Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Cập nhật: 19/12/2023 13:59 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy ung thư phổi là gì? Những triệu chứng, nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi là gì? Làm thế nào để phòng tránh bệnh ung thư phổi. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Bệnh ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi (tên tiếng anh là Lung Cancer) là loại ung thư bắt đầu từ phổi, là bệnh xuất hiện những khối u ác tính ở đường hô hấp. Bệnh được gây ra do sự tăng tế bào không liên quan đến các mô trong phổi. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những điều trị kịp thời sẽ làm tăng trưởng những tế bào có hại đến phổi hay những bộ phận lân cận khác.

Hầu hết những bệnh ung thư có nguồn khởi phát từ bên trong phổi là ung thư biểu mô. Theo đó, căn bệnh này được chia thành 2 loại chính đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC): chiếm 80 – 85% trong tổng số trường hợp mắc bệnh u phổi ác tính.
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) chiếm khoảng 15 – 20% trong các trường hợp (chỉ xảy ra ở những người nghiện thuốc lá nặng và ít phổ biến hơn).
Bệnh Ung thư phổi là gì?
Bệnh ung thư phổi là gì?

2. Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

Vậy, đâu là nguyên nhân khiến mọi người dễ bị mắc bệnh ung thư phổi? Câu hỏi này được nhiều người đặt ra nhằm biết được phương pháp phòng ngừa phù hợp. Dưới đây, các giảng viên Khoa Dược hệ Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ đến mọi người những nguyên nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao bao gồm:

2.1. Thói quen hút thuốc lá thường xuyên

Đây là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi nhiều nhất.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số ca tử vong do ung thư phổi do hút thuốc lá khoảng 80% đến 90%.

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia NLM thống kê được, ước tính hút thuốc lá gây ra ung thư phổi cho nam giới gần 90% và ở phụ nữ là 70-80%.

Hút thuốc lá nhiều sẽ khiến những tế bào biểu mô phế quản sinh ra những vảy trồi lên biểu mô. Vì vậy, theo thời gian những vảy ung thư mô tế bào sẽ dần phát triển và gây nên căn bệnh ung thư.

Những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên hay ngửi thuốc lá trong một thời gian dài sẽ tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Bởi khói thuốc lá sẽ phát tán ra thành những chất gây nên căn bệnh ung thư.

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi

2.2. Môi trường sống bị ô nhiễm

Môi trường sống/làm việc của mọi người đang bị ô nhiễm cũng chính là nguyên nhân khiến mọi người mắc bệnh ung thư phổi. Nhất là đối với những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với ximang, công nghiệp nhựa, khí đốt, khí than,... thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.

Bên cạnh đó, những người thường làm việc trong môi trường có chứa những chất phóng xạ, radium, uranium cũng có khả năng mắc bệnh ung thư phổi là rất cao.

2.3. Người mắc bệnh phổi mãn tính

Những người có tiền sử về bệnh phổi mãn tính như bụi phổi, bệnh lao,... theo đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi là rất cao so với những đối tượng khác. Đặc biệt, những người bị viêm phế quản, phổi mãn tính có thể gây ra sẹo xơ trong việc điều trị bệnh, khi đó sẽ gây ra vảy nến tế bào và phát triển thành căn bệnh ung thư phổi.

2.4. Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư phổi tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm sớm. Khi sớm phát hiện bệnh sẽ có phương pháp điều trị nhằm tránh tình trạng di căn đến những bộ phận lân cận.

Những người có hệ miễn dịch kém, làm giảm hoạt động trao đổi chất cũng gây ra quá trình rối loạn tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân khiến mọi người mắc bệnh về phổi ở mức độ cao.

3. Những triệu chứng nhận biết bệnh ung thư phổi

Theo các bác sĩ cho biết rõ về những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ung thư phổi chính là:

  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi và yếu. Nguyên nhân vì các bạn đang bị những vi khuẩn tấn công nên sẽ làm suy yếu cơ thể.
  • Ho ra máu/có đờm có màu đậm của sét rỉ.
  • Đau tức ngực nhiều hơn khi hở thở sâu hoặc những lúc đang cười.
  • Giọng nói bị thay đổi do viêm thanh quản và gặp phải những vấn đề khác liên quan đến dây thần kinh.
  • Sụt cân bất thường bởi khối u đè vào thực quản nên luôn có cảm giác chán ăn.
  • Cảm giác luôn trong tình trạng bóp chặt/ngực bị đè nặng, luôn trong tình trạng khó thở. Tình trạng này xuất hiện khi dịch quanh phổi/do khối u chèn ép.
  • Thở khò khè hay khi thở rít bởi khối u gây cản trở đến đường thở.
  • Bị nhiễm trùng viêm phế quản, viêm phổi không có cảm giác thuyên giảm hay bệnh cứ tái phát.
  • Sốt cũng là một trong những triệu chứng cho thấy rằng tình trạng sức khỏe đang trong tình trạng bất ổn.
  • Khối u có thể gần sát ở bề mặt cơ thể do nó lây lan và di căn ra một số bộ phận khác như: xuất hiện hạch ở cổ hay có thể ở xương đòn.

Bên cạnh đó, những triệu chứng khác thường gặp đối với bệnh ung thư phổi gồm có:

  • Thường xuyên bị đau ngực;
  • Đau vai và ở vùng lưng;
  • Nhiễm trùng phổi và mỗi lần bệnh tái phát;
  • Cơ thể bị sụt cân không rõ lý do;
  • Cơ thể luôn trong tình trạng chán ăn;
  • Luôn đau nhức đầu;

Khi căn bệnh ung thư phổi di căn đến những cơ quan xung quanh sẽ có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Vàng da và mắt có nghĩa bệnh ung thư đã di căn đến gan.
  • Tay/chân thường bị tê và rất yếu.
  • Đau xương, nhất là xương hông/xương ở lưng.
  • Hệ thần kinh sẽ bị biến đổi như: cơ thể bị suy nhược, hoa mắt chóng mặt và khó giữ được thăng bằng, cơ thể bị co giật,... Tình trạng bệnh có thể di căn đến tủy sống/não.
  • Huyết khối.

>>> Bạn có thể xem ngay Người bị ung thư phổi nên ăn gì và kiêng gì?

4. Phương pháp điều trị ung thư phổi

Hiện nay, điều trị bệnh ung thư phổi người ta thường kết hợp nhiều phương pháp với nhau để nâng cao tối đa hiệu quả điều trị, cố gắng kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị khác nhau phù hợp với từng thể trạng và giai đoạn bệnh.

Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, phương pháp điều trị phổ biến thường được áp dụng là điều trị hóa chất, xạ trị và liệu pháp miễn dịch. Bởi lẽ, đây là loại ung thư nguy hiểm, tiến triển nhanh, hầu hết các trường hợp được phát hiện khối u đều đã lớn và khó phẫu thuật.

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi bị ung thư, kết hợp với hóa trị tránh bệnh có nguy cơ tái phát.
  • Giai đoạn 2: Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lá phổi, kết hợp hóa trị để hạn chế khối u tái phát.
  • Giai đoạn 3: Kết hợp cả phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
  • Giai đoạn 4: Lúc này khối u đã di căn rộng nên không thể loại bỏ hoàn toàn. Phương pháp điều trị toàn thân được đánh giá là phù hợp nhất, bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,... kết hợp điều trị tại chỗ các vị trí u nguyên phát và các ổ di căn. Tuy nhiên tất cả chỉ nhằm mục tiêu cải thiện triệu chứng bệnh và kiểm soát khối u chứ không thể chữa khỏi được.

5. Cách phòng tránh ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ. Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi bạn thực hiện theo như dưới đây.

  • Tránh xa khói thuốc lá: Khói thuốc lá có quan hệ mất thiết với bệnh ung thư phổi, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn gấp 20 lần so với những người không hút thuốc. Do đó bạn cần hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá. Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc thì đừng thử, nếu đã hút thuốc thì hãy ngừng ngay để bảo vệ cho chính bản thân mình và những người xung quanh.
  • Kiểm tra mức độ radon trong nhà, đảm bảo rằng nó luôn ở trong ngưỡng an toàn. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ mức radon trong nhà nếu trên 4,0 pCi/L thì cần phải được khắc phục ngay lập tức, nếu không nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao.
  • Tránh các chất làm tăng nguy cơ ung thư phổi: Nếu bạn phải làm việc trong môi trường có nhiều chất độc hại có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi thì hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình như đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ…
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Áp dụng thực đơn đa dạng với nhiều loại rau củ quả, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ muối chua, nhiều thịt, đặc biệt là các loại thịt đã qua chế biến,... có hại cho sức khỏe.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Việc vận động thường xuyên, duy trì mức cân nặng hợp lý rất tốt cho hệ hô hấp, giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày bằng cách đi bộ, đạp xe, nhảy dây, bơi lội, yoga,…

6. Tỷ lệ sống sót khi mắc ung thư phổi

Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị.

  • Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ thì tỷ lệ sống sót trung bình là khoảng 5% sau 5 năm.
  • Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ thì tỷ lệ sống sót trung bình là khoảng 15% sau 5 năm.

Chính vì vậy, các bạn cần phải biết được dấu hiệu nhận biết ung thư phổi sớm nhất để có những phương pháp điều trị và phòng tránh kịp thời.

Ung thư phổi là bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao. Cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh quái ác này là xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần nhé.

Thông tin hữu ích khác
viem-da-khop-dang-thap-co-chua-khoi-khong-che-do-an-uong-phu-hop Viêm đa khớp dạng thấp có chữa khỏi hoàn toàn được không? Viêm khớp dạng thấp còn được gọi với tên khác là thấp khớp. Căn bệnh này xảy ra nguyên nhân do xương khớp bị rối loạn viêm mãn tính, từ đó khiến... thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông...
Xem thêm >>



0899 955 990