Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ bị sốt phát ban có biểu hiện gì? Nên chữa như thế nào?

Cập nhật: 24/08/2019 10:27 | Người đăng: Lường Toán

Trẻ bị sốt phát ban là tình trạng không hiếm gặp. Bệnh tưởng chừng dễ điều trị nhưng nếu không chăm sóc đúng cách thì trẻ rất dễ bị nguy hiểm. Vậy cần làm gì khi trẻ sốt phát ban. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

Biểu hiện trẻ bị sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ, do một số loại virus gây nên như virus rubella, sởi hay virus đường ruột Echo gây nên. Khi mắc phải bệnh này, người bệnh thường có những dấu hiệu sau đây:

Trước phát ban: Trẻ có biểu hiện quấy khóc nhiều kèm theo sốt. Với mỗi nguyên nhân gây sốt phát ban khác nhau thì trẻ có những biểu hiện sốt khác như: sốt phát ban do virus Rubella thì trẻ có những dấu hiệu sốt nhẹ, có thể là không sốt.

Trẻ bị sốt phát ban nên làm gì?

Nhưng nếu trẻ bị sốt phát ban do sởi thì sẽ sốt cao kèm theo ho, mắt đỏ với nước mũi.

Tham khảo thêm:

Trong khi bị phát ban: Thời gian này trẻ có dấu hiệu hạ sốt nhưng những nốt mẩn đỏ bắt đầu xuất hiện kèm theo những biểu hiện như tiêu chảy. Những nốt đỏ bắt đầu lan từ mặt,cổ, ngực, vùng bụng và các chi với các bọng nước với số lượng ngày càng nhiều. Nếu trẻ được chăm sóc và điều trị đúng cách thì, các nốt phát ban sẽ dần biến mất sau từ 3 - 5 ngày.

Sau khi bị phát ban: Những nốt phát ban sẽ không có dấu hiệu gì để lại nếu như trẻ được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên với trường hợp nhiễm khuẩn có thể để lại vết thâm hay vết lở loét thành sẹo, và nhiều biến chứng khác như viêm phổi, viêm tai, đi ngoài, nghiêm trọng hơn là trẻ bị viêm não.

Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao?

Với những dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban kể trên thì bạn cần phải chăm sóc trẻ thật tốt. Thông thường bệnh có thể tự khỏi nếu được điều trị đúng cách. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn bớt lo lắng hơn.

Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì cho nhanh khỏi?

Một số loại thảo dược có tác dụng diệt khuẩn và rất tốt cho người bệnh bị sốt phát ban. Bố mẹ có thể sử dụng an toàn cho con bằng những cách dưới đây

  • Tắm nước lá chè xanh

Lá chè xanh chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa. Do vậy mà nó có tác dụng rất tốt trong việc giúp đầu óc tỉnh táo, giảm căng thẳng, dễ chịu.

Lá chè xanh rất tốt cho trẻ bị sốt phát ban

Với trẻ bị sốt phát ban, tắm lá chè xanh có tác dụng giảm nhiệt trên da, giúp trẻ dịu bớt những cơn khó chịu, ngứa rát đồng thời góp phần chữa lành vết thương. Bên cạnh đó, lá chè xanh có chứa vitamin B giúp loại bỏ những độc tố trên da của trẻ và mềm da.

Cách sử dụng: Bố mẹ nên chọn những lá chè xanh được trồng tự nhiên không dính thuốc để đảm bảo sự an toàn cho bé. Sau khi rửa sạch lá chè xanh, cho vào nồi nước đun sôi rồi hòa với nước ấm để tắm cho bé.

  • Tắm nước lá ngải cứu

Ngải cứu không chỉ là thực phẩm trong bữa cơm hàng ngày mà còn được nhiều người dùng để chữa bệnh. Trong đó, ngải cứu có chứa những hoạt chất rất tốt cho da trong những trường hợp người bệnh bị mắc các bệnh ngoài da như hăm ở trẻ nhỏ, ngứa phát ban, da mẩn ngứa, ghẻ lở...Trong đó tắm ngải cứu có tác dụng chữa lành và làm dịu những cơn đau ngứa, khó chịu và giảm viêm rất tốt. Bên cạnh đó, ngải cứu còn giúp người bệnh phòng tránh được những bệnh cảm cúm trong mùa lạnh và giúp cơ thể ấm áp hơn khi tắm.

Cách thực hiện: Bố mẹ hãy chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi rồi rửa sạch cho vào nồi đun nóng cùng với 2 lít nước lành. Sau khi sôi, mẹ hãy đun nhỏ lửa khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Sau đó hòa nước ngải cứu với nước lạnh để tạo thành nước ấm tắm cho bé. Bố mẹ nên thực hiện theo cách này mỗi ngày một lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Tắm nước lá kinh giới

Theo Đông y, lá kinh giới có vị cay, tính ấm nên thường được sử dụng để điều trị những căn bệnh như viêm da cơ địa, dị ứng da, phát ban, mề đay, ghẻ lở...Nhiều chứng minh cho thấy việc tắm lá kinh giới giúp làm giảm nhanh các triệu chứng phát ban, sưng phù, nổi mẩn ngứa do bệnh gây nên.

Cách thực hiện như sau: Bố mẹ hãy chuẩn bị khoảng 100 - 200 gram lá kinh giới rửa sạch rồi giã lấy nước cốt. Sau đó hòa nước cốt với 1,5 lít nước lọc rồi đun sôi. Sau đó hòa nước kinh giới đun sôi với nước lọc để tắm cho bé.

  • Tắm nước lá trầu không

Nhắc đến những loại lá tắm cho trẻ bị sốt phát ban thì không thể không nhắc đến lá trầu không. Lá trầu không có vị cay nồng, mùi hắc và tính ấm. Trong lá trầu không có chứa thành phần chính là Polyphenol và hàm lượng tinh dầu cao giúp sát khuẩn tốt và loại bỏ những loại vi khuẩn gây bệnh.

Lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn tốt

Cách thực hiện: Các mẹ hãy lấy khoảng 5 - 7 lá trầu không rồi rửa sạch đun với nước sôi khoảng 10 - 15 phút. Sau đó lấy nước lá tắm cho bé để loại bỏ được những loại vi khuẩn gây hại cho da.

Tắm nước lá khổ qua 

Cây khổ qua hay còn gọi là cây mướp đắng không chỉ được dùng làm những món ăn hàng ngày mà còn làm vị thuốc dân gian bởi nó có chứa những chất sinh học như cucurbitacin, momordicin và glycosides và các hợp chất terpenoid có tác dụng chống lại những loại Virus gây bệnh, đào thải độc tố tốt cho da.

Trẻ bị sốt phát ban nên ăn gì

Chế độ chăm sóc cho trẻ bị sốt phát ban không thể thiếu chế độ ăn uống hàng ngày giúp trẻ tăng cường sức khỏe, sức đề kháng để mau chóng khỏi bệnh. 

Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nhiều chất dinh dưỡng và dễ hấp thu vào cơ thể như cháo, súp, sữa… Bố mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để trẻ được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Bổ sung nước: Với những trẻ bị sốt kéo dài thì việc bổ sung nước là không thể thiếu. Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để trẻ không bị khô miệng và đắng miệng. Ngoài nước lọc thì bố mẹ có thể cho trẻ uống nhiều nước trái cây tươi để vừa được cung cấp nước vừa tăng cường Vitamin, khoáng chất cho trẻ để tăng cường sức đề kháng.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Trẻ bị sốt phát ban khi nào nên đi khám bác sĩ? Với nhiều dấu hiệu chủ quan, nhiều trẻ đã bị biến chứng nặng do chăm sóc cho trẻ không đúng cách. Thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM cho biết, nếu trẻ xuất hiện những biểu hiện dưới đây thì ngay lập tức nên đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời

  • Trẻ bị sốt cao trên 39 độ C.
  • Phát ban không thấy chuyển biến tốt sau 3 ngày.
  • Bé có hệ miễn dịch yếu.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mất nước do tiêu chảy.

Trên đây là những thông tin về trẻ bị sốt phát ban nên làm gì ? Hi vọng bài viết đã giúp ích cho các bố mẹ thêm nhiều kinh nghiệm cho trẻ khi gặp phải tình trạng này. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi bên dưới để được giải đáp nhé. 

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990