Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh lupus ban đỏ là gì? Những biểu hiện bệnh như thế nào?

Cập nhật: 13/03/2020 11:52 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn. Người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện và gây biến chứng lên khắp các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được can thiệp kịp thời thì bệnh có thể gây đe dọa đến tính mạng. Do vậy việc nắm về thông tin đầy đủ căn bệnh này giúp phát hiện sớm, điều trị kịp thời là việc làm rất cần thiết.

Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Bệnh lupus ban đỏ được chia thành 2 thể chính là lupus ban đỏ hệ thống và lupus ban đỏ dạng đĩa. Trong đó thì lupus ban đỏ hệ thống là bệnh thường gặp hơn trong số các bệnh tự miễn. Nguyên nhân gây bệnh lupus nói riêng và những bệnh tự miễn khác nói chung là do cơ thể đang gặp phải những sai lệch trong việc đáp ứng hệ miễn dịch, từ đó khiến cho hệ miễn dịch thống lại chính những cơ quan trong cơ thể.

Lupus ban đỏ có nguy hiểm không?

>>Xem thêm: Protein niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ hoàn toàn song những triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu như được điều trị kịp thời. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh lupus ban đỏ thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Cụ thể là nữ giới chiếm đến 90% số người mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ là gì?

Trong cơ thể thì hệ miễn dịch có vai trò tạo thành hàng rào phòng thủ, từ đó giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của những tác nhân lạ như virus, vi khuẩn…Thế nhưng trong cơ thể mỗi người bệnh mắc phải bệnh lupus ban đỏ hệ thống hay những bệnh lý có cơ chế tự miễn khác thì hệ miễn dịch bị mất đi khả năng phân biệt quen và lạ, qua đó nhầm tưởng chính những mô cơ thể là vật lạ để tạo ra phản ứng kháng thể chống lại các tế bào tại hầu hết các cơ quan.

Cho đến nay thì nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa được xác minh cụ thể. Một số giả thiết cho rằng, bệnh lupus ban đỏ hệ thống là hệ quả của sự tương tác qua lại giữa các yếu tố khác nhau. Trong đó thì những yếu tố dưới đây có vai trò nổi bật hơn cả như:

  • Yếu tố môi trường: Một số tác nhân nhiễm khuẩn, tiếp xúc với các hóa chất, ánh nắng mặt trời
  • Yếu tố di truyền: những người có tiền sử gia đình như chị em ruột bị mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì nguy cơ mắc bệnh này sẽ cao hơn gấp 20 lần so với những người bình thường.
  • Do yếu tố nội tiết: Nghiên cứu cho thấy bệnh lupus ban đỏ thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, cụ thể là từ 15 – 30 tuổi. Bên cạnh đó việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây ra triệu chứng giống như bệnh lupus nên dễ chẩn đoán nhầm. Không chỉ vậy thuốc tránh thai theo một số nghi nhận là có vai trò trong việc khởi động hoặc khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nhiều người thắc mắc bệnh lupus ban đỏ có lây không? Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, do hệ thống bảo vệ tự nhiên trong cơ thể tấn công các mô bình thường, khỏe mạnh của nó thay vì loại bỏ những yếu tố bên ngoài như virus và vi khuẩn. Do vậy mà bệnh không có tính chất lây lan.

Bệnh lupus ban đỏ có biểu hiện gì?

Những biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ khá đặc trưng, nó tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra những triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện đột ngột qua nhiều năm tháng như sau:

  • Biểu hiện trên da: Đây là dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ dễ nhận thấy nhất. Theo đó thì người bệnh xuất hiện các nốt hồng ban trên da có hình cánh bướm ở mặt, ngoài ra có thể xuất hiện tổn thương khác tại vùng cánh tay hoặc ổ. Những tổn thương này khá nhạy cảm với ánh nắng. Nếu bệnh tiến triển lâu dài thì sang thương cơ thể teo đi và được gọi là hồng ban dạng đĩa. Một số tổn thương khác có thể quá sản phì đại, xuất hiện bọng nước và bị rát xuất huyết.
  • Biểu hiện ở tim: Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đau tức ngực, khó thở giống như viêm cơ tim, màng tim. Với bệnh nhân bị nặng có thể gây suy tim.
Lupus ban đỏ biến chứng tim
  • Tổn thương khớp: Viêm khớp là triệu chứng dễ gặp nhất khiến cho người bệnh khó khăn trong việc đi lại và vận động
  • Tổn thương phổi: Tình trạng viêm màng phổi hay viêm phổi có thể dẫn đến suy hô hấp nghiêm trọng
  • Máu: Hầu hết bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu từ nhẹ đến nặng với biểu hiện môi tím tái, da xanh nhợt, hạn chế khả năng gắng sức. Các biện pháp xét nghiệm huyết đồ cho thấy giảm cả ba dòng tế bào máu như tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu.
  • Tổn thương thận: Viêm thận do lupus ban đỏ cũng thường gặp trong nhóm bệnh tự miễn. Bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng tiểu máu, tiểu đục, phù toàn thân, tăng huyết áp. Bệnh Lupus ban đỏ biến chứng thận nguy hiểm đến tính mạng rất cao.
  • Tổn thương thần kinh: Người bệnh sẽ có biểu hiện giảm tri giác, trí nhớ, rối loạn phương hướng. Thỉnh thoảng sẽ xuất hiện cơn đau đầu dữ dội, co giật toàn thân. Tình trạng này có thể nặng thêm nếu như người bệnh đang sử dụng Corticoid liều cao và kéo dài.

Trên đây cũng là những biến chứng nghiêm trọng của bệnh lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Trên thực tế thì người bệnh thường đến khám khi xuất hiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi, sút cân, rụng tóc, sốt nhẹ âm ỉ, đau các khớp nhỏ hay viêm loét miệng kéo dài….

Bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu?

Khi được chẩn đoán về tình trạng bệnh lupus ban đỏ thì đa số người bệnh cảm thấy rất lo lắng. Hầu hết ai cũng thắc mắc “ bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu?” Khi nghe về những biến chứng của bệnh lupus ban đỏ có thể thấy bệnh tự miễn này khá nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và đến tính mạng.

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có biện pháp điều trị được căn bệnh lupus ban đỏ này. Do vậy phụ thuộc vào tình trạng bệnh, giai đoạn phát hiện bệnh mà thời gian sống ở mỗi người sẽ khác nhau. Cụ thể nếu như được phát hiện sớm,  kiểm soát triệu chứng bệnh tốt theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh sẽ có cơ hội sống cao như những người bình thường. Thế nhưng thực tế thì không ít người đi khám khi bệnh trở nặng hơn, kéo theo những biến chứng bệnh rất khó được kiểm soát. Nhất là bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối thì cơ hội sống của người bệnh không cao, nguy cơ tử vong rất lớn.

Trên đây là những thông tin về bệnh lupus ban đỏ, nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khỏe tốt!

 

 

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990