Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triple test cho biết điều gì? Cách đọc kết quả xét nghiệm Triple Test

Cập nhật: 18/03/2020 08:27 | Người đăng: Lường Toán

Việc xét nghiệm Triple Test giúp tầm soát được dị tật thai nhi, qua đó mẹ bầu có thể phát hiện sớm những bất thường bẩm sinh ở thai nhi nếu xảy ra. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng giúp các bác sĩ có hướng điều trị sớm nhất.

Xét nghiệm Triple Test là gì?

Với những phụ nữ mang thai thì Triple Test là xét nghiệm rất cần thiết, nằm trong nhóm xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi. Qua đó giúp tầm soát trước sinh và đồng thời phát hiện những nguy cơ xuất hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Triple Test là xét nghiệm không xâm lấn, không ảnh hưởng đến sức khỏe và mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Triple test cho phụ nữ mang thai

>>Tham khảo thêm: Lupus ban đỏ biến chứng suy thận khá nguy hiểm

Biện pháp này có sử dụng máu của thai phụ để kiểm tra nhưng rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Việc thay đổi tăng hay giảm bộ ba chỉ số này sẽ giúp bác sĩ dự đoán được nguy cơ xuất hiện những bất thường ở thai nhi, qua đó có hướng tư vấn để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Những quy trình thực hiện xét nghiệm

Triple Test gồm công đoạn thu thập thông tin của mẹ và bé, thực hiện lấy máu và gửi đến phòng xét nghiệm. Theo đó thì kết quả sẽ nhận được sau từ 3 – 5 ngày làm việc.

Xét nghiệm Triple Test tuần bao nhiêu?

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, thực hiện xét nghiệm Triple Test tuần bao nhiêu? Là câu hỏi được rất nhiều thai phụ quan tâm. Theo đó thì biện pháp này được thực hiện với thai nhi từ 15 – 20 tuần tuổi. Thế nhưng để có kết quả chính xác nhất thì thai phụ nên làm xét nghiệm từ tuần thai thứ 16 – 18.

Theo đó tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm này, với thai phụ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì nên làm những xét nghiệm sau:

  • Bị nhiễm virus trong thời gian mang thai
  • Gia đình có tiền sử dị tật thai nhi
  • Thai phụ trên 35 tuổi
  • Trước hoặc trong thời kỳ mang thai có sử dụng thuốc hay chất làm hại đến thai nhi
  • Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin.
  • Người thường xuyên làm việc và tiếp xúc với phóng xạ, hóa chất với liều lượng cao.

Xét nghiệm Triple Test để làm gì?

Việc xét nghiệm Triple Test thường không chẩn đoán được chính xác tình trạng sức khỏe của bé mà chỉ cho biết nguy cơ mắc rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền ở thai nhi. Bên cạnh đó còn xem có cần phải thực hiện thêm những xét nghiệm chẩn đoán khác. Có 2 trường hợp bất thường ứng với nồng độ AFP tăng và giảm như sau:

Nếu nồng độ AFP tăng thì là dấu hiệu thai nhi mắc dị tật ống thần kinh với nguy cơ cao hay thiếu một phần não bộ. Thế nhưng thai phụ cũng cần phải xác định được tuổi thai chính xác với đa số trường hợp AFP tăng thường do xác định tuổi thai không chính xác.

Nồng độ AFP giảm đồng thời cùng với nồng độ HCG và estriol thì nguy cơ thai nhi mắc phải hội chứng Down hay hội chứng Edwards hay một số bất thường ở nhiễm sắc thể khác.

Nồng độ B – HCG

Nếu như nồng độ B-HCM lớn hơn 2,5 Mom và mức độ thấp của AFP dưới 0,4 Mom và UE3 nhỏ hơn 0,5 Mom trong máu của thai phụ thì có thể phát hiện được hội chứng Down với độ nhạy là 70% và dương tính giả là 5%. Theo đó mức độ nguy cơ với hội chứng Down thường được đánh giá lớn hơn 1: 250

Những mức độ thấp của 3 dấu ấn B – HCM dưới 0,4 Mom, AFP dưới 0,4 Mom và UE3 dưới 0,5 Mom thì sẽ chỉ ra một số nguy cơ với Trisomy 18 , đây là một bất thường nhiễm sắc thể thường gặp.

Nồng độ Estriol ( UE3)

Nồng độ Estriol là một steroid có nguồn gốc từ nhau thai, Trong huyết thanh của thai phụ thì nồng độ này được đo dưới dạng không kết hợp UE3.

Trong thai kỳ thì nồng độ Estriol tự do bình thường và toàn thân có thể tăng dần suốt thai kỳ. Trường hợp thai nhi mắc phải hội chứng Down thì nồng độ Ue3 sẽ giảm.

Thế nhưng để mang lại kết quả xét nghiệm chính xác về mức độ nguy cơ dị tật thai nhi thì thai phụ cần phải kết hợp kết quả xét nghiệm của 3 chất kể trên với nhiều yếu tố khác như tuổi thai phụ, chiều cao, cân năng, tiền sử bệnh lý của thai phụ hay những thói quen. Ngoài ra tình trạng đơn thai, đa thai hay tuổi thai ở thời điểm xét nghiệm và tiền sử sản khoa cũng làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.Trong trường hợp kết quả xét nghiệm Triple Test cho thấy nguy cơ dị tật thai nhi cao thì thai phụ cần phải được chỉ định thực hiện chính xác những thủ thuật xâm lấn như sinh thiết gai nhau hay chọc ối.

Cách đọc kết quả sàng lọc trước sinh Triple Test

Sự khác nhau giữa các giá trị B-HCM, AFP và UE3 được một phần mềm máy vi tính chuyên dụng tính toán.

Theo đó nó sẽ hiệu chỉnh độ tuổi của mẹ, tuổi thai và kết hợp cân nặng của mẹ và chủng tộc để đưa ra một đơn vị tính trung bình. Giá trị trung bình thường của các thông số này sẽ hiệu chỉnh bằng 1 Mom. Giá trị ngưỡng thấp hay cao của những thông số đó để đánh giá nguy cơ như sau: AFP <0,4 hoặc trên 2,5 mom, B- HCG nhỏ hơn 0,4 hoặc lớn hơn 2,5 mom và UE3 nhỏ hơn 0,5 mom.

Triple test cho biết điều gì

Mức độ cao của B – HCG  lớn hơn 2,5 mom và ở mức độ thấp AFP nhỏ hơn 0,4 mom và UE3 nhỏ hơn 0,5 mom trong máu mẹ có thể giúp phát hiện hội chứng down với độ nhạy 70% còn dương tính giả là 5%. Mức độ nguy cơ với hội chứng Down thường được đánh giá là trên 1:250.

Các mức độ thấp của ba dấu ấn là AFP nhỏ hơn 0,4 Mom , B-HCG fuowis 0,4 Mom và UE3 nhỏ hơn 0,5 Mom chỉ ra một số nguy cơ cao với trisomy 18, là một bất thường nhiễm sắc thể, có thể gây ra hội chứng Edward với độ nhạy là 60% và dương tính giả là 0,2%. Trong đó mức độ nguy cơ đối với hội chứng này thường được đáng giá với tỷ lệ trên 1:100.

Khi mà chỉ số tăng riêng mức độ AFP lớn hơn 2,5 Mom thì trẻ có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Triple test còn có khả năng phát hiện được 88% tật không não và 79% tật hở cột sống với dương tính giả 3%.

Trên đây là những thông tin về Triple test như thế nào? Tác dụng là gì? Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
phu-cap-doc-hai-nganh-y-te Quy định và cách tính phụ cấp độc hại ngành y tế mới nhất 2025 Tùy vào tính chất của mỗi công việc thì ngoài mức tiền lương được hưởng thì người lao động còn được hưởng một khoản phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ... nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp...
Xem thêm >>



0899 955 990