Sổ mũi là bệnh phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém. Vậy nguyên nhân trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi là gì? Cách chữa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp kiến thức về bệnh này.
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi là bị bệnh gì?
Tình trạng sổ mũi tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng cả đến với những người xung quanh.
Theo đó, không khí sau khi vào mũi sẽ được làm ấm, làm sạch và làm ẩm nhờ hệ thống niêm mạc mũi. Hệ thống này sẽ thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố như nấm mốc, vi khuẩn, khói bụi…Tất cả các yếu tố này sẽ được giữ lại bởi lớp nhầy trong mũi, hòa tan các chất kích thích. Trong đó các tế bào lông sẽ đưa xuống họng và loại bỏ. Tuy nhiên nó sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và khiến cho chất dịch được tiết ra nhiều hơn. Đây chính là lý do mà người bệnh bị sổ mũi. Đặc biệt là trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.
Tham khảo thêm:
- Suy giảm chức năng gan là gì? Biểu hiện của bệnh như thế nào?
- Tổng hợp những công dụng của quả kiwi với sức khỏe
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi do viêm mũi họng
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi thì rất có thể là do bị viêm mũi họng. Nguyên nhân là do tình trạng sổ mũi của trẻ không được vệ sinh đúng cách. Người lớn có thể xì mũi ra nhưng trẻ em khi chưa biết thực hiện động tác này khiến cho tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng nề hơn. Nếu như trẻ em phải tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm mà không có biện pháp bảo vệ đầy đủ thì trẻ rất dễ mắc phải bệnh này.
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi do viêm mũi mãn tính
Với những trẻ bị viêm mũi mãn tính sẽ dẫn đến tính trạng trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi. Nguyên nhân là do dị ứng gây nên, có thể khiến người bệnh bị sưng nề trong mũi, viêm họng, đau đầu, sổ mũi..Khi tình trạng này kéo dài thì là trẻ đang bị viêm mũi mãn tính
Trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi là do dị ứng thời tiết
Bé bị chảy nước mũi lâu ngày không khỏi thường gặp ở thời điểm giao mùa. Khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh hay chuyển từ lạnh sang nóng. Trẻ em có hệ miễn dịch kém nếu không được thích nghi kịp thời khiến cho đường hô hấp của trẻ bị nhiễm khuẩn.
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi do viêm mũi xuất tiết
Khi những dịch nhầy đặc không được loại ra ngoài cơ thể thì sẽ là môi trường sống thuận lợi có những vi khuẩn có hại sinh sôi. Nó sẽ tấn công xuống cổ họng khiến cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị sổ mũi lâu ngày không khỏi.
Trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi cần phải làm gì?
Với trẻ thường xuyên bị sổ mũi kéo dài mà không có biện pháp điều trị kịp thời và vệ sinh mũi họng sạch sẽ thì có thể khiến trẻ bị viêm mũi mãn tính. Nguy hiểm hơn là trẻ sẽ có nguy cơ biến chứng gây viêm tai giữa và một số bệnh lý khác. Bởi lẽ tai mũi họng của trẻ thông nhau. Một khi mũi bị tác tác nhân vi khuẩn gây bệnh thì các bộ phận mũi, họng cũng không thể tránh khỏi sự liên quan. Do vậy với trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi thì cần phải làm gì?
- Nhỏ mũi thường xuyên cho trẻ bằng nước muối sinh lý, có thành phần natri, nước muối biển hoặc Cottu F. Đặc biệt là trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi.
- Với bé 2 tuổi bị sổ mũi lâu ngày không khỏi thì hãy hướng dẫn cho trẻ cách rửa tay chân thường xuyên mỗi khi trẻ chơi hoặc nghịch bẩn trước khi ăn và ngủ.
- Hãy tạo thói quen cho trẻ uống thật nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả để tăng sức đề kháng.
- Nên cho trẻ bị sổ mũi kéo dài ăn nhiều sữa chua và váng sữa. Nên dùng mỗi ngày một loại là thích hợp và tốt cho sức khỏe của bé.
- Sử dụng thuốc: Thuốc dùng cho trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi cần phải tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ. Bạn nên tham khảo thật kỹ cách dùng và liều dùng và đặc biệt lưu ý khi dùng cho trẻ sơ sinh.
- Những biểu hiện trẻ bị viêm mũi lâu ngày kèm theo sốt thì dùng thêm thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp trẻ bị sốt cao trên 39 độ C thì cần phải đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng tránh trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi
- Nên cho trẻ sơ sinh bú nhiều, trẻ lớn uống nhiều nước hoa quả để tăng cường sức khỏe. Mặc quần áo ấm khi thời tiết giao mùa lạnh và có biện pháp bảo vệ cơ thể tránh ô nhiễm, khói bụi.
- Tạo không gian thoáng đãng, chế độ ăn uống nhiều vitamin, khoáng chất tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Khi thấy trẻ có biểu hiện chảy nước mũi, bố mẹ hãy rửa mũi cho con bằng nước muối và sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ để phòng ngừa tình trạng này kéo dài dẫn đến mãn tính.
- Nếu tình trạng sổ mũi kèm theo ho thì mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp dân gian như hấp cách thủy mật ong + chanh/ quất cho trẻ uống hoặc dùng các loại siro điều trị ho, cảm.
Những thông tin về trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi được thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc khi trẻ bị viêm mũi. Những bài viết về sức khỏe sẽ liên tục được cập nhật trong chuyên mục tiếp theo. Các bạn nhớ theo dõi nhé.