dung dịch Isoniazid 1% hay bột isoniazid. Vết tiêm sau khi vỡ mủ thì sẽ hình thành sẹo nhiều năm. Đó là biểu hiện cho thấy bé đã được miễn dịch với bệnh lao.
Nếu tình trạng sưng đau chỗ tiêm thì bố mẹ có thể chườm lạnh bằng khăn thấm nước sạch khuẩn. Sau khi tiêm xong thì bố mẹ có thể chườm lạnh bằng khăn thấm nước sạch khuẩn. Sau khi tiêm xong thì mẹ có thể cho trẻ ăn uống, bú bình thường và bổ sung nhiều nước hơn.
Với trẻ đã được tiêm Vacxin BCG phòng lại nhưng trong giai đoạn chưa miễn dịch thì mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây vi khuẩn lao và đồng thời tránh nguồn bệnh nhiễm khuẩn khác có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của bé.
Khi thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng phát sinh nào thì bố mẹ cũng cần có cách ứng phó và xử lý với phản ứng cho cơ thể bé sau khi tiêm phòng. Những lưu ý khi tiêm Vacxin BCG sẽ giúp bố mẹ trang bị đầy đủ kiến thức về tiêm phòng giúp bé an toàn và miễn dịch với bệnh lao nguy hiểm.