Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ bị ngã sưng đầu cần phải làm gì?

Cập nhật: 16/06/2019 17:06 | Người đăng: Lường Toán

Trẻ bị ngã sưng đầu có một vài biểu hiện từ nặng đến nhẹ như sưng bầm cho đến mức bị chảy máu ở tai, đầu và có vết sưng to. Trong trường hợp trẻ bị sưng nhẹ thì bố mẹ có thể yên tâm về tình trạng của con. Tuy nhiên khi bị ngã nặng thì bố mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Trẻ bị ngã sưng đầu là hiện tượng khá phổ biến, nhất là với những trẻ đang tập đi. Nhưng những tổn thương đó thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn vẫn cần có chế độ chăm sóc bé hợp lý và cần xử lý gấp với những trường hợp trẻ bị nặng

Cần làm gì khi trẻ bị ngã sưng đầu

Tham khảo thêm:

Mối lo ngại lớn nhất khi trẻ bị ngã sưng đầu đó chính là khiến cho não bộ tổn thương, chấn động não và chảy máu. Khối xuất huyết và tình trạng phù nề sẽ gây nên tình trạng chèn ép não, đây chính là những dấu hiệu của chấn thương sọ não.

Cần làm gì khi trẻ bị ngã sưng đầu?

Sau khi trẻ bị ngã thì tại vị trí đầu va chạm sẽ nổi lên những cục bướu rất to. Bố mẹ hãy ngay lập tức chườm lạnh vùng tổn thương này trong vòng 20 phút, cách 5 phút chườm đá một lần. Bạn hãy kiên trì thực hiện cho đến khi cục bướu này nhỏ đi. Sau khi lành lại, cục bướu có thể sẽ để lại tổ chức vôi hóa bằng hạt đậu dưới da. Bạn hãy tiếp tục chườm lạnh để giảm bớt được tình trạng này.

Khi bé tỉnh lại có thể nói năng và chơi đùa bình thường được thì bố mẹ chỉ cần theo dõi tình trạng của con.

Mẹo làm giảm biểu hiện sưng bướu, vết bầm tím khi trẻ bị ngã sưng đầu

Dùng nước muối sệt

Để tránh những vết thương ngoài da bị nhiễm trùng, bố mẹ hãy lấy một ít muối để pha thành dung dịch sệt rồi rửa và ray nhẹ nhàng vùng da trẻ bị tổn thương khi bị ngã. Dung dịch này vừa để sát khuẩn vừa làm giảm các vết sưng phồng và vết thâm tím nhanh chóng.

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là cách giúp làm giảm những vết bầm tím và sưng phồng hiệu quả. Bố mẹ hãy lấy một vài viên đá nhỏ bọc khăn xô rồi chườm trực tiếp lên những vết tím, sưng rồi day đi day lại nhiều lần. Chườm đá còn là cách giúp làm dịu cơn đau của bé hiệu quả, đồng thời kích thích các mạch máu bị tổn thương để co bóp lại, giảm sưng tím hiệu quả.

Chườm ấm

Những vết tím xuất hiện sau khi trẻ bị ngã sưng đầu là do máu khó lưu thông hay gọi là hiện tượng đông máu bên trong. Do vậy bố mẹ hãy sử dụng một chiếc khăn ấm chườm lên vết thương để giúp làm giảm các vết bầm tím, xoa bóp nhẹ nhàng để máu được lưu thông, tan cục máu bầm.

Nha đam và ngò tây

Đây là hai loại kháng sinh cực tốt bổ sung Vitamin và giúp vết thương mau lành hơn. Điều đó sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng viêm. Bố mẹ hãy xay nhuyễn ngò tây và nha đam rồi bôi hỗn hợp này lên những vết bầm tím ngày 3 lần để làm giảm nhanh những vết máu bầm và giảm đau hiệu quả.

Lăn trứng gà luộc còn nóng

Đây chính là cách không còn mấy xa lạ trong phương pháp dân gian giúp làm tan nhanh vết bầm. Các mẹ sau khi luộc trứng xong hãy vớt ra rồi để bớt nóng lăn lên vùng vết thương của bé. Nhiệt của trứng cao sẽ tạo nên áp suất để hút vào lòng đỏ quả trứng. Kiên trì thực hiện biện pháp này cho đến khi vết sưng bầm tan biến.

Nghệ tươi và phèn chua

Trẻ bị ngã sưng đầu cần phải chườm đá

Nghệ tươi có tác dụng rất tốt cho kháng khuẩn. Ngoài việc giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm cho trẻ còn giúp làm giảm các triệu chứng bầm tím khi trẻ bị ngã. Cách này rất đơn giản: Hãy giã nát nghệ với phèn chua rồi đắp lên vùng da bị tổn thương.

Cà phê

Tuy cách này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý khi trẻ bị ngã sưng đầu bằng cà phê. Bố mẹ hãy dùng bột cà phê để đắp lên vùng da bị thâm tím rồi dùng băng gạc quấn lại để trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Lưu ý cần tránh đắp cà phê vào mắt rất nguy hiểm cho con.

Khi nào trẻ bị ngã sưng đầu cần đưa đi gặp bác sĩ?

Trẻ bị té sưng đầu cần đưa gấp đi gặp bác sĩ khi có những biểu hiện nghi ngờ chấn thương sọ não ở dưới đây:

Rối loạn thị giác

Trẻ sau khi bị ngã vẫn có thể tỉnh táo nhưng một khoảng thời gian sau, trẻ có những biểu hiện bất thường như lơ mơ, kích động, mắt lờ đờ không nhận ra người thân trong nhà, không làm theo yêu cầu của bạn…

Bất tỉnh

Trẻ bị ngã sưng đầu và bất tỉnh dù chỉ trong vài giây thì rất có thể gây nên khối máu tụ do lực va đập mạnh. Nếu trẻ khóc thét sau khi ngã thì bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm là con mình vẫn còn tỉnh táo.

Đi loạng choạng, mất thăng bằng

Nếu sau khi ngã trẻ bị mất thăng bằng và ngã xuống thì cần phải đưa trẻ đi khám các bác sĩ ngay. Còn trường hợp trẻ kêu bị chóng mặt thì hoàn toàn bình thường, bố mẹ chỉ cần theo dõi thêm những biểu hiện chơi đùa của con.

Nôn mửa

Nhiều trẻ sau khi bị ngã nhẹ có biểu hiện chóng mặt thì rất dễ buồn nôn 1,2 lần thì đây là bình thường. Nhưng nếu như trẻ nôn nhiều trong vòng vài giờ đầu thì cần phải đưa trẻ đi thăm khám gấp. Ngoài ra bố mẹ hãy cho trẻ ăn uống những loại thực phẩm lỏng như bú mẹ hoặc cháo, súp để giúp để ăn dễ dàng và hấp thụ nhanh.

Ngoài những biểu hiện nguy hiểm trên thì khi gặp những biểu hiện dưới đây, bạn cùng cần đưa trẻ đi gặp các bác sĩ:

  • Trẻ quấy khóc nhiều, không thể dỗ được.
  • Trẻ bị đau đầu liên tục và không thể dỗ.
  • Yếu liệt chân tay
  • Máu chảy nhiều, có thể từ lỗ mũi hoặc tai.

Những thông tin bài viết thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM vừa chia sẻ trên đây nhằm giúp các bạn tìm hiểu cách xử lý khi trẻ bị ngã sưng đầu. Nếu bạn có băn khoăn hay thắc mắc nào cần giải đáp thì hãy để lại comment bên dưới nhé. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh!

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990